Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Sơn La

Ghé thăm Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sơn La

Thứ sáu, 29/10/2021, 11:14 GMT+7

Rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp hay còn được gọi là Rừng Ông Giáp. Đây là khu rừng sum suê với những cây đại thụ thân to vài người ôm không hết. Cánh rừng được bà con ở Sơn La hết sức giữ gìn. Phần vì coi đây là rừng thiêng, phần vì nơi đây đã từng có sự hiện diện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn quân giải phóng.

test

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đâu?

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Cách trung tâm thành phố Sơn La khoản 105km, rừng ông Giáp nay là rừng phòng hộ có diện tích 197ha. Khu rừng được hình thành và bao bọc bởi hai dãy núi. Cây cối quanh năm xanh tốt, rậm rạp và được mây bao phủ kín. Nhờ những giá trị lịch sử của mình mà khu rừng nhận được sự quan tâm và bảo vệ của chính quyền cũng như người dân nơi đây. 

 

Đường vào rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápĐường vào rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 

 

Lịch sử rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khu rừng duy nhất tại Việt Nam mang tên của vị tổng tư lệnh tài đức trọn vẹn, một chỉ huy xuất chúng được cả thế giới kính nể. Trước đây rừng mang tên là khu rừng bản Nhọt. Ngay thời điểm trước khi giành chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, Đại tướng và đoàn giải phóng quân đã bí mật đóng quân ở đây vài ngày để tiến đánh sang Điện Biên. Người dân nơi đây đã vô cùng tự hào khi nơi đây đã từng có dấu ấn của đội quân tướng Giáp. Để tỏ lòng biết ơn đến vị Đại tướng tài ba của dân tộc, người dân đã đặt tên rừng thành Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 2008 Rừng được UBND tỉnh Sơn La công nhận là khu di tích cấp tỉnh. Và tiến hành các biện pháp bảo vệ, khai thác du lịch.

 

Lịch sử rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápẢnh: TTXVN

 

Theo như lời kể của Ông Hoàng Văn Ưu – nhân chứng đã tận mắt chứng kiến đoàn quân của Tướng Giáp. Thì vào năm 1953 đoàn quân của Đại tướng đã trú ẩn ở đây một cách vô cùng âm thầm. Để tránh hoàn toàn sự truy quét và tai mắt của giặc. Việc đóng quân và hành quân diễn ra cực kỳ khẩn trương, không để lại dấu vết. Ông đã tình cờ bắt gặp đoàn quân trong một lần vào rừng săn bắt. Sự hữu duyên này đến tận sau này vẫn được ông nhắc đến và coi như một sự may mắn của cuộc đời. Khi tận mắt được gặp vị Đại tướng lừng danh của dân tộc.

 

Lịch sử rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápÔng Hoàng Văn Ưu kể về cuộc gặp gỡ với Đại tướng trong rừng. Ảnh: VTC News

 

Bên cạnh đó, góp phần vào chiến thắng này còn có công sức to lớn của đồng bào các dân tộc Phù Yên Sơn La với tinh thần yêu nước và một lòng theo Đảng. Mặc dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng họ đã không tiếc góp gạo, góp sức và góp người để góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc. Người dân nơi đây qua bao nhiêu năm luôn giữ vững tinh thần dân tộc. Họ vẫn một lòng hướng về phía tổ quốc và luôn giữ cho mình một cuộc sống giản dị, gần gũi với núi rừng.


Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nơi thích hợp khám phá thiên nhiên hùng vĩ

Rừng Đại tường Võ Nguyên Giáp vẫn giữ nguyên được sự hoang sơ và hùng vĩ của mình sau bao năm đất nước phát triển. Nhờ có sự bảo vệ và gìn giữ của người dân nơi đây mà cánh rừng này còn hoàn toàn nguyên vẹn. Những cây cổ thụ, đại thụ và các loại cây gỗ quý đều còn nguyên. Các loại cây như cây lát, sổi, sấu cổ thụ hay hàng cây pơ mu cao chót vót làm nên bức tranh xanh ngắt cho cánh rừng. Mỗi khi sương phủ kín nơi này mang một bầu không khí rất trong lành và tĩnh lặng như khung cảnh trong các bộ phim tài liệu vậy. Trong không gian ấy có tiếng nước chảy róc rách nên thơ của suối Dưn – đây là nơi trú quân đầu tiên của đoàn quân. Tiếp đó là suối Tắc Tè – nơi Đại tướng dừng chân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.

 

Du khách check in với cây đại thụ to lớn trong rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápDu khách check in với cây đại thụ to lớn trong rừng Ông Giáp

 

Hệ sinh thái rừng cũng được bảo tồn trọn vẹn. Nơi đây cũng chưa có sự khai thác của con người. Có thể nói Rừng Tướng Giáp là khu rừng nguyên sơ, là địa điểm khám phá cực kỳ tuyệt vời. Nhất là với những ai ưa thám hiểm, yêu thiên nhiên và rừng núi. Thì nơi đây quả thực là thiên đường tự nhiên phù hợp nhất. Hơn 60 năm qua đồng bào Mường bản Nhọt nơi đây vẫn nâng niu trân trọng từng nhành cây. Rừng vẫn được phủ một màu xanh bạt ngàn và giữ được không khí đặc trưng của rừng phòng hộ.

 

Màu xanh bạt ngàn của rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápMàu xanh bạt ngàn của rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Để tưởng nhớ công ơn của Đại Tướng và lưu lại dấu tích về hình ảnh đoàn quân của Đại tướng, UBND tỉnh Sơn La đã triển khai xây dựng công trình đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Công trình được hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 67 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đền sẽ là nơi gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Đó là tỏ lòng biết ơn đến công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Khánh thành đền thờ Đại tướng Võ Nguyên GiápKhánh thành đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Đây cũng là nơi sẽ đón tiếp các đoàn khách du lịch, đoàn khách chính phủ tới tham quan và tìm hiểu các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa các dân tộc vùng miền. Để cùng sống lại những thời khắc huy hoàng của cuộc kháng chiến chống pháp oanh liệt. Thời khắc mà lịch sử Việt Nam đã có một chiến thắng vang đội được cả thế giới tung hô.

 

Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên GiápĐây cũng là nơi sẽ đón tiếp các đoàn khách du lịch, đoàn khách chính phủ tới tham quan

 

 

Cần chuẩn bị gì khi tham quan Rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

Vì nơi đây là rừng nguyên sơ, nên bạn cần mặc quần áo dài tay, đi giày thể thao, đội mũ, mang theo áo mưa hoặc ô, nước và đặc biệt là thuốc bôi côn trùng. Bạn cũng nên mang theo cả đèn pin để đi trong rừng. Bởi những lúc trời mưa rừng sẽ tối hơn bình thường đó. Đây là một số lưu ý khi đến tham quan Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà các bạn nên “bỏ túi” để có một chuyến đi thuận lợi nhất.

 

Chuyến đi trải nghiệm của các bạn trẻ trong rừng Đại tướng Võ Nguyên GiápChuyến đi trải nghiệm của các bạn trẻ trong rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)