Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Tìm hiểu lễ hội Nghinh Ông miền Tây - nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người miền biển

Thứ hai, 27/03/2023, 08:07 GMT+7

Lễ hội Nghinh Ông miền Tây phổ biến ở nhiều địa phương có biển như Sông Đốc Cà Mau, Đông Hải Bạc Liêu, Bình Thắng (Bình Đại) Bến Tre, Phú Quốc (Kiên Giang). Đây là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống cần được bảo tồn và trân trọng.

test

Lễ hội Nghinh Ông là sự kiện tín ngưỡng độc đáo tại Việt Nam, thường tổ chức tại các địa phương ven biển như Cần Giờ, Phan Thiết Mũi Né, Vũng Tàu, Tây Nam Bộ... Du khách mọi miền đất nước, nếu một lần được trải nghiệm lễ hội này, chắc chắn sẽ khó quên và tự hào vì ông cha ta đã gìn giữ được những bản sắc văn hoá đẹp và ý nghĩa.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - những trải nghiệm độc đáoDu lịch miền Tây đúng mùa lễ hội bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo. Ảnh: Phú Quốc trip
 

Giới thiệu về lễ hội Nghinh Ông miền Tây

Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều lễ hội qua từng mùa, từng tháng trong năm. Hầu như mỗi địa phương đều có những lễ hội đặc trưng. Là quốc gia có đường bờ biển dài với nhiều tỉnh giáp biển nên lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trang trọng. Lễ hội dân gian mang màu sắc tín ngưỡng gắn với cá Ông (cá voi chuyên giúp đỡ, hộ tống tàu bè đưa vào chỗ an toàn mỗi khi có mưa bão) có ở rất nhiều địa phương như Cần Giờ, Phan Thiết Mũi Né, Vũng Tà và đặc biệt là một số vùng giáp biển thuộc khu vực Tây Nam bộ như Bến Tre, Vàm Láng, Bạc Liêu, Phú Quốc,...

 

 lễ hội Nghinh Ông miền Tây - truyền thống đánh bắt hải sảnNgười dân Tây Nam bộ có truyền thống đánh bắt hải sản và gắn bó với biển từ thủa sơ khai. Ảnh: vntrip

 

Dù các địa phương có ngày tổ chức riêng nhưng hầu hết đều mang ý nghĩa giống nhau là cầu mong sự che chở của thiên nhiên, mong ước những chuyến đi biển bình an, được mùa tôm cá. Hôm nay hãy cùng Luhanhvietnam tìm hiểu về Lễ hội đặc biệt này trong chuyến du lịch xuôi về miền Tây bạn nhé.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây -- Cà MauCà Mau có vùng biển rộng lớn. Ảnh: traveloka

Lễ hội Nghinh Ông được đánh giá là lễ hội dân gian lớn bậc nhất ở miền Tây. Lễ hội này có nguồn gốc từ rất lâu và được lưu truyền gìn giữ qua bao thế hệ qua hàng trăm năm. Đây cũng chính là dịp lý tưởng để du khách gần xa tìm hiểu về nét đẹp văn hoá, tín ngưỡng của ngư dân miền biển các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre.

 

Ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông miền Tây

Theo lời kể của các cụ cao niên ở địa phương có biển và truyền kỳ trong dân gian thì “cá Ông” là từ để bày tỏ lòng tôn kính về linh vật hết sức linh thiêng là cá voi. Ngư dân xem cá voi là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển, nhất là những khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn. Người ta tôn kính gọi cá là “Ngài” vì đã có nhiều lần "ngài" hiện lên giữa trời mưa bão và hộ tống tàu bè đưa vào nơi an toàn.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Mỹ Long Trà VinhLễ hội Nghinh Ông ở Mỹ Long Trà Vinh. Ảnh: dulichtravinh

Chính vì vậy mà mỗi khi Cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ luôn được ngư dân thương tiếc và tổ chức an táng rồi xây lăng thờ cúng thật trang trọng. Không chỉ vậy, hàng năm, người dân địa phương còn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tôn vinh cá Ông và qua đó cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi thuận lợi, đánh bắt được mùa, quốc thái dân an.

 

Lễ hội Nghinh Ông miền Tây diễn ra vào thời gian nào?

Tùy từng địa phương mà thơi gian diễn ra lễ hội khác nhau:

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc Cà Mau) tổ chức trong ba ngày: 14, 15, 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội Lăng Ông Đông Hải Bạc Liêu ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu, tổ chức sau đó khoảng 1 tháng, tức mùng 8 – 10/3 Âm lịch hàng năm.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Lăng Ông Nam Hải Sông ĐốcLăng Ông Nam Hải Sông Đốc được trang hoàng lỗng lẫy. Ảnh: thamhiemmekong

 

Lễ hội Nghinh Ông ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thì diễn ra vào thời gian từ ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch. Ở Bến Tre, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại kéo dài từ ngày 15 - 17 tháng 6 âm lịch.

Nếu có dịp du lịch miền Tây bạn sẽ nhận thấy những lễ hội Nghinh Ông ở đây thường được tổ chức với quy mô lớn, mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian nên đã được xếp vào danh sách những lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Lễ hội lớn ở miền TâyLễ hội lớn ở miền Tây. Ảnh: báo Cần Thơ

 

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - lễ hội Nghinh Ông tiêu biểu ở miền Tây

Tương truyền, nguồn gốc của lễ hội Nghinh Ông bắt nguồn từ sự việc xảy ra ở cửa biến Sông Đốc diễn ra vào năm 1925. Tại cửa biển Sông Đốc, bà con ngư dân hay tin cá Ông lụy (mất) ở Vàm Xáng nên họp bàn và quyết định xây cất miếu rồi thỉnh xương cốt Ông về thờ. Sau này, các cụ đã tìm ra địa thế thuận lợi để xây lăng cá Ông theo kiểu đình, miếu cổ xưa. Qua thời gian, trải qua nhiều lần di dời và tôn tạo, hiện tại lăng tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Sự kiện thu hútSự kiện thu hút nhiều du khách tham gia. Ảnh: G.B

 

Nếu có dịp du lịch Cà Mau, bạn nhớ ghé thăm lăng Ông Nam Hải - di tích tín ngưỡng mang đậm dấu ấn dân gian, cũng là nơi đang trưng thờ các bộ xương cốt cá Ông trôi dạt vào bờ vào các năm 1951, 1953, 1963,... nhé. Cá Ông đã được vua Gia Long năm thứ tư sắc phong là Đại Càn Nam Hải Thượng Đẳng thần, dân gian thường gọi ông với tên gọi kính ngưỡng là Nam Hải Đại Tướng Quân. Vào tháng 3 năm 2013, di tích Lăng Ông Nam Hải đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật, trao bằng bảo trợ.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Nét đẹp văn hóa Nét đẹp văn hóa truyền thống. Ảnh: dulichmientay

 

Lễ hội Nghinh Ông miền Tây ở thị trấn Sông Đốc, tỉnh Cà Mau diễn ra trong 2 ngày 14 – 15.2 (Âm lịch) hằng năm. Ý nghĩa chính nhằm tôn vinh loài cá voi (còn gọi là cá Ông hay Nam Hải đại tướng quân). Người dân địa phương tổ chức lễ hội hoành tráng với lòng biến ơn tôn kính mẹ thiên nhiên, cá Ông hay giúp người đi biển gạp nạn và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, đánh bắt được mùa.

 

Nhiều tàu cá tham gia - Nhiều tàu cá tham giaNhiều tàu cá tham gia lễ hội Nghinh Ông cầu mong những chuyến đi biển bình an. Ảnh: dulichmientay

 

Vào ngày diễn ra lễ hội, khu vực lăng và xung quanh được trang hoàng lộng lẫy và đẹp mắt với rất nhiều cờ phướn. Đúng 11 giờ ngày lễ chính, lễ rước Ông được khởi hành tại lăng Ông. Từ đây đoàn sẽ diễu hành quanh thị trấn Sông Đốc với tiếng trống, tiếng kèn rộn ràng của đội nhạc lễ. Tất cả góp phần tạo nên không khí lễ hội náo nhiệt.

Phần lễ diễn ra rất trang nghiêm với chính lễ bắt đầu từ 13 giờ ngày rằm. Đầu tiên, vị chánh lễ cùng Ban Trị sự Lăng Ông tiến hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống vô cùng trang trọng với các màn chánh lễ đọc văn tế, lễ bái của học trò lễ, hội bà, hội ông. Sau đó người ta thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), lúc này các học trò lễ khiêng và theo hầu. Dẫn đầu đoàn trong lễ Nghinh Ông là lân, trống, tiếp theo sau có Long Đình, chánh chủ, chánh vạn, đại biểu các chức sắc, học trò lễ, đội cung nữ cùng phi tần và bà con. Tất cả sẽ diễu hành từ Lăng Ông qua thị trấn Sông Đốc đến bến cảng rồi cùng nhau lên tàu ra biển Nghinh Ông. Đây là khoảnh khắc đặc trưng và độc đáo nhất của lễ hội. Vì vậy thu hút rất đông dân chúng hai bên đườn cùng hò reo cổ vũ.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - ghe, thuyền đều trang tríVào ngày lễ, tất cả các ghe, thuyền đều trang trí rực rỡ. Ảnh: mia.vn

 

Ở phần tiếp theo của lễ Nghinh Ông, những đoàn tàu chạy ra biển theo hướng Hòn Chuối. Đặc biệt có một quy tắc chung là nếu trên đường diễu hành ra biển mà gặp trường hợp Ông phun nước (tục gọi là Ông dội) thì đoàn tàu phải quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn sẽ tiếp tục ra khơi và tiếp theo chủ lễ sẽ vái đọc lời nguyện cầu bình an. Đến đoạn còn cách đất liền một, hai hải lý, chủ lễ hội sẽ làm lễ “xin keo” (mang ý nghĩa là gặp “Ông” và rước “Ông” về tàu quay về, đồng thời mang theo những lọ nước biển trong lành. Hành động này mang ý nghĩa mang keo về Lăng Ông thờ cúng.

Tuy mỗi tỉnh miền Tây có thời gian tổ chức Lễ hội Nghinh Ông khác nhau nhưng hầu hết đều có quy mô lớn bao gồm đầy đủ phần lễ và phần hội với tất cả sự tôn kính và biết ơn dành cho cá Ông (đại diện cho mẹ thiên nhiên nâng đỡ người ngư dân sống nhờ biển), mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, cầu mong cho những người ngư dân vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai khi đang lênh đênh đánh bắt hải sản trên biển, mong được nhiều tôm, cá,xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.. Vào những ngày diễn ra lễ hội, hàng trăm ghe tàu đủ mọi kích cỡ, không phân biệt công suất, kiểu trang trí cùng nổ máy thành đoàn ghe ra biển đã tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc và sống động vô cùng.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Đoàn diễu hành Đoàn diễu hành Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau. Ảnh: thamhiemmekong

 

Đi du lịch Phú Quốc, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau vào những ngày có lễ hội Nghinh Ông miền Tây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng những đoàn ghe đánh cá nối đuôi nhau tấp nập với màu sắc rực rỡ giữa vùng cửa biển rộng lớn. Đặc biệt, nhiều du khách rất thích thú khi ngắm tàu thủy lực (còn gọi là những cụm tàu chính gồm 3 chiếc kết lại thành đoàn vì chúng nổi bật, to lớn và đẹp hơn cả. Cụm tàu này có nhiệm vụ chở Ban tổ chức, ban trị sự, các vị chức sắc, học trò lễ,...

Nếu có dịp check in Đất Mũi Cà Mau và đến Sông Đốc đúng ngày diễn ra Lễ hội, bạn hãy tham gia vào đòan người lên những chiếc tàu chạy ra biển tham gia Nghinh Ông, sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt của đoàn người và hơn nữa, thấy được lòng hiếu khách và nhiệt thành của người miền Tây. Dù lạ hay quen, bạn cũng đều được chủ tàu mời ăn uống miễn phí đấy nhé. Khách du lịch Cà Mau lúc này sẽ tha hồ ngắm biển cả bao la với hàng hàng lớp lớp đoàn tàu mang cờ hoa rực rỡ, tha hồ ngắm từng đợt sóng vỗ về mạn thuyền và nhất là nhớ tập trung nghe các vạn chài kể về truyền thuyết Cá Ông cứu người trên biển như thế nào nhé. Hòa cùng không gian tấp nhập, náo nhiệt đó chính là tiếng trống múa lân, tiếng máy nổ vang cả một khu vực và không thể thiếu tiếng hò reo của những người dân hai bên bờ sông, tạo một không khí tưng bừng, rộn rã đậm chất riêng của ngư dân vùng ven biển.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến TreLễ hội Nghinh Ông Nam Hải Bến Tre. Ảnh: mia.vn

 

Trong suốt 2-3 ngày diễn ra lễ hội, người dân ven biển các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang cũng tạm gác lại mọi công việc để cùng tụ tập về khu vực lễ hôi nhằm tỏ lòng biết ơn đối với cá Ông, cầu mong mọi sự tốt đẹp và đồng thời cùng ngồi lại với nhau trao đổi công việc rồi vui chơi, ăn uống cùng nhau.

 

 

Có thể nó rằng lễ hội Nghinh Ông (Nam Hải) đã trở thành một nét văn hóa truyền thống lâu đời của bà con vùng biển các tỉnh miền Tây, đồng thời sự kiện văn hóa, tôn giáo mang đậm tín ngưỡng dân gian này cũng thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương từ mọi miền đất nước đến tham dự mỗi năm.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Lễ hội Nghinh Ông ở Phú QuốcLễ hội Nghinh Ông ở Phú Quốc. Ảnh: Phú Quốc Xanh

 

Lễ hội Nghinh Ông cũng phản ánh ước mơ tốt đẹp của cư dân miền biển Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung là mong muốn bắt được nhiều cá tôm, được “ăn nên làm ra”, thuận buồm xuôi gió và bày tỏ tấm lòng biết ơn Tổ nghiệp, mẹ thiên nhiên.

 

lễ hội Nghinh Ông miền Tây - Đoàn tàu tham gia Nghinh ÔngĐoàn tàu tham gia Nghinh Ông. Ảnh: vntrip

 

Miền Tây không chỉ có những vườn trái cây Cái Mơn, cồn Thới Sơn, rừng Tràm Trà Sư với khung cảnh dễ làm say đắm lòng mà còn có những bãi biển đẹp và thơ cùng lễ hội Nghinh Ông ý nghĩa mà độc đáo, lưu giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền. Nếu đang lên kế hoạch tham quan miền Tây, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia sự kiện đặc biệt của những người dân miền biển Tây Nam Bộ nhé. Để có chuyến đi hấp dẫn không lo bon chen khách sạn hay giá máy bay, tàu xe tăng cao du khách hãy đặt tour miền Tây trọn gói ngay từ bây giờ. Du khách có thể tham khảo thông tin các tour du lịch trọn gói tại luhanhvietnam.com để được tư vấn miễn phí.


Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)