Guidebook

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ và những điểm bán ngon nức tiếng

Thứ hai, 10/06/2024, 08:50 GMT+7

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ đã trở thành món ăn truyền thống khó bỏ qua cùng với phong tục ăn bánh ú, cơm rượu nếp hay dùng trái cây để "giết sâu bọ" trong ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.

test

Tìm hiểu về chiếc bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ


Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi bánh bá trạng?

Ở Việt Nam và một số quốc gia khác ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì Tết Đoan Ngọ là dịp lễ quan trọng. Với mỗi nước, ngày này mang một ý nghĩa riêng với những phong tục khác nhau. Tại nước ta, vào mùng 5/5 âm lịch, mọi người thường dùng những món ăn truyền thống như rượu nếp, quả mận, quả vải, bánh tro,... và đặc biệt là bánh bá trạng để "giết sâu bọ".
 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Tết Đoan NgọTết Đoan Ngọ ăn bánh Bá Trạng. Ảnh: Tinh Hoa

Thật vậy, mỗi khi cận kề ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm là các lò bánh bá trạng lớn lại bắt đầu đỏ lửa. Không chỉ ở các điểm kinh doanh lớn mà nhiều gia đình, cả nhà cũng ngồi quây quần bên nhau xuyên đêm để nấu và gói ra những chiếc bánh thơm ngon. Không phổ biến bằng các món quen thuộc như cơm nếp, mận, cơm rượu, bánh trôi hay bánh xèo, bánh bá trạng gây tò mò cho nhiều người ngày từ tên gọi nếu chưa từng thử qua. 

Khi tìm hiểu về Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam qua phong tục của người Kinh và người Hoa thì bánh bá trạng xuất phát từ cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng chính là bánh ú. Có lẽ vì vậy, người ta còn gọi đây là bánh ú nhân mặn. Nhìn từ bên ngoài, bạn dễ dàng nhận thấy bánh có hình dáng giống như bánh ú, nhưng kích thước bánh bá trạng lại to hơn. Hơn thế nữa, từ nhân bánh đến cách chế biến cũng khác biệt.
 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - có nhiều loại nhânBánh bá trạng có nhiều loại nhân khác nhau. Ảnh: Storm

Khi dạo quanh các khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn, nhất là khu Chợ Lớn vào những ngày cận Tết Đoan Ngọ, bạn sẽ nhận thấy sự đa dạng của các loại bánh bá trạng với đủ loại từ Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu... Nếu bánh của người Triều Châu có hình chóp đứng thì bánh Quảng Đông hình gối dài, bánh của người Phúc Kiến có hình dáng truyền thống nhưng khác biệt về màu sắc - mang màu nâu từ ngũ vị hương.

 

Nguyên liệu làm nên chiếc bánh bá trạng chuẩn vị

Để tạo nên một chiếc bánh bá trạng thơm ngon mà không gây ngấy và đặc biệt vẫn giữ được hương vị truyền thống, đòi hỏi có sự kết hợp hài hòa từ các công đoạn và quan trọng bậc nhất là khâu tuyển chọn nguyên liệu. Vào trước Tết khoảng 2-3 ngày, các cô các chị nội trợ khéo tay sẽ đi chợ và tìm mua hoặc dặn trước gạo nếp (tuyển chọn từng hạt căng tròn), thịt heo, tôm khô, đậu xanh, hạt sen, nấm đông cô và lòng đỏ trứng muối hay trứng bắc thảo. Cũng như quá trình làm nên nồi bánh chưng hay bánh tét Trà Cuôn ngon, công đoạn tốn thời gian nhất của bánh bá trạng tết Đoan Ngọ cũng là ngâm gạo - đậu xanh qua đêm và không chỉ đơn giản là ngâm với nước mà phải có các vị thảo dược cho vỏ bánh thành phẩm được ngấm và mềm, thơm đậm đà sao cho khi ăn, thực khách cảm nhận được vị bùi của đậu quyện cùng được vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược. 

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Nguyên liệu nấu bánhNguyên liệu nấu bánh. Ảnh: Andy Trần (Trần Bảo Ân)

Ngoài ra, phần thịt làm nhân bánh cũng phải được tẩm ướp kĩ càng trước khi gói. Nhân của chiếc bánh bá trạng cũng có yêu cầu riêng nhưng không cứng nhắc ở số lượng thành phần mà gồm rất nhiều thứ tùy theo sở thích của từng nhà. Có thể thêm vào hoặc bớt ra các vị tôm, khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo, trứng bắc thảo. Thậm chí nhiều nơi còn cho thêm sò điệp, bào ngư vào để tăng thêm hương vị sang trọng cho món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ. Các nguyên liệu làm nhân bánh sẽ được tẩm ướp và sơ chế cho thật vừa miệng người ăn trước khi gói. 

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Bánh có hình gối dàiBánh có hình gối dài hoặc vuông gần giống bánh chưng. Ảnh: Hương Trà

Lá gói bánh bá trạng thường là lá dong hay lá tre vì chúng giúp giữ lại mùi vị nguyên bản của các loại thịt, tôm, gạo nếp và giữ được hình dáng truyền thống cho món ăn. Vì là món ăn mang đặc trưng ẩm thực Hoa nên mỗi nơi có bí quyết chế biến và tẩm ướp riêng. Tất cả làm nên mùi vị bánh riêng biệt như một công thức gia truyền vậy. Bánh khi gói xong sẽ được mang đi luộc trong 6 - 8 tiếng để đảm bảo chín đều và mềm, sau đó vớt ra và treo lên cho ráo nước. 
 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Kí ức tuổi thơKí ức tuổi thơ của nhiều người vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Tạp chí du lịch

Phong tục cúng bánh bá trạng vào Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày Mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm và thường được gọi là Tết giết sâu bọ. Dân gian quan niệm đây là ngày Trái Đất gần với Mặt Trời nhất, nên dương khí cao nhất trong năm. Vì vậy ăn gì trong Tết Đoan Ngọ để diệt trừ sâu bọ và những mầm mống bệnh tật rất quan trọng.

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Bánh cổ truyềnBánh cổ truyền của người Hoa. Ảnh: Beemart

Theo đó, người Việt không thể thiếu bánh ú nước tro, các loại trái cây nhiệt đới như vải, nhãn, cơm rượu, rượu nếp trong ngày mùng 5 tháng 5 thì người Hoa cũng không thể thiếu bánh bá trạng. Các gia đình sẽ cúng bánh bá trạng, đem biếu cho người thân, bạn bè như một thức quà đặc biệt trong dịp "Tết giữa năm". Đây là truyền thống lâu đời được người Hoa hết sức coi trọng và giữ gìn. Ngoài bánh bá trạng, còn có bánh ú tro, cơm rượu, hoặc một số nơi có thêm heo quay, gà luộc, trái cây trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ.

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Món ăn đặc trưngMón ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Hương Trà

Sau khi cúng xong, bánh bá trạng truyền thống sẽ được ăn với đường hoặc ăn không. Những chiếc bánh dẻo thơm mùi gạo nếp và thoảng nhẹ hương thuốc bắc, nhân bánh béo bùi, mặn ngọt vừa phải sẽ khiến bạn say mê ngay từ lần đầu tiên thưởng thức luôn đấy. Tết Đoan Ngọ này, dừng quên mua về thử nhé.

 

Địa điểm mua bánh Bá Trạng Tết Đoan Ngọ thơm ngon và uy tín


1. Bánh Bá Trạng Cô Phượng 

Địa chỉ: 56C/67 đường Lạc Long Quân - chợ Phùng Hưng, Phường 3, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá tham khảo: khoảng 580k/1 cặp tùy loại. 
Số điện thoại: 0906.318.674
Giờ mở cửa: 6:00 - 23:00

Tiệm bánh nằm ở quận 11, chuyên bán bánh bá trạng và được nhận xét là ngon nhất nhì ẩm thực Sài Gòn với những chiếc to, phần nhân đầy đặn gồm thịt heo, tôm khô, trứng muối, hạt sen,... Có thể nói, khi chọn thương hiệu Bánh bá trạng cô Phượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng món ăn nhé! Nơi này có rất nhiều loại nhân bánh khác nhau và đặc biệt có cả bào ngư, sò điệp Nhật, gà quay, heo quay... với nhiều mức giá khác nhau. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể chọn cho mình loại thích hợp nhất.

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Bánh bá trạng cô PhượngBánh bá trạng cô Phượng. Ảnh: FB Bánh bá trạng cô Phượng Chợ Phùng Hưng


2. Bánh Bá Trạng Đại Phát

Địa chỉ: 738 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh 
Giá tham khảo: nằm ở khoảng 25.000 VNĐ/cái
Số điện thoại: 0918.679.222
Giờ mở cửa: 7:00 - 22:00
Website: daiphatfood.com.vn

Đại Phát là một tiệm bánh lâu đời và khá quen thuộc với người Sài Gòn. Ngoài bánh ngọt thì hằng năm đến ngày Tết Đoan Ngọ, nơi đây thường bày bán bánh bá trạng với hương vị truyền thống và thành phần cơ bản nên khá dễ ăn, vừa miệng, vừa khẩu phần với nhiều thực khách. Đặc biệt, Đại Phát có bánh bá trạng chay nữa đấy. 

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Cận cảnh chiếc bánhCận cảnh chiếc bánh bá trạng. Ảnh: Hương Trà

 

3. Bánh Bá Trạng Như Lan

Địa chỉ: 
- Chi nhánh 1: 
Số 365 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 (đối diện chợ Tân Định và bệnh viện Q1) 
Điện thoại: (08) 38292590 hoặc (08)0903172787

- Chi nhánh 2: 
Như Lan 50 Hàm Nghi, Quận 1 (đối diện tòa nhà Bitexco) 
Điện thoại: (08) 38292970

- Chi nhánh 3: 
Như Lan 68 Hàm Nghi, Quận 1 kế bên chợ cũ (đối diện Ngân hàng công thương Việt Nam)
ĐT: (08)38292590 - (08)38292970 
Giá tham khảo: nằm ở khoảng 35.000 VNĐ/cái
Giờ mở cửa: 4:00 - 23:00
Email: banhminhulan365@gmail.com.vn

Tiệm bánh Như Lan với tuổi đời hơn 55 năm cũng là địa chỉ bán bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ uy tín. Những chiếc bánh ở đây nhận được đánh giá tốt về chất lượng và có giá cả phải chăng. Ngoài bánh bá trạng, Như Lan còn bán bánh ú tro, cơm rượu,... vào Tết Đoan Ngọ.

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Có nhiều điểm bánCó nhiều điểm bán bánh ngon. Ảnh: Cooky.vn
 
>>Xem thêm: Tìm hiểu về ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

 

4. Bánh Bá Trạng cô Lý Vỹ Cầm - Lão Tử

Địa chỉ: 52 Lão Tử, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 
Giá tham khảo: nằm ở khoảng 70.000 VNĐ/cái
Số điện thoại: (028) 39.509.904

Chủ lò bánh tọa lạc tại số 52B Lão Tử – cô Lý Vỹ Cầm là người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề gói, bán bánh bá trạng. Đặc biệt là phần nếp và đậu ở đây là loại hạt to và được ngâm bằng các vị thảo dược qua đêm nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị mặn của thuốc bắc quyện cùng mùi thơm của thảo dược tạo nên hương vị dễ chịu. Nhân bánh cũng khá đầy đặn với tôm khô, nấm, lạp xưởng, hạt sen, trứng vịt muối, vài miếng thịt heo hoặc thịt vịt. Tất cả được ướp ngũ vị hương và xử lý khéo léo sao cho vừa ăn, không mặn, không nhạt nên ăn vào rất cuốn mà không bị ngán.

 

Bánh bá trạng Tết Đoan Ngọ - Bánh khổng lồBánh khổng lồ 100k/cái. Ảnh: Phạm Dũng

Những chiếc bánh bá trạng mang hương vị thơm ngon sẽ là lựa chọn ăn Tết Đoan ngọ lý tưởng cho dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch sắp tới đây. Lưu nhanh những địa điểm bán bánh bá trạng thơm ngon và tìm mua để thưởng thức cùng người thân, bạn bè vào dịp lễ nửa năm đặc biệt này, bạn nhé.


Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)