Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bình Phước

Những lễ hội truyền thống ở Bình Phước độc đáo và đặc sắc nhất

Thứ ba, 23/06/2020, 05:33 GMT+7

Những lễ hội truyền thống ở Bình Phước không chỉ là dịp lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa, mà còn là cơ hội để tham gia nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn của người dân nơi đây.

test

Những lễ hội truyền thống ở Bình Phước nổi tiếng

Lễ hội cầu mưa, lễ hội mừng lúa mới của người Mông, lễ hội vía Bà Rá Phước Long… là những lễ hội ở Bình Phước thu hút du khách vãn cảnh và trẩy hội


Lễ hội cầu mưa ở ấp Tà Kuông

Lễ hội cầu mưa được tổ chức vào ngày 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại làng ấp Tà Kuông, xã Tân Khai thu hút đông đảo đồng bào dân tộc  S’tiêng tham gia. Đây là lễ hội truyền thống của người dân S’tiêng cầu mong cho một năm mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt và đầy đủ hơn năm cũ. Sau khi cả làng thống nhất chọn giờ tốt sẽ cử ra một người uy tín và lớn tuổi tổ chức lễ cúng.  Khi lễ hội cầu mưa của người S’tiêng được kết thúc, toàn bộ người dân trong làng sẽ tiến hành đốt lửa trại, đánh cồng chiêng, nhảy sạp và tổ chức ăn uống linh đình. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn như đi cà kheo, đá bóng, nhảy bao bố, giao lưu đá bóng… Lễ hội cầu mưa ấp Tà Kuông còn là dịp để người dân nơi đây có cơ hội giao lưu, đoàn kết và gắn bó nhau hơn. 


llễ hội truyền thống ở Bình PhướcLễ hội cầu mưa ở ấp Tà Kuông

 

Lễ hội vía Bà Rá Phước Long 

Nhắc tới những lễ hội truyền thống ở Bình Phước phải kể tới lễ vía Bà Rá Phước Long được tổ chức trong vòng 3 ngày, từ mùng 1 tới mùng 3/3 Âm lịch. Lễ hội được tổ chức với nghi thức chính là Giỗ Bà, cúng tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh thuộc xã Phước Long. Bên cạnh phần lễ, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, giải trí như hầu đồng, múa lân, hát chầu văn, múa mâm ngũ quả…  Đến với lễ hội vía Bà Rá du khách có thể dâng kính lễ thể hiện tín ngưỡng, cầu may mắn và bình an. Miếu Bà Rá là nơi thờ chúa xứ nương nương, các vị anh hùng liệt sĩ và người có công khai hoang nơi đây. Vào năm 2015 miếu Bà Rá được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh, được người dân bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. 


lễ hội truyền thống ở Bình PhướcLễ hội vía Bà Rá Phước Long 

 

Tết mừng lúa mới của người M’nông 

Thêm một lễ hội truyền thống ở Bình Phước đó là lễ mừng lúa mới còn được gọi là lễ cơm mới được tổ chức vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 Âm lịch tại vùng Tây Nguyên và Bình Phước. Đây là ngày Tết lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với người dân đồng bào M’nông thu hút du khách tham quan khi du lịch Bình Phước.Trước khi diễn ra lễ hội người M’nông chuẩn bị gieo lúa cho kịp chín vào đúng ngày hội, buổi lễ được tổ chức tại rẫy với mâm cơm được bày ra để cúng giàng, sau đó mỗi người lấy một nắm mang về nhà. Khách được mời tới nhà ăn uống và chúc những lời tốt lành tới gia chủ một năm mùa màng bội thu. Vụ lúa thu hoạch gồm ba phần: Dùng để ăn, mua sắm và dành cho trâu bò cùng những vật nuôi có công làm ra hạt lúa.


lễ hội truyền thống ở Bình PhướcTết mừng lúa mới của người M’nông 

 

Lễ tết Chôl Chnăm Thmây

Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây còn được gọi là lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi được tổ chức từ ngày 13 tới ngày 15/3 Âm lịch tại xã Lộc Khánh, Lộc Hưng được xem là ngày Tết lớn nhất của người Khmer. Đối với người dân Khmer, lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây vào đúng thời điểm giao mùa mưa và nắng, cây cối tươi tốt đâm chồi nảy lộc khởi đầu thuận lợi cho một năm. Lễ hội nổi tiếng ở Bình Phước này được tổ chức gồm 3 nghi lễ chọn giờ tốt mang theo lễ vào chùa, làm cơm cúng sư sãi trong chùa và lễ tắm Phật. Vào ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, người dân Khmer thường làm bánh tét và các loại trái cây cúng để cầu may mắn cho một năm và cuộc sống được hạnh phúc. 


lễ hội truyền thống ở Bình PhướcLễ tết Chôl Chnăm Thmây

 

Hội chọi trâu Hớn Quản

Hội chọi trâu truyền thống tại huyện Hớn Quản được tổ chức vào ngày 18/8 Âm lịch hàng năm, lễ hội có ý nghĩa bảo tồn và phát huy nét độc đáo văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống ở Bình Phước này còn tái hiện lại hình ảnh con trâu gắn liền với cuộc sống nông nghiệp của người dân. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để tuyên truyền và quảng bá về du lịch Bình Phước, điều khác biệt của lễ hội chọi trâu Hớn Quản đó là không có lễ hiến sinh kể cả trâu có thắng hay thua được tiếp tục nhân giống cho mùa lễ năm sau.


lễ hội truyền thống ở Bình PhướcHội chọi trâu Hớn Quản

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ KHUYẾN MÃI

 

Lễ hội đâm trâu mừng lúa mới của người S'Tiêng 

Cùng với lễ hội cầu mưa, người dân S’Tiêng tổ chức lễ hội đâm trâu mừng lúa mới vào tháng 10-12 Âm lịch sau khi kết thúc mùa màng. Lễ hội có ý nghĩa đậm chất sử thi của đồng bào người dân tộc phía Nam Trường Sơn gắn liền với tục quay đầu trâu của người dân S’Tiêng. Khi con trâu bị đâm chết, người dân sẽ dùng đầu trâu cho vào mâm để biếu khách, còn phần thịt trâu để chế biến thành những món ăn. Ngoài ra, buổi lễ còn có những món ăn đặc sản Bình Phước như cháo bồi, cơm lam, đọt mây nướng, rượu cần hay canh thụt để đãi khách. 


lễ hội truyền thống ở Bình PhướcLễ hội đâm trâu mừng lúa mới của người S'Tiêng 

 

Những lễ hội truyền thống ở Bình Phước trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây và có chuyến đi khám phá trải nghiệm.

 

Phương Nga (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)