Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Cầu ngói Thanh Toàn: kiến trúc cầu cổ 200 năm tuổi ở Huế

Thứ ba, 10/11/2020, 11:45 GMT+7

Cầu ngói Thanh Toàn mang vẻ đẹp độc đáo với kiến trúc cổ “thượng gia hạ kiều” hiếm hoi còn lại ở Việt Nam là địa danh thu hút nhiều du khách ghé thăm và check in.

test

Đến du lịch Huế, du khách đều  ghé thăm nội thành để khám phá, tìm hiểu những nét đẹp xưa cũ, vương màu thời gian ở những công trình nổi tiếng như Kinh Thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tực Đức, Minh Mạng, Khải Định,... Và rồi sau đó, hãy đi xa hơn về ngoại thành Huế để tâm hồn thêm rộng mở với cảnh quan thiên nhiên hữu tình ở đồi Vọng Cảnh, đầm Lập An, rừng ngập mặn Rú Chá và cũng đừng quên ghé thăm các công trình kiến trúc dân gian, mang đậm nét thôn quê bình dị nhưng yên bình như chùa Thủ Lễ hay cầu ngói Thanh Toàn nhé.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Khung cảnh thơ mộngKhung cảnh thơ mộng của cầu ngói. Ảnh: huesmiletravel

 

Chiếc cầu ngói có tuổi đời hơn 200 năm ở cố đô Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng. Không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo mà cầu ngói cổ Thanh Toàn còn là một trong số rất ít công trình xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” còn sót lại tại Việt Nam. Chính bởi vẻ đẹp độc đáo đó, công trình này đã trở thành địa danh nổi tiếng và hấp dẫn rất đông du khách gần xa tới tham quan hàng năm.

Cùng LuhanhVietNam tham quan chiếc cầu ngói đặc biệt và khám phá những nét kiến trúc độc đáo và hiếm có của công trình mang đậm màu sắc dân gian này nhé.

 

Hướng dẫn đường đến cầu ngói Thanh Toàn

Cầu Thanh Toàn không chỉ là một di tích kiến trúc mang giá trị cao về mặt lịch sử, văn hoá và còn là một thắng cảnh, thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Địa danh nổi tiếng và hấp dẫnĐịa danh nổi tiếng và hấp dẫn rất đông du khách gần xa. Ảnh: @sasa.sunnie

 

Công trình kiến trúc cầu cổ này nằm ở vùng ngoại ô thành phố Huế, nhưng không quá xa, chỉ cách khu trung tâm cố đô chừng 7- 8 km về hướng Đông Nam. Để đến được địa điểm du lịch Huế hấp dẫn này, có khá nhiều cách đi và đường đi cũng khá dễ dàng. Nếu du khách xuất phát từ trung tâm thành phố thì có thể đi thẳng theo đường Tố Hữu. Khi nào tới cuối đường thì rẽ phải rồi đi tiếp đến đoạn giao nhau với đường Hoàng Quốc Việt, sau đó nhớ rẽ trái một đoạn ngắn và đi thẳng về hướng chợ cầu Ngói là sẽ tới nơi nhé.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Cầu cổ nằm ở vùng ngoại ôCầu cổ nằm ở vùng ngoại ô thành phố Huế, nhưng không quá xa

 

Đường đi đến cầu ngói cổ Thanh Toàn khá gần và dễ đi. Tuy nhiên do nằm ở ngoại thành nên đường khá nhỏ hẹp. Vì vậy bạn nên di chuyển bằng xe đạp hoặc xe máy nhé.

Địa chỉ cầu ngói cổ Thanh Toàn: Làng Thanh Thủy Chánh, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế.

 

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng từ bao giờ?

Theo một số tài liệu cổ thì cây cầu ngói nổi tiếng ở Huế này được xây dựng vào năm 1776. Sử sách có ghi chép quá trình hình thành cầu như sau: Cầu ngói được xây dựng nhờ công lao to lớn của người phụ nữ mang tên Trần Thị Đạo. Tương truyền bà là cháu gái đời thứ 6 của một trong 12 vị đã có công khai phá và xây dựng nên làng Thanh Thủy của Huế. Tổ tiên bà từng nắm giữ chức vụ “đặc kiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ phó quản lĩnh”. Chính chồng bà cũng nắm giữ chức quan lớn trong triều đình vua Trần Hiển Tông thời bấy giờ. Thậm chí, từng có khoảng thời gian bà đã theo chồng ra Bắc sinh sống, sau đó mới về lại quê hương của mình.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Tọa độ check in độc đáoTọa độ check in độc đáo ở Huế. Ảnh: @sasa.sunnie

 

 

Theo sách kể lại thì cây cầu ngói được bà Trần Thị Đạo xây dựng cho dân làng để tiện cho việc qua lại của người dân. Vì ngôi làng nhỏ nơi bà sinh sống có một dòng sông chảy qua, ngăn cách đôi bờ thôn làng. Người dân muốn qua sông phải đi thuyền rất mệt và mất thời gian. Người phụ nữ họ Trần đức độ và thương người muốn dân làng đỡ vất vả nên đã bỏ tiền của mình để xây dựng một cây cầu bắc qua sông. Đây cũng là nơi dừng chân và nghỉ ngơi, hóng mát, gặp gỡ chuyện trò hay ngắm cảnh thư giãn của bà con sau một quãng đường đi về mệt nhọc.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Kiến trúc cổ rất có giá trị Kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Ảnh: Vườn hoa Phật giáo

 

Đến năm 1925, với công đức của mình, bà được vua Khai Định ban sắc phong Trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và ra lệnh cho dân làng lập bàn thờ cúng Bà ngay trên cầu. Ngày nay, khi đến Huế và ghé thăm cầu Thanh Toàn, bạn sẽ thấy ở vị trí ngay chính giữa cầu ngói có một bàn thờ uy nghiêm, thờ bà Trần Thị Đạo - người có công dựng nên công trình này.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - do bà Trần Thị Đạo bỏ tiền của ra xây dựngCây cầu do bà Trần Thị Đạo bỏ tiền của ra xây dựng. Ảnh: vntrip

 

Với niên đại hơn 200 năm, chiếc cầu đã trải qua bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Dù vậy, mỗi lần bị xuống cấp là cầu lại được người làng chung tay tu sửa, tôn tạo và gìn giữ. Ngày nay cầu ngói Thanh Toàn đã trở thành một phần lịch sử và văn hóa của người dân làng Thanh Thủy. Chiếc cầu này đem lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho người dân nơi đây. Nếu có dịp tới du lịch Huế mộng mơ, bạn đừng bỏ qua địa danh du lịch hấp dẫn này nhé.

 

Kiến trúc độc đáo của cầu ngói cổ Thanh Toàn

Chiếc cầu ngói mang tên Thanh Toàn ngày càng được nhiều người biết đến vì vẻ đẹp cổ kính, nằm êm đềm bên dòng sông Như Ý ở làng Thanh Thủy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây cũng chính là cây cầu mang kiến trúc độc đáo, không còn nhiều ở Việt Nam. Bạn chỉ có thể bắt gặp nét kiến trúc này lại cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại ở miền Bắc và chùa Cầu Hội An cùng cầu ngói  cổ Thanh Toàn ở miền Trung mà thôi. Tất cả đều được xây theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (nghĩa là trên nhà, dưới cầu) và được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - kiến trúc 'thượng gia hạ kiều'Cầu được xây theo lối kiến trúc 'thượng gia hạ kiều'. Ảnh: vntrip

 

Cầu ngói Thanh Toàn có phần mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Chiều dài của cầu là 18 mét, rộng 5m và được chia làm 7 gian chính. Ở hai bên cầu ngói có hai bục trải dài theo thân cầu. Mỗi bên đều có lan can tựa lưng để ngồi hóng mát, trò chuyện và ngắm cảnh. Toàn bộ cầu sử dụng chất liệu chính là gỗ với phần mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ tự nhiên chắc chắn và mát mẻ.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Cột xà được làm đơn giảnCột xà được làm đơn giản với tiết diện tròn và vuông. Ảnh: vntrip

 

Cầu ngói nổi tiếng của Huế được xây dựng trên một hệ thống gồm 3 hàng trụ đỡ chính và được làm bằng gỗ. Mỗi hàng có 6 cột, riêng các hàng cột chống đỡ đều có trụ làm bằng chất liệu đá chắn chắn. Để chống sụt lún, người ta đã thiết kế các hàng cột sao cho chúng đều được gắn kết với nhau bằng một khối mộng. Ở hai đầu có hai mống cầu với các đầu mối được lối liền với hệ thống trụ đỡ gồm các thanh bê tông. Điểm độc đáo và hiện đại nữa là cây cầu còn được xây dựng 7 hệ thống thoát nước.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Kiến trúc cầu cổ độc đáoKiến trúc cầu cổ độc đáo nhất Việt Nam. Ảnh: huesmiletravel

 

Ở gian giữa cây cầu, có đặt một bàn thờ nên được bịt kín, còn xung quanh thì được làm thông thoáng nên khá mát mẻ thích hợp làm nơi dừng chân và nghỉ ngơi của dân làng.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như ÝCầu ngói bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý. Ảnh: youvivu

 

Không như cầu Trường Tiến Huế, cầu Phú Xuân, Kim Long bắc qua dòng sông Hương nổi tiếng của cố đô, cầu ngói Thanh Toàn nối liền hai bờ của một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý. Đoạn sông nhỏ này nằm uốn lượn mềm mại chảy xuyên suốt từ đầu làng đến cuối làng.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Làng quê yên bìnhLàng quê yên bình. Ảnh: @nguyenvu0211

 

Qua hơn 2 thế kỷ, cây cầu ngói từng có thời gian bị xuống cấp do sự tàn phá của thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh nên đã được tu bổ, sửa chữa nhiều lần. Dù vậy, giá trị nghệ thuật của cầu ngói cổ Thanh Toàn vẫn được giữ nguyên và bảo tồn rất tốt cho đến bây giờ.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Cây cầu cổ kính, đi qua bao năm thángCây cầu cổ kính, đi qua bao năm tháng. Ảnh: vntrip

 

Nhằm xác nhận và gìn giữ di tích kiến trúc cổ mang giá trị cao về mặt lịch sử và văn hóa, cầu ngói đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Giới chuyên môn đánh giá đây là công trình cầu cổ thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Cầu đang được tu bổCầu đang được tu bổ một số hạng mục. Ảnh: toquoc.vn

 

Lễ hội hàng năm ở cầu ngói Thanh Toàn

Vào mỗi kỳ Festival diễn ra ở cố đô Huế, người dân xã Thanh Thủy đều tiến hành lễ rước linh vị người có công lớn trong việc xây dựng cầu ngói - bà Trần Thị Đạo. Lễ rước này cũng chính là nghi thức mở đầu cho ngày khai mạc chương trình “Chợ quê ngày hội”, một trong những hoạt động văn hóa – du lịch nổi bật trong khuôn khổ Festival Huế 2020.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Hoạt động văn hóa – du lịch nổi bậtHoạt động văn hóa – du lịch nổi bật trong khuôn khổ Festival Huế. Ảnh: @nghianc58

 

Vào những ngày đặc biệt này, chiếc cầu ngói trầm mặc, yên bình ngày thường lại trở nên rực rỡ bởi những màu sắc tươi mới từ những chiếc đèn lồng, hoa cùng cờ phướng, tạo điểm nhấn sôi động cho vùng quê bình dị, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế ghé thăm.

 

Check in cầu ngói Thanh Toàn Huế - Hội làng tổ chức bên cầu ngói
Hội làng tổ chức bên cầu ngói.

 

Nhiều du khách đến đây ngắm cảnh, tìm hiểu về lịch sử và vẻ đẹp kiến trúc của cầu ngói Thanh Toàn và cũng không quên lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm bên công trình cầu cổ độc đáo ở Việt Nam.

Nằm giữa khung cảnh thanh tịnh, yên ả của làng quê xứ Huế, lại sở hữu vẻ đẹp đặc biệt toát lên từ kiến trúc và những nét trang trí, chuyến du ngoạn cầu ngói giữa miền quê sẽ giúp bạn thanh lọc tâm hồn và dành tặng mỗi người chuyến đi ngược thời gian trở về với những gì bình yên nhất, tạm quên những mệt nhoài của cuộc sống đấy. Nhanh chân ghé thăm tọa độ “hot” thu hút  này và đừng quên chụp hình check-in cùng chiếc cầu “lịch sử” nhé!

 

Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

 
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)