Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Thái Lan

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở Pattaya

Chủ nhật, 02/08/2020, 11:37 GMT+7

Ngay từ tên gọi “xứ Chùa Vàng” đã cho thấy đặc sản của Thái Lan là những ngôi chùa được làm bằng vàng xa hoa lộng lẫy, chính vì thế sự xuất hiện độc đáo của ngôi đền Chân Lý ở Pattaya được làm hoàn toàn bằng gỗ đã khiến bao người phải trầm trồ, ngỡ ngàng.

test

Vài nét về ngôi đền Chân Lý ở Pattaya

Ngôi đền Chân Lý ở Pattaya (The Sanctuary of Truth) hay còn được gọi là Lâu đài sự thật, lâu đài Prasat Rajjatham tọa lạc tại số 206/2 Moo 5 đường Soi Naklua 12, ở phía Bắc bờ biển Pattaya, thuộc vịnh Naklua, quận Banglamung, tỉnh Chonburi, đồng thời cách trung tâm thành phố Pattaya khoảng 10km.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaNằm giữa biển cả bao la (Ảnh @blowithand)

 

Công trình này được khởi công xây dựng vào ngày 13/8/1981 dựa trên ý tưởng và sự tài trợ của tài phiệt người Thái là ông Lek Viriyaphan – ông chủ công ty moto Chonburi và công ty bảo hiểm Viriya.

Dù đã được xây dựng cách đây gần 40 năm nhưng lâu đài Chân Lý ở Pattaya vẫn chưa hoàn thành, thậm chí là có thể sẽ không bao giờ hoàn thành vì luôn phải tu sửa từng ngày từng tháng để chống lại sự tàn phá của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaNổi bật từ xa (Ảnh @samrageechatterjee)

 

Với việc bỏ bao tâm huyết và công sức như vậy, đền Chân Lý ở Pattaya không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc cổ hoàn hảo mà còn là một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nền nghệ thuật hiện đại Thái Lan khiến người người ngưỡng mộ.

 

Kiến trúc độc đáo của ngôi đền Chân Lý ở Pattaya

Nằm giữa một vùng đất bao la, xung quanh chỉ toàn là biển cả mênh mông, lâu đài gỗ ở Pattaya với chiều cao 105m, dài 100m với tổng diện tích bên trong là 2115m2 không hề bị lu mờ mà trở thành một nét chấm phá ấn tượng khiến du khách không thể bỏ qua.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaTổng thể cuốn hút (Ảnh @cherrielynn)

 

Nhìn tổng thể sẽ có cảm giác ngôi đền Chân Lý ở Pattaya được thiết kế theo lối kiến trúc Thái Lan nhưng nếu để ý kỹ từng chi tiết ta sẽ thấy nó có sự giao thoa thể hiện nhiều nét văn hóa tín ngưỡng khác nhau gồm: Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở Pattaya(Ảnh @liliana_gr3)

 

Góc thì là hình tượng nữ thần Shiva trong thần thoại của Ấn Độ, góc thì mô phỏng kiến trúc hoành tráng của văn hóa Angkor từ Campuchia, góc lại khắc họa thần thái Trung Hoa hoặc các quốc gia Champa ngày trước…cực kỳ tinh tế và tinh xảo.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaMỗi góc là một hình ảnh khác nhau (Ảnh @lukasgruszewicz)

 

Bên ngoài đã cuốn hút thì khi bước vào bên trong ngôi đền, những bức phù điêu được chạm trổ dày đặc, phản ánh thế giới quan và nhân sinh quan của phương Đông lại khiến du khách tham quan càng mê mẩn hơn.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaVô vàn các bức phù điêu ấn tượng (Ảnh @cyncynti)

 

Sảnh thứ nhất mô tả sự hình thành của vũ trụ và Trái đất hay còn gọi là “Khởi nguyên” với các hình ảnh Đất, Nước, Gió, Lửa và các vị thần cai quản những nhân tố này theo đạo Hindu là thần Shiva, thần Vishnu…và đạo Phật.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaCác chi tiết được khắc họa sống động (Ảnh @ririkaparty_pattayatour)

 

Đến với sảnh thứ hai của Ngôi đền Sự thật, bạn sẽ được khám phá các biểu tượng đại diện cho “sáng tạo sự sống” là mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Sảnh thứ ba thì điêu khắc các tác phẩm về “con người”, là đàn ông, đàn bà, gia đình và vòng xoay luân hồi của con người (giữa bố mẹ với con cái).

Còn sảnh thứ tư và thứ năm (sảnh trung tâm) thì tập trung thể hiện tình yêu, sự chia sẻ, cảm thông và sự hy sinh. 

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaKhông gian mang đầy ý nghĩa (Ảnh @amebeverly)

 

Dù các hoa văn điêu khắc thuộc các nền văn hóa khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng thì đều là một, đều mong muốn con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đây cũng chính là thông điệp mà người sáng lập nên ngôi đền Chân Lý ở Pattaya muốn đem lại.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của ngôi đền Prasat Rajjatham chính là kỹ năng xây dựng tuyệt vời của những người thợ Thái Lan. Thay vì sử dụng đinh thì người ta ghép các mối nối trên những mảnh gỗ lại thành hình theo phương thức tương tự như trò ghép hình Lego nổi tiếng hiện nay hoặc khéo léo sử dụng keo dính đặc biệt để liên kết các phần gỗ. Để rồi tạo nên một kiệt tác “phi kim loại” độc đáo khiến người người phải thán phục.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaĐẹp ở mọi thời điểm (Ảnh @bozarphotography)

 

Hơn nữa, gỗ được dùng xây dựng đền đều là những khối gỗ quý hiếm như: gỗ lim, gỗ xà cừ, gỗ hồng sắc…được nhập từ Lào và Campuchia, đồng thời người ta cũng phải huy động một số lượng lớn là hơn 250 người thợ điêu khắc thủ công ngày đêm để cho ra đời một công trình nghệ thuật ấn tượng như vậy.

 

 

Những trải nghiệm thú vị tại ngôi đền Chân Lý ở Pattaya

Ngoài việc tham quan hay sống ảo thì ngôi đền Chân Lý ở Pattaya còn có thể cho bạn nhiều bài học quý báu về đời sống và tình cảm, đồng thời cũng giúp bạn và gia đình có những phút giây bình yên và thư thái bên nhau.

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaTha hồ sống ảo (Ảnh @liviababy1125)

 

Bên cạnh đó, toàn bộ khu vực rộng đến 12,8ha này còn có cả hồ nuôi cá heo, vườn lan, rừng cây, trại nuôi cá sấu và trại voi nên du khách có thể đi tham quan và tham gia nhiều hoạt động đặc sắc như: cưỡi voi, đi xe ngựa hay bắn súng…

 

Mê mẩn nét điêu khắc tinh xảo của ngôi đền Chân Lý ở PattayaĐược trải nghiệm cảm giác ngồi trên lưng voi đi thăm đền (Ảnh @viewqz)

 

Đặc biệt, nếu may mắn đến đúng dịp thì bạn còn có cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật và các màn trình diễn văn hóa dân tộc đặc sắc như múa, hát và đấu võ…của những nghệ nhân người Thái nữa đấy.

 

Một số lưu ý tại ngôi đền Chân Lý ở Pattaya

Giờ mở cửa: từ 8 giờ đến 18 giờ hằng ngày. Riêng các màn biểu diễn nghệ thuật Thái lan sẽ diễn ra từ 11 giờ 30 đến 15 giờ 30.

Giá vé: khoảng từ 300k đến 400k/người. Trẻ em từ 141cm trở lên tính vé người lớn, trẻ em từ 110cm đến 140cm tính vé trẻ em, trẻ dưới 110cm được miễn phí vé vào.

Cách đến: cách Walking Street chỉ khoảng 8km nên từ các khách sạn ở Pattaya, bạn có thể dễ dàng bắt taxi hoặc songthaew để đến đây với chi phí không quá đắt.

Nếu bạn là người yêu nghệ thuật, bạn muốn có một chuyến đi “không tôn giáo” nhưng đậm chất tâm linh thì ngôi đền Chân Lý ở Pattaya chính là một điểm đến lý tưởng cho bạn.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC