Guidebook

Những lễ hội mùa xuân Tây Bắc đậm đà bản sắc văn hóa vùng cao

Thứ ba, 07/01/2025, 10:15 GMT+7

Du lịch Tây Bắc vào mùa xuân là dịp để du khách hòa mình vào những lễ hội mùa xuân Tây Bắc, tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.

test

Khám phá những lễ hội mùa xuân ở Tây Bắc


1. Lễ hội Lồng Tồng


Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội mùa xuân Tây Bắc nổi tiếng, còn được gọi là lễ xuống đồng. Đây là lễ hội của dân tộc Tày, Dao, Nùng diễn ra vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Du khách đi du lịch Lào Cai đầu xuân sẽ có dịp tham gia lễ hội này, khám phá về nét văn hóa truyền thống của người Dao, người Tày.
 

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội mùa xuân Tây Bắc của dân tộc TàyVào ngày mùng 8 tháng Giêng, người Tày tổ chức lễ hội Lồng Tồng với nhiều hoạt động đặc sắc. Ảnh: @smiletravelhn


Lễ hội Lồng Tồng gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức rước đất, rước nước, cày đồng, lễ cúng,… Còn phần hội với nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian được tổ chức rất vui, thu hút đông đảo người dân địa phương và cả du khách thập phương cùng tham gia. 
 

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội mùa xuân Tây Bắc với nhiều nghi thức quan trọngLễ hội Lồng Tồng được tổ chức long trọng với nhiều nghi thức truyền thống. Ảnh: @smiletravelhn


Với người dân địa phương, lễ hội này được tổ chức nhằm cầu mong một năm mới với mùa màng bội thu, cầu mưa thuận gió hòa để cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu văn hóa và quảng bá những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Tây Bắc. Với người Tày, Dao, Nùng, đây là lễ hội gắn liền với đời sống nông nghiệp, gửi gắm những mong ước tốt đẹp. 
 

>>Xem thêm: Những trải nghiệm du lịch ở Tây Bắc nhất định bạn phải ‘nếm’ thử một lần trong đời


2. Lễ hội Hoa Ban 


Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Tây Bắc vào mùa xuân, hãy chờ đến tháng hai âm lịch để có cơ hội ngắm mùa hoa ban tuyệt đẹp và tham gia lễ hội Hoa Ban. Lễ hội này còn được biết đến với tên gọi lễ hội Xên Mường, là lễ hội truyền thống của người Thái, tổ chức vào mùng 5 tháng 2 âm lịch hàng năm.
 

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội mùa xuân Tây Bắc hấp dẫn du kháchMùa xuân là thời điểm hoa ban nở rộ khắp đất trời Tây Bắc. Ảnh: @vieteratours.com.vn


Tháng 2 âm lịch là thời điểm tiết trời trở nên ấm hơn, cũng là lúc hoa bán khoe sắc khắp núi rừng Tây Bắc. Người Thái quan niệm rằng hoa ban là loài hoa biểu tượng của tình yêu, lòng biết ơn và lòng hiếu thảo. Ngày nay, lễ hội Hoa Ban tổ chức ở nhiều địa phương như Mộc Châu, Điện Biên,… với nhiều hoạt động hấp dẫn.
 

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội mùa xuân Tây Bắc mà bạn không thể bỏ lỡHoa ban biểu tượng cho tình yêu, lòng hiếu thảo, lòng biết ơn. Ảnh: @intowild.travel


Lễ hội Hoa Ban đã có từ lâu, được duy trì qua nhiều thế hệ. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến các vị thần, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Cũng như nhiều lễ hội mùa xuân Tây Bắc khác, lễ hội Hoa Ban gồm phần lễ với các nghi thức long trọng và phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn. 
 

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội mùa xuân Tây Bắc với nhiều hoạt động nổi bậtĐây là lễ hội có ý nghĩa đặc biệt với đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: @du.lich.muon.noi


Có dịp lên Tây Bắc đúng vào lễ hội này, bạn sẽ được cùng với các chàng trai, cô gái bản tham gia nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn nghệ thuật, hái hoa, trình diễn điệu múa Thẩm Lé, thổi khèn,… Đặc biệt trong lễ hội này, các chàng trai còn thi nhau trèo lên cây hoa ban cao nhất để hái hoa xuống tặng cô gái mình thích. 


3. Lễ hội Gầu Tào


Lễ hội Gầu Tào cũng là lễ hội mùa xuân Tây Bắc đặc sắc, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, lễ hội Gầu Tào được tổ chức để cầu con cái, cầu mong cho một năm mới may mắn, cuộc sống ấm no. 
 

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội mùa xuân Tây Bắc thu hút nhiều người tham giaLễ hội này được tổ chức để cầu may mắn, bình an. Ảnh: @dung_jin_


Tùy địa phương mà lễ hội Gầu Tào sẽ tổ chức vào các ngày khác nhau. Tuy nhiên theo truyền thống, lễ hội này sẽ diễn ra vào ngày mùng 2 – 4 Tết Âm lịch. Một số nơi, người Mông sẽ chọn tổ chức vào ngày Thìn để cầu mong cho năm mới mùa màng tốt tươi, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. 
 

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội mùa xuân Tây Bắc tổ chức ở các khu vực đất đai rộng rãiRất đông người dân và du khách tham gia lễ hội Gầu Tào. Ảnh: @yenngoc87


Địa điểm tổ chức lễ hội Gầu Tào thường là những nơi có đất đai bằng phẳng, không gian rộng lớn để có nhiều người tham gia. Đa phần người Mông sẽ tổ chức lễ hội trên quả đồi, vừa thoải mái cho các hoạt động phần hội, vừa đảm bảo không gian đủ lớn để không chỉ dân bản địa mà du khách cũng có thể tham gia. 
 

>>Xem thêm: Gợi ý tour du lịch miền Bắc khuyến mãi


4. Lễ hội cầu an bản Mường


Lễ hội cầu an bản Mường cũng là một lễ hội mùa xuân Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người dân bản địa. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn những vị thần đã có công trong việc khai thiên lập địa. Người dân làm lễ hội cầu an trước là để cầu mong cuộc sống bình an, hạnh phúc, sau là để cảm tạ thần linh. 
 

Lễ hội cầu an Bản Mường là lễ hội mùa xuân Tây Bắc cực kỳ đặc biệtLễ hội cầu an Bản Mường có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín người của người dân vùng cao. Ảnh: Báo Dân Tộc 


Trong phần lễ này, người dân có tục giết từ 1 – 4 con trâu để tế thần. Mâm cúng có 3 mâm, gồm thịt trâu, rượu và gạo. Từ sáng sớm, người dân trong các bản làng sẽ thức dậy để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ các vật cúng tế để dâng lên các vị thần. Sau khi kết thúc các nghi thức tế lễ sẽ đến phần hội với nhiều hoạt động văn nghệ đa dạng, tưng bừng khắp cả núi rừng. 
 

Lễ hội cầu an Bản Mường là lễ hội mùa xuân Tây Bắc với những hoạt động sôi nổiCác hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức quy mô trong lễ hội này. Ảnh: Internet 


Mỗi lễ hội mùa xuân Tây Bắc gắn liền với một tập tục riêng trong văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Điểm chung của các lễ hội này chính là diễn ra vào mùa xuân, được tổ chức long trọng với hai phần chính là lễ và hội. Có dịp đến Tây Bắc vào đầu năm mới, du khách sẽ có dịp tham gia các lễ hội này để hiểu hơn về nét đẹp của văn hóa vùng cao. 
 

Trà Văn (tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)