Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Hà Nội

Ghé thăm Việt Phủ Thành Chương tìm về một thoáng hồn Việt

Thứ hai, 26/04/2021, 08:27 GMT+7

Việt Phủ Thành Chương thuộc xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội là một quần thể kiến trúc đồ sộ, nơi tái hiện và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - kiến trúc - lịch sử - tâm linh vô cùng quý giá, là điểm đến đầy hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về tinh hoa dân tộc Việt.

test

Việt Phủ Thành Chương là một trong những địa điểm du lịch Sóc Sơn Hà Nội được yêu thích nhất. Giữa những ngày bộn bề của cuộc sống thường nhật, dành một ngày cuối tuần rong ruổi về Việt Phủ Thành Chương, tản bộ giữa không gian nhuốm màu hoài cổ, tìm hiểu về những giá trị văn hóa xa xưa, ta thấy lòng một thoáng bình yên đến diệu kỳ.

 

Check in Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương là một trong những điểm đến ở ngoại thành Hà Nội được yêu thích nhất

 

Lữ hành Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc về địa đanh Việt Phủ Thành Chương và kinh nghiệm tham quan quần thể kiến trúc đặc biệt này.

 

Đôi nét giới thiệu về Việt Phủ Thành Chương

Nói về Việt Phủ Thành Chương, đây là một “tư gia” lớn nhất nhì Hà Thành chứ không phải là một di tích lịch sử như nhiều người vẫn nghĩ và tưởng tượng.

Xuất thân của Việt Phủ Thành Chương được bắt nguồn từ tình yêu sâu nặng với văn hóa Việt và muốn tạo ra một nơi lưu giữ tinh hoa dân tộc Việt của họa sĩ Thành Chương. Và có thể bạn sẽ không hề biết họa sĩ Thành Chương là ai, nhưng nếu nhắc đến nhà văn Kim Lân - người nổi tiếng với những tác phẩm văn học “thấm đẫm” hơi thở của làng quê Bắc Bộ thì bạn sẽ biết, ông chính là cụ thân sinh của họa sĩ Thành Chương.

 

Tìm hiểu về Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương là một trong nhưng “tư gia” lớn nhất nhì Hà Thành

 

Trong nhiều cuộc phỏng vấn với báo chí, họa sĩ Thành Chương chia sẻ về đam mê sưu tầm, lưu giữ những món đồ liên quan đến văn hóa của nước nhà, Việt Phủ Thành Chương chính là nơi cất giữ những món đồ quý giá ấy, và ngày nay khi nơi đây được mở cửa để trở thành điểm tham quan, sẽ có nhiều người có cơ hội biết đến và thưởng thức những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt.

Năm 2001, Việt Phủ Thành Chương được khởi công xây dựng, đến năm 2004 mới chính thức hoàn thành. Đây chính là tâm huyết và biết bao công sức của họa sĩ Thành Chương cũng như của những người thợ.

 

Tìm hiểu về Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương là tâm huyết và biết bao công sức của rất nhiều người

 

Khi đã hoàn thành rồi, và được một lần ghé thăm tham quan, chiêm ngưỡng, người ta mới thấy hết cái giá trị độc đáo và quý giá của một quần thể kiến trúc đồ sộ, tráng lệ như vậy.

Một số tờ báo quốc tế cũng nhắc đến nơi đây như một điểm đến hấp dẫn và đáng để ghé thăm khi du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Kinh nghiệm khám phá Việt Phủ Thành Chương

 

Việt Phủ Thành Chương ở đâu và hướng dẫn cách di chuyển

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 33 cây số về phía Bắc, địa chỉ của Việt Phủ Thành Chương nằm tại dốc Dây Diều, đập Kèo Cả, thuộc xã Hiền Ninh, thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội.

 

Địa chỉ của Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương nằm tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 33 cây số

 

Cách đi đến Việt Phủ Thành Chương cũng rất dễ dàng, bạn có thể tự đi xe máy làm một chuyến phượt nho nhỏ, hoặc di chuyển bằng xe ô tô, xe buýt. Đi một mình với với các “cạ cứng” cũng đều vui.

Nếu đi bằng xe máy, ô tô có 3 cách đi, nhưng cách đi gần nhất và nhanh nhất là đi theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Từ trung tâm thành phố, bạn đi đến ra cầu Nhật Tân để vào được đường Võ Nguyên Giáp. Sau đó tiếp tục đi đến Hiền Ninh, đi khoảng chừng 2 cây số nữa sẽ thấy một ngã ba có biển đề Việt Phủ Thành Chương nằm ở phía bên tay phải. Bạn đi theo Google maps rất dễ quan sát, kết hợp thêm hỏi đường người dân nữa nhé.

Còn nếu muốn đi bằng xe buýt, bạn bắt tuyến xe 64 (KCN Bắc Thăng Long - Phố Nỉ - TTTM Bình An), xuống ở điểm dừng Đối diện Bưu điện - trường THPT Minh Phú, Hà Nội và đi bộ khoảng 700 mét để vào được Việt phủ Thành Chương.

 

Địa chỉ của Việt Phủ Thành ChươngCó thể đi đến Việt Phủ Thành Chương bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc bằng xe buýt

 

Thời gian mở cửa Việt Phủ Thành Chương

Để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm ngưỡng, thời gian mở cửa của Việt Phủ Thành Chương từ 9h00 đến 17h00, hoạt động cả các nghỉ cuối tuần và ngày Lễ tết.

Xung qua đó, các nhà hàng, quán giải khát, các cửa hàng lưu niệm cũng mở cửa nguyên tuần để phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách du lịch.

 

Giá vé tham quan Việt Phủ Thành Chương

Để tham quan được Việt phủ, bạn cần phải vé vào cổng. Hiện nay vé được bán trực tiếp ngay nơi quản lý Việt phủ.

Giá vé tham quan Việt Phủ Thành Chương như sau:

- Với người lớn: 150.000/vé. Mỗi người lớn được kèm theo 1 trẻ em cao dưới 110 cm.

- Trẻ em (< 12 tuổi) và người cao tuổi (> 65 tuổi): 120.000/vé

- Sinh viên: 120.000/vé (khi mua xuất trình thẻ sinh viên)

Bạn sẽ được miễn phí vé gửi xe khi vào tham quan.

Lưu ý: Giá vé trên có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Để cập nhật thông tin chính xác, bạn có thể liên hệ với số điện thoại của Việt phủ (024) 39.912.970 hoặc email vietphuthanhchuong@gmail.com.

 

tham quan Việt Phủ Thành ChươngGiá vé tham quan Việt Phủ Thành Chương được chia thành 2 mức là 150.000 (người lớn) và 120.000 (trẻ em, người già, sinh viên)

 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm tham quan khu du tích Đền Gióng Sóc Sơn Hà Nội

 

Tham quan Việt Phủ Thành Chương khám phá những nét văn hóa đặc sắc

Như đã nói ở trên, họa sĩ Thành Chương xây dựng nên công trình Việt Phủ là để lưu giữ và tôn vinh các di sản kiến trúc của Việt Nam, chính vì vậy mà nơi mang đậm hơi thở cổ kính của một làng quê Bắc Bộ và trưng bày rất nhiều tác phẩm quý giá.

Ghé thăm Việt Phủ Thành Chương, bạn sẽ có một ngày thư thái bình yên đúng nghĩa, thoát khỏi những bộn bề, âu lo của cuộc sống.

Cổng vào của Việt Phủ nằm giữa những cây cổ thụ cành lá sum suê tỏa bóng mát, gồm có một của chính và hai cửa phụ, phía trên có tum nhỏ lợp ngói đỏ, được chạm khắc hoa văn tinh tế và bài trí tượng đá mang dáng dấp của cánh cổng làng cổ Thổ Hà (Đường Lâm), gợi lên cảm giác vô cùng thân thuộc, gần gũi.

 

Cổng vào Việt Phủ Thành ChươngCổng vào của Việt Phủ Thành Chương gợi nhắc về cổng làng cổ Thổ Hà (Đường Lâm)

 

Khi bước qua cánh cổng, hiện ra trước mắt bạn chính là những hình ảnh đặc trưng của một thôn quê Bắc Bộ, có gian nhà cổ bình yên, có giếng nước trong veo soi bóng, có hồ cá xanh biếc, có ao sen thơ mộng, có vườn cây rợp bóng mát, những bức tượng đá uy nghiêm… tất cả đều nhuốm màu của thời gian, khiến ta có cảm giác được quay về thời xưa cũ và đắm mình trong hơi thở văn hóa Việt từ ngàn xưa tụ về.

 

Khung cảnh bên trong Việt Phủ Thành ChươngKhung cảnh bên trong Việt Phủ Thành Chương tái hiện hình ảnh của một làng quê Bắc Bộ

 

Rất nhiều người lần đầu tham quan Việt Phủ Thành Chương đều ngỡ đây là khu di tích lịch sử từ rất lâu đời, nhưng kỳ thực nơi đây chỉ có tuổi đời mới mười mấy năm. Thế mới thấy được cái khéo léo, tài tình của người tạo nên nó, tái hiện lại nhưng không mất cái hồn, cái giá trị lịch sử quý giá.

Đi sâu hơn vào bên trong sẽ thấy được quần thể các tòa nhà truyền thống được đặt những cái tên cổ vô cùng hay, như nhà Thủy Đình, nhà Tường Vân, nhà Đại Khoa, tháp Sơn Tĩnh, hay nhà hát Long Đình và những công trình tái hiện nét kiến trúc đặc trưng của ba miền như nhà đất xứ Bắc, nhà sàn xứ Mường, nhà rường xứ Huế… vô cùng ấn tượng.

 

Tham quan Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương là tổ hợp của nhiều công trình kiến trúc đặc sắc

 

Nhưng đặc biệt hơn cả chính là bảo tàng trưng bày hàng ngàn hiện vật văn hóa lịch sử của các triều đại lịch sử được họa sĩ Thành Chương dày công sưu tầm, trong đó có rất nhiều món có niên đại lên tới hàng ngàn năm.

Không chỉ trưng bày nghệ thuật văn hóa, lịch sử, Việt Phủ Thành Chương còn là nơi thấm đẫm hơi thở tâm linh khi có một khu thờ Phật Tổ ở ngoài trời được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Phật tổ, hai bên là tượng voi bằng đá, gần với đó là bảo tháp Thiên Hương, và xung quanh được trồng rất nhiều cây xanh, mang đến không giang vô cùng thanh tịnh, an yên của nơi thờ tự.

 

Bảo tháp Thiên Hương của Việt Phủ Thành ChươngBảo tháp Thiên Hương của Việt Phủ Thành Chương

 

Có một điều kỳ diệu mà rất nhiều du khách đến thăm nơi đây đều nhận ra đó chính là dù từng góc của Việt Phủ đều là những hiện vật cổ xưa nhưng lại không hề lạnh lẽo mà rất thân thuộc, gần gũi, khiến người ta có cảm giác như người con xa quê được trở về với nơi chôn rau cắt rốn.

 

Tham quan Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương gợi lên cho du khách tham quan cảm giác rất thân thuộc, gần gũi

 

Bạn cũng có thể khám phá ẩm thực ở Việt Phủ Thành Chương với nhà hàng hai sao nằm tại khuôn viên. Được thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà bản sắc dân tộc giữa một không gian hoài cổ sẽ là trải nghiệm đáng nhớ.

 

Tham quan Việt Phủ Thành ChươngViệt Phủ Thành Chương có rất nhiều góc chụp hình cực đỉnh

 

 

Một số lưu ý khi tham quan Việt Phủ Thành Chương

Một số điểm lưu ý khi tham quan Việt Phủ Thành Chương khác mà bạn cần biết:

- Chụp ảnh ở Việt Phủ Thành Chương, bạn lưu ý rằng không phải ở góc nào cũng được phép chụp ảnh, vì có nhiều nơi sẽ đặt biển hạn chế chụp ảnh, quay phim, ở những nơi này bạn hạn chế tác nghiệp để tránh vi phạm bản quyền tác giả. Ngoài ra thì chụp ảnh cưới hoặc chụp ảnh có ekip đi theo sẽ mất thêm phí, còn chỉ chụp ảnh bình thường thì không sao.

 

Tham quan Việt Phủ Thành ChươngDu khách cần lưu ý những góc được và không được chụp ảnh ở Việt Phủ Thành Chương

 

- Về trang phục khi đi Việt Phủ Thành Chương, vì đây là một chốn cổ kính, linh thiêng, nên bạn cần ăn mặc lịch sự gọn gàng để tránh phản cảm. Gợi ý một chút: bạn có thể mặc cổ phục để có những bức ảnh lung linh và hợp với nơi đây nhất nhé.

 

Trang phục khi tham quan Việt Phủ Thành ChươngLựa chọn trang phục lịch sự, gợi ý bạn nên mặc cổ phục để có bộ hình tuyệt đẹp với Việt Phủ Thành Chương

 

- Hạn chế làm ồn hoặc vứt rác bừa bãi.

- Không nên tác động đến các món hiện vật để tránh làm hư hại.

- Đừng quên mua một vài món đồ lưu niệm về để trưng bày và đánh dấu kỷ niệm đẹp khi ghé thăm Việt Phủ Thành Chương nhé.

 

Moon (Tổng hợp) – LuhanhVietnam.com.vn

Ảnh: Sưu tầm Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)