Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Cao Bằng

Dân phượt rủ nhau lên Cao Bằng ngắm núi Mắt Thần 

Thứ hai, 16/12/2019, 14:50 GMT+7

Một trong những địa điểm khiến dân phượt yêu thích tại non nước Cao Bằng là Núi Thủng Nậm Trá, dân “phượt” thì đặt nó cái tên mỹ miều thời thượng núi Mắt Thần - Mountain Angel Eye.

test

Cao Bằng đẹp bởi có núi Mắt Thần

 

Núi mắt thần nằm ở đâu?

Núi “Mắt thần” - thác Nặm Trá nằm trong thung lũng thuộc xóm Bản Danh, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh), cách danh lam thắng cảnh cấp tỉnh Hồ Thang Hen khoảng 2 km, với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ, mới được phát hiện nhưng đã thu hút rất nhiều du khách tham quan, khám phá.

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-8Non nước Cao Bằng

 

Từ tỉnh lộ rẽ phải vào hồ Thang Hen đến xóm Bản Danh, tiếp tục rẽ vào con đường mòn dưới chân  núi, chỉ có thể đi bộ vào, đi khoảng 1,5 km là đến núi “Mắt thần” - thác Nặm Trá. 

Nhìn từ đỉnh núi, bạn sẽ bị choáng ngợp trước cảnh sắc hồ Nặm Trá rộng khoảng 15 ha đã cạn nước, một thảm cỏ xanh bạt ngàn được bao quanh bởi những ngọn núi. Dưới núi là những nương ngô uốn lượn tạo nên vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình”. Đặc biệt nhất là ngọn núi Phja Piót (tiếng Tày: “núi thủng”), vì ngọn núi có một khoảng lớn thông qua mặt sau hình tròn như con mắt, được người dân nơi đây thường gọi và du khách tán thưởng với tên núi Mắt Thần.

 

Dân phượt rủ nhau lên Cao Bằng ngắm núi Mắt Thần Cảnh sắc tuyệt đẹp.

 

Tên gọi của núi

Theo tiếng của bà con người Tày bản xứ, thì Mắt Thần Núi có tên địa phương là “Phja Piót”, dịch ra là cái núi bị thủng một lỗ, dùi xuyên qua như để gió lùa thông thống bên nọ sang bên kia. Tài liệu chính thức, đã được các chuyên gia hàng đầu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên Môi trường), cũng như các chuyên gia quốc tế hàng đầu của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu thẩm định và ban bố, ghi rõ: “Mắt Thần Núi thật ra là một cái hang thủng hình tròn đường kính hơn 50m, nằm ở độ cao khoảng 50m so với mặt hồ (Thang Hen).

Hang nằm ở độ cao như hiện nay là do vận động nâng trong giai đoạn Tân kiến tạo. Hang phát triển trong địa hình đá vôi dạng tháp ở độ cao chung khoảng 650-700m, bao gồm các khối núi dạng tháp và dạng nón đan xen với hàng chục hồ nước lớn nhỏ, cùng tạo nên hệ thống hồ Thang Hen”.

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-5Mắt Thần Núi có tên địa phương là “Phja Piót”, dịch ra là cái núi bị thủng một lỗ

 

Núi Thủng kiêu hãnh đứng soi mình xuống các con hồ mùa cạn, cạn dần để lộ ra những bình nguyên cỏ mượt. Các hồ không biến mất, chúng chỉ bé xíu lại và vì thế chúng xanh hơn rất nhiều. Con mắt xanh thao thức thêm lặng lờ và thăm thẳm. Hồ chính của liên thông tam thập lục hồ được ai đó viết ba chữ khổng lồ vào vách đá đang soi bóng giữa trong xanh: Núi Quân Tử.

Nét độc đáo của hệ thống hồ Thăng Hen là các hồ liên thông với nhau và với các dòng chảy mặt hoặc dòng chảy ngầm. Vì thế mực nước các hồ có thể thay đổi theo mùa, đôi khi rất đột ngột. Đến tham quan Mắt Thần núi vào mùa mưa (tháng 6-8), sau khi đi hết con đường mòn, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hồ nước rộng khoảng 15ha có tên là Nậm Trá. Nhưng vào mùa khô (từ tháng 9 trở đi) cũng tại đây người dân địa phương lại có thể chăn thả gia súc trên đồng cỏ. Phía bên phải, cách hồ khoảng 500-600m, đi bộ mất 10 phút là thác nước Nậm Trá trên dòng suối cùng tên, cũng là một thác nước đẹp đáng để tham quan.

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-4Núi Thủng kiêu hãnh đứng soi mình xuống các con hồ mùa cạn

 

Ngoài “Mắt Thần núi” độc đáo, dọc con đường mòn chỉ khoảng 15 phút đi bộ, du khách có thể tận hưởng sự giao hòa gần gũi, bình yên đến tuyệt vời của người Tày xóm Bản Danh, với nhà sàn lợp ngói âm dương, hàng rào đá, cánh đồng lúa, ruộng ngô, đàn trâu, bò... cùng cảnh quan karst trưởng thành xanh tốt xung quanh, những trải nghiệm chắc chắn sẽ giúp du khách thư giãn sau những căng thẳng của cuộc sống thường ngày.

 

Cách đi đến núi Mắt Thần

Với địa hình cao nguyên núi đá vôi đa dạng, Cao Bằng có những dãy núi, ngọn núi mang vẻ đẹp độc đáo riêng từ độ cao, cảnh sắc thiên nhiên, hệ sinh thái và văn hóa đặc sắc từng dân tộc, vùng miền. Đi theo hướng Tây bạn đến với dãy núi cao từ 600 - 2.000 m so với mực nước biển, điển hình như: Phja Đén, Phja Oắc (Nguyên Bình) từ 800 - 1.900 m, Phja Dạ (Bảo Lạc) gần 2.000 m, Phjêng Mòn (Bảo Lâm) trên 1.000 m... 

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-3Núi Mắt Thần cũng luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có

 

Đến những ngọn núi này, bạn như chạm tới trời bởi không phân biệt được khoảng cách giữa núi và mây trời. Càng lên cao càng nhiều mây bay từng lớp, cuồn cuộn, với tay ra bạn có thể chạm vào mây nhẹ bay. Sau từng lớp mây là có nắng từng đợt dài chạy qua để bạn phóng tầm mắt nhìn xuống phía dưới chân mình ngắm từng dải mây trắng bồng bềnh chồng xếp lên nhau.

Cách 1: Từ đường đi huyện Trà Lĩnh, rẽ sang xã Quang Vinh - Lưu Ngọc, đi thêm chừng 3 - 4 km thì đến đoạn Núi Thủng. Để vào được đây, du khách buộc phải đi bộ thêm 30 phút nữa mới có thể chiêm ngưỡng được vùng “Tuyệt tình cốc”.

Cách 2: Đi bộ từ hồ Thang Hen xuyên thẳng sang chừng 2 km. Đường khó đi hơn. Lưu ý trời mưa dễ trơn trượt, nên đi giày thể thao hoặc ủng nếu mưa. Trẻ em không nên đi đường này vì khá nguy hiểm, dễ vấp ngã, hồ nước sâu.

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-6Du khách có thể đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10

 

Theo kinh nghiệm du lịch núi thủng Nặm Trá nói riêng và quần thể hồ Thang Hen nói chung, du khách có thể đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, để được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu khi nước hồ Thang Hen bị rút cạn chỉ trong vài ba giờ. Nếu du khách đến đây vào mùa lũ thì nước hồ Thang Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng đã chuyển màu đỏ lựng.

Nhìn chung, vào thời gian nào thì núi Mắt Thần cũng luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có, khiến cho du khách có thể thoải mái đến đây quanh năm, tận hưởng kì nghỉ dưỡng lý thú bên gia đình và người thân. Tuy nhiên nếu đến vào mùa cạn, sẽ không được chứng kiến cảnh thơ mộng của thác nước Nặm Trá.

 

Cảnh đẹp xung quanh núi Mắt Thần

Ngoài “Mắt Thần núi” độc đáo, dọc con đường mòn chỉ khoảng 15 phút đi bộ, du khách có thể tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Tày Cao Bằng, với những nếp nhà sàn, hàng rào đá, cánh đồng lúa, ruộng ngô, đàn trâu, bò...  Khung cảnh đẹp yên bình ở đây, khiến du khách như lạc vào thế giới khác, tránh xa sự ồn ào, xô bộ của phố thị.

 

Bạn có thể cùng nhau ngắm cảnh bồng bềnh mây núi hòa mình với thiên nhiên trong lành, mát mẻ, bạn còn được đến bởi Vườn quốc gia Phja Oắc với hàng trăm loài thực vật. Khám phá ngọn Phja Dạ - ngọn núi nhiều đổi thay bởi khi ánh nắng vàng hắt vào những vách đá trơn màu ngà cao vút trông như tháp lửa khổng lồ, khi mưa nước từ trên cao đổ xuống vách đá như tháp nước từ trên trời tuôn xuống, khi sương mây núi ẩn hiện trong mây trắng không biết đâu là đỉnh núi. Đến Phjêng Mòn (Bảo Lâm) ngắm mây trôi bồng bềnh trên dãy núi bình yên. Gặp gỡ, trải nghiệm “văn hóa núi” đá nơi đồng bào Dao, Mông, Lô Lô... quần cư sinh sống. Mỗi bản, làng có nét văn hóa độc đáo riêng từ không gian kiến trúc nhà sàn, ẩm thực miền sơn cước, trang phục, nghi thức sinh hoạt...

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-2Thác Bản Giốc

 

Từ huyện Trà Lĩnh đi sang Trùng Khánh, bạn sẽ ngắm những dãy núi hình tháp chóp chạy dài trên thung lũng bằng phẳng bên dòng sông Quây Sơn xanh ngắt. Đi thăm thú ngôi làng cổ của người Tày ở Khuổi Ky với những ngôi nhà trình tường độc đáo. Đến huyện Thạch An, bạn đến với núi Báo Đông cao gần 1.000 m, thăm di tích Đài quan sát Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch Biên giới năm 1950. Từ trên đỉnh ngọn núi cao này sẽ cho bạn tầm nhìn ra toàn cảnh khu vực núi rừng Tây Bắc, xung quanh là những ngọn núi hình chóp như những bàn tay Phật khổng lồ giơ lên đón mây trời. 

 

len-non-nuoc-cao-bang-ngam-nui-mat-than-11Núi Mắt Thần, biểu tượng cho sự hùng vĩ Cao Bằng

 

Theo hướng Bắc bạn sẽ đến với những dãy núi đá cao độc đáo vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng khám phá không gian “văn hóa núi đá” đồng bào Mông. Độc đáo hơn có Cúc đá ở Lũng Luông, xã Kéo Yên. Các nhà khoa học xác định đây là điểm đứt gẫy địa tầng đầu tiên có hóa thạch Cúc đá (Ammonite) - tên nhóm các loài sinh vật biển thân mềm tiến hóa cao nhất, cách đây 66 triệu năm, đại diện cho đứt gẫy địa tầng sâu Cao Bằng - Tiên Yên hướng Tây Bắc - Đông Nam, có giá trị quốc tế.

Ảnh: Internet

Oanh Kim (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)