Ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu là ba điểm đến vô cùng thú vị. Không những vậy, ba cột mốc cũng mang ý nghĩa tinh thần to lớn với những ai đam mê check in, du lịch miền sông nước.
Nếu là người yêu thích du lịch miền Tây, fan cuồng của các địa điểm du lịch Bến Tre, An Giang, Long An, Bạc Liêu hay Cà Mau,... bạn sẽ không xa lạ gì với dòng sông Cửu Long trước khi đổ ra biến Đông đã kịp nuôi dưỡi nên vùng đồng bằng rộng lớn thẳng cánh cò bay với sản lượng lúa gạo, cá tôm thủy sản lớn bậc nhất cả nước được mệnh danh là miền đất chín rồng.
Về mặt địa lý và địa chất thì sông Cửu Long thực chất là tên gọi khác của sông Mê Kông. Dòng sông này khi chảy đến thủ đô Phnôm Pênh thuộc địa phận của Campuchia thì gặp một phụ lưu khác là sông Tonlé Sap chảy từ hồ Tonlé Sap chảy xuống. Và điều thú vị của dòng sông đa quốc tịch này là ngay sau đó sông lại tách ra một nhánh là sông Bassac rồi cả hai sông Mê Kông và Bassac cùng chảy theo hướng Bắc - Nam để vào lãnh thổ Việt Nam ta. Khi dòng sông chính Mê Kông này hướng vào đến Việt Nam được người dân bao đời nay gọi là sông Tiền còn nhánh Bassac thì mang một cái tên mới để sánh đôi với sông Tiền, chính là sông Hậu.
Sông Tiền là còn sông có tổng chiều dài chính thức hơn 234 km. Ở riêng lãnh thổ Việt Nam, sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và qua các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi cuối cùng đổ ra Biển Đông.
Cụ thể hơn, nếu có dịp du lịch An Giang, check in xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, bạn sẽ được trông thấy cội nguồn của ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu, nơi dòng sông đi vào lãnh thổ Việt Nam. Từ đây, con sông này sẽ đi dọc theo ranh giới giữa hai huyện Tân Châu và Hồng Ngự (Đồng Tháp) rồi đi vào địa phận huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). Hướng sông tiếp tục hướng về phía tả (trái) và chảy dọc theo ranh giới giữa các huyện Thanh Bình - Thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), còn bên phái hữu (bên phải) sẽ là huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Nếu tiếp tục dõi theo hành trình của dòng sông này, du khác sẽ có chuyến khám phá vùng đất có các địa đểm du lịch Đồng Tháp.
Chỉ cần đi dọc theo ranh giới tự nhiên giữa các huyện Lấp Vò, Thành phố Sa Đéc, Châu Thành bên hữu với thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh bên tả bạn sẽ hình dung được hướng đi tiếp theo của nhánh sông Tiền. Ngoài ra, một thông tin thú vị khác là con sông này cũng giữ vị trí ranh giới tự nhiên giữa huyện Châu Thành thuộc tỉnh Đồng Tháp) và huyện Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang. Và ngày sau đó sông chảy tiếp đến khu vực giáp ranh giữa thành phố Vĩnh Long và Tiền Giang. Để rồi cũng chính ở đây nó được tách làm ba nhánh sông lớn là Cổ Chiên, Hàm Luông và sông Mỹ Tho.
Sông Cổ Chiên chảy dọc ở địa phận giữa tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, một trong những điểm tạo thành ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu, rồi mới đổ ra biển ở 2 cửa: cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.
Sông Hàm Luông chảy trọn vẹn trong tỉnh Bến Tre cho đến khi đổ ra biển bằng cửa Hàm Luông. Đây cũng là điểm ngăn cách tự nhiên cho hai huyện ven biển của Bến Tre là huyện Thạnh Phú và Ba Tri.
Sông Mỹ Tho là nhánh cuối cùng của sông Tiền, chảy qua ranh giới tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang và cuối cùng đổ ra biển bởi ba cửa: cửa Tiểu (huyện Gò Công), cửa Đại (nằm giữa hai huyện Bình Đại và Gò Công) và cuối cùng là cửa Ba Lai (nằm giữa hai huyện Ba Tri và Bình Đại). Nếu dư dả thời gian bạn có thể dành riêng cho mình chuyến tham quan biển Tân Thành Tiền Giang hay biển Ba Tri, biển Bình Đại Bến Tre đều khá thú vị đấy.
Có "tiền" thì không thể thiếu "hậu". Sông Hậu với người dân Tây Nam Bộ bao đời nay chính là dòng sông hiền hoà nuôi dưỡng nên bao thế hệ. Cũng là một trong hai dòng của Mê Kông, bên cạnh sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam và đi qua các địa phận chính như thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang rồi trải dài đến TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh, để cuối cùng là đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc (hiện không còn vì đã bị bồi đắp theo tự nhiên) và Trần Đề với tổng chiều dài lên đến 230 km.
>>Xem thêm: Chùm tour Miền Tây giá tốt |
Bằng cách đi men dần lên thượng nguồn khu vực sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở các điểm thuộc địa phận tỉnh An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục ba cột mốc biên giới thú vị này trong ngày. Nói cách khác, đây chính là hành trình hấp dẫn đối với những ai yêu thích du lịch miền Tây vì khi chinh phục con đường nơi đầu nguồn những con sông này từ sáng sớm, xuất phát từ Hồng Ngự thì bạn hoàn toàn có thể đến lần lượt 1, 2, 3 cột mốc trong ngày sau đó về lại thành phố Châu Đốc (An Giang) nghỉ ngơi và thăm thú các địa điểm du lịch Châu Đốc nổi tiếng đấy.
Hành trình cụ thể như sau: Bắt đầu xuất phát từ trung tâm huyện Hồng Ngự và ngay tại đây, du khách đừng quên check in ở tượng đài cá tra và tới nhà bè Song Ngư nằm ở đường Lý Thường Kiệt, phường An Thạnh để tha hồ thưởng thức các loại lẩu cá trứ danh với view sông cực chill lộng gió nhé. Sau khi đã check in Hồng Ngự, bạn hãy đi theo đường tỉnh 841 khoảng 25 km đến khi tới được cột mốc 240, thuộc cửa khẩu Thường Phước. Đoạn đường này khá dài, lại còn có đoạn cuối tương đối khó đi nên nhớ cẩn thận nhé. Cột mốc 240 nằm ngay bên đường, sát với điểm thông thương giữa cửa khẩu Thường Phước và cửa khẩu quốc tế Kaoh Roka, thuộc tỉnh Prây Veng, nước bạn Campuchia.
Đứng ở mốc 240 nghĩa là bạn đã được check in điểm đầu tiên trong ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu. Tuy nhiên, tại đây du khách không thể quan sát được khu vực đầu nguồn sông Cửu Long chảy trên đất Việt. Bạn cần phải di chuyển đến điểm tiếp theo là mốc 241, nằm song song với mốc 240, ở phía bên kia bờ An Giang. Để đi sang đó, du khách cần khởi hành từ bến đò Thường Phước nằm gần đó khoảng chừng 2 km, lên phà rồi sang địa phận tỉnh An Giang. Khi này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu vực đầu nguồn sông Tiền - nơi dòng chính của sông mẹ Mê Kông đổ vào Việt Nam. Cảnh tượng buôn bán, sinh hoạt ở điểm này khá nhộn nhịp, với các con tàu chở cát (sà lan) và những chiếc cần cẩu khai thác cát hoạt động tấp nập ngày đêm.
Trên hành trình check in cột mốc nằm ở địa phận An Giang, bạn hãy sắp xếp thời gian dừng chân lâu một chút ở Châu Đốc, chụp ảnh lưu niệm ở tượng đài cá basa, ngắm kênh Vĩnh Tế ghi dấu công lao của bậc tiền nhân đã có công khai phá và gầy dựng nên bao công trình công phu cho đời sau và sau đó thưởng thức những đặc sản trứ danh của vùng Bảy Núi như cơm bò, bò bảy món núi Sam, lẩu kiến vàng,...
Nếu đến đây đúng dịp giữa năm, cụ thể là vào khoảng thời gian từ ngày 22/5 đến 3/6, bạn có thể tham dự Lễ Vía Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Còn nếu check in vùng đất này vào khoảng đầu tháng 10 thì du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào lễ Sene Dolta kết hợp đua bò Bảy Núi diễn ra ở An Giang nữa đấy.
Nằm cách điểm dừng cuối của cột mốc thứ hai được đánh số 241 chỉ chừng 1 km chính là bến đò Vĩnh Xương. Một lưu ý nhỏ là để vào được khu vực cột mốc, cần có giấy giới thiệu hoặc bạn phải được biên phòng cấp phép. Còn nếu chưa có giấy và chưa kịp chuẩn bị gì thì bạn cần đến khai báo ở Đồn biên phòng Vĩnh Xương (cách bến đò khoảng 2 km). Ngay sau đó du khách sẽ được các anh bộ đội biên phòng dẫn vào khu vực cột mốc. Quãng đường đi bộ đến đây chỉ chừng 100m. Khu vực check in độc đáo và ý nghĩa này còn được trang trínhư một công viên nhỏ, có nhiều cây xanh, bờ kè lộng gió rất chắn chắn. Thậm chí vào những ngày đẹp trời, khi bạn đứng từ đây có thể quan sát được cả hầu hết khu vực đầu nguồn sông Tiền trên đất Việt.
Sau khi đã check in được hai cột mốc đầu sông Tiền, tiếp theo, du khách sẽ tiếp tục di chuyển tới nơi đầu nguồn sông Hậu. Hành trình này sẽ dành cho bạn hai lựa chọn. Một là bạn chọn cách đi vòng qua thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hai là cách đi men theo đường xã nằm dọc theo con kênh Nhánh Đông. Tùy vào lịch trình và kế hoạch du lịch An Giang, check in ba cột mốc mà bạn hãy chọn cách di chuyển phù hợp nhất trong 2 cách nhé. Có một lưu ý nhỏ là cách di chuyển theo cung đường hướng qua thành phố Châu Đốc là cách đi chính, và vì vậy mà đường xá cũng to, rộng và đẹp - dễ đi hơn. Còn nếu thích trải nghiệm cung đường lạ, mới mẻ, thì bạn có thể di theo hướng còn lại, ngắn hơn, nhưng túc trắc hơn. Hành trình cho tiết như sau: bắt đầu đi từ mốc 241, sau đó bạn hỏi đường hoặc dùng Google Maps tìm đường đến trạm biên phòng Phú Hữu. từ đây, du khách tìm bến đò ngang qua sông nằm cách đó chừng khoảng 50 m. Cuối cùng, bạn chỉ cần đi sang Trạm biên phòng Đồng Đức, đi thêm 7,5 km đến cột mốc biên giới 246. Đây chính là cột mốc cuối cùng trong ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền - sông Hậu.
Cột mốc cuối cùng này có vị trí khá thú vị vì tọa lạc sát ngay bên chợ Long Bình, thuộc thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nằm ở giữa một khu đất rộng, sở hữu cảnh quan hiền hòa nới đây có vẻ như một sân chơi của trẻ em hay khu vực cho người dân thường đứng hóng mát. Điểm đặc biệt hơn là khi đứng từ địa điểm này, du khách sẽ quan sát được cận cảnh nơi ngã ba sông Ba Thắc - Bình Di - những nhánh cấu thành nên nhánh sông Hậu chảy đến.
Trên đây là những thông tin và hành trình check in ba cột mốc đầu nguồn ở sông Tiền - sông Hậu, nơi dòng sông Mê Kông chảy vào đất Việt. Nếu yêu thích du lịch miền Tây và đam mê chek in các cột mốc ấn tượng, bạn hãy nhanh chân làm ngay một chuyến xuôi về Đồng Tháp - An Giang và lần lượt ghé thăm, chụp những bức ảnh thật đẹp, thường thức trọn vẹn đặc sản An Giang, món ngon Đồng Tháp nhé. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và khó quên.
Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn
Ảnh: Internet