Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Ninh Thuận

Mục sở thị 3 lễ hội siêu nổi tiếng của tỉnh Ninh Thuận

Thứ ba, 23/07/2019, 22:39 GMT+7

Liệu bạn đã biết, có những Lễ hội ở Ninh Thuận nào nổi tiếng và hấp dẫn? Cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá 3 lễ hội sau, đi du lịch vào dịp này thì vui phải biết!

test

3 Lễ hội ở Ninh Thuận nhất định phải ghé thăm

 

Lễ hội là một phần của văn hóa địa phương. Góp phần quảng bá về xứ sở Ninh Thuận, các lễ hội ở Ninh Thuận này cũng chính là biểu tượng đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận. 

 

le-hoi-o-ninh-thuan-2223 lễ hội đặc sắc ở Ninh Thuận

1. Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận

 

Lễ hội Nho và Vang - Ninh Thuận với nhiều chương trình lễ hội phong phú, đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân trong tỉnh và quảng bá hình ảnh quê hương, con người vùng đất Ninh Thuận đến với du khách quốc tế và đồng bào cả nước.

 

le-hoi-o-ninh-thuan-111Nho là biểu tượng đặc trưng của Ninh Thuận

Đặc biệt hơn, Lễ hội ở Ninh Thuận này còn đưa thương hiệu Nho và Vang Ninh Thuận đến gần hơn với bạn bè khắp nơi trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

 

le-hoi-o-ninh-thuan-11Lễ hội Nho và Vang là một lễ hội lớn ở Ninh Thuận

Lễ hội Nho và Vang thường diễn ra trong khoảng 7 ngày với một chuỗi sự kiện, tổ chức tại nhiều điểm đến hấp dẫn của Ninh Thuận như: công viên biển Bình Sơn, tháp Po Klong Garai, làng nghề dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc, cồn cát Mũi Dinh, làng nho Thái An - Phước Thuận - Xuân Hải, vịnh Vỹ Hy, trang trại nho rượu Mỹ Sơn...

 

le-hoi-o-ninh-thuan-1111Lễ hội Nho chính là cách tôn vinh nét đẹp này của người Ninh Thuận

 

Tour du lịch hái nho Ninh Thuận nổi tiếng

 

Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận được tổ chức từ năm 2014 nhằm mang lại một sản phẩm du lịch độc đáo, vừa tôn vinh cây nho Ninh Thuận, tạo dựng cơ hội giao thương đồng thời nêu bật khát vọng vượt khó của người dân vùng nắng gió.

 

2. Lễ Cầu Đảo (của người Chăm)

 

  • Thời gian: 18/5 âm lịch, hoặc vào các dịp hạn hán đe dọa
  • Địa điểm: Tháp Poklông Garai và Pôrôme tỉnh Ninh Thuận
  • Đối tượng suy tôn: Thần Nông
  • Đặc điểm: Thầy cúng và người dân địa phương lên tháp lễ thần nông để cầu mưa, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ vật dâng cúng tế thần có con trâu trắng.   

 

le-hoi-o-ninh-thuan-22Lễ hội Cầu Đảo của người Chăm

Lễ Cầu đảo là một trong những lễ chính nằm trong hệ thống lễ hội ở các đền tháp Chăm trong tỉnh; lễ diễn ra ở 03 đền, tháp gồm: Po Inư Nưgar, Po Klaung Garai và Po Rame vào tháng 4 Chăm lịch. Đây là thời điểm nắng nóng, khô hạn nên người Chăm tổ chức lễ nhằm để cầu mưa, cho mùa màng tươi tốt, con người, vật nuôi khỏe mạnh; đồng thời, nhắc nhở, giáo dục người dân trong việc đắp đập, nạo vét kênh mương hàng năm để dẫn nước về đồng ruộng cho sản xuất nông nghiệp.  

 

le-hoi-o-ninh-thuan-2Lễ hội cầu mưa cho mùa màng

Lễ Cầu đảo gồm có các nghi lễ: Tẩy uế, đốt Thần lửa, cúng Thần ở đền tháp, đắp đập ở bờ sông. Trong đó, nghi lễ và chủ đề chính là Lễ đốt thần lửa, đây là sự tái tạo và thu nhỏ của các lễ nghi cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ thần lửa, thần Mặt trời, thần Nông, thần Thủy lợi… của cư dân nông nghiệp làm lúa nước. 

Đi du lịch Ninh Thuận nhất định phải tham gia và tìm hiểu về lễ hội độc đáo này bạn nhé!

 

3. Lễ hội Katê

 

  • Thời gian: Ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 - 5/10 dương lịch) 
  • Địa điểm: đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận. 
  • Đối tượng tôn vinh: các vị Nam thần: Pô Klông Garai, Pô Rôme. 
  • Đặc điểm: theo nghi lễ của dân tộc Chăm.

 

le-hoi-o-ninh-thuan-33Lễ hội Kate - Tết của người Chăm

Lễ hội Katê được xem là tết đoàn tụ của người Chăm. Đến với lễ hội KaTê, chúng ta sẽ thấy được sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa Chăm hội nhập cùng văn hóa Đông nam Á. Người tham dự có dịp chiêm ngưỡng không chỉ những đền tháp cổ kính  mà còn hiểu thêm về phong tục tập quán cũng như được thưởng thức một nền ca – múa – nhạc dân gian giàu bản sắc.

 

le-hoi-o-ninh-thuan-3Cầu xin sức khỏe, mùa màng cho người dân

Về lại với các làng để xem người Chăm chuẩn bị đón Katê, vật cúng tế cũng như việc quét dọn đền thờ, nhà làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi… luôn được người dân phân công nhau và hoàn tất từ trước đó. Vào sáng ngày hội, họ làm lễ cúng Katê ở Nhà Làng để cầu mong thần phù hộ cho sức khoẻ, mùa màng tươi tốt… Mỗi làng có một Thần riêng, cũng tương tự như làng của người Việt thờ thần Thành Hoàng vậy. 

Bạn đã nắm được các Lễ hội ở Ninh Thuận cực lớn rồi chứ? Các lễ hội này thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, đồng thời cũng là cách để chính quyền Ninh Thuận phát triển nền du lịch địa phương.

 

Linh Tu (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)