Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Chủ nhật, 22/12/2019, 19:26 GMT+7

Nhắc đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay đến hồ Gươm và lăng Bác thì khi nói đến Sài Gòn, có lẽ ai cũng nhớ ngay đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - một công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố xinh đẹp này.

test

Giới thiệu về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn tọa lạc tại số 1, Công Xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn(Ảnh @nguytann)

 

Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, mang nét đặc trưng của du lịch Việt Nam và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước trong chuyến du lịch Sài Gòn.

 

Lịch sử hình thành nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà thờ  bên bờ "Kinh Lớn" hay còn gọi là kinh Charner, nơi có trụ sở Tòa Tạp tụng thời Việt Nam Cộng hòa, để làm chỗ cử hành Thánh lễ cho người theo đạo Công giáo. 

Nhà thờ ấy được làm bằng gỗ và hoàn thành vào năm 1865 với tên gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều bởi các loại côn trùng như mối và mọt gỗ nên vào tháng 8/1876, thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án thiết kế một nhà thờ mới.

Vượt qua hàng chục đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard đã được chọn và được đưa vào xây dựng vào năm 1877, tiêu tốn hết khoảng 2.500.000 franc Pháp trong khoảng 3 năm.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn(Ảnh @stella1.99.0)

 

Đến năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên – người cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý.  

Năm 1959, nó đã được chuyển đến Viêt Nam và được dựng giữa vườn hoa trước nhà thờ. Cũng vào lúc đó, linh mục đã tự tay viết câu kinh cầu nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách. Kể từ đó, tên gọi Nhà thờ Đức Bà ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay.

 

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn


Bên ngoài nhà thờ

Mặc dù được xây dựng đã lâu, song dù là thời gian hay chiến tranh khốc liệt cũng không thể làm tàn phai, phá hủy sự lộng lẫy của kiến trúc Roma pha lẫn Gothic đặc sắc này. 

Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, cao 21 m, nằm giữa quảng trường, liền kề với không gian giao thông quảng trường và không hề có hàng rào hay khuôn viên ngăn cách, trở thành một điểm nhấn trong không gian đô thị thành phố Sài Gòn.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònTòa thánh đường được thiết kế biệt lập so với các công trình khác (Ảnh @falover.blog)

 

Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn từ ốc vít, xi măng cho đến gạch đá đều được đặt làm ở Toulouse Pháp và được chuyển sang bằng đường biển. Chính nhờ loại gạch đặc biệt, để trần, không tô trát, không bám bụi rêu này nên đến tận bây giờ nó vẫn giữ được màu hồng tươi như mới.

Hai chóp mái trắng trên tháp chuông vốn không tồn tại trong bản thiết kế ban đầu, nhưng vào năm 1894 nó đã được chỉnh sửa theo phương án của kiến trúc sư Gardes để định hình lại phong cách kiến trúc Gothic vốn dễ bị lầm lẫn trước đây.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònNhà thờ rất thu hút ánh nhìn (Ảnh @an.yen.23.1)

 

Chính vì vậy, đã làm tăng thêm chiều dài của 2 tháp chuông lên đến 57,6 m, suốt một thời gian dài nó đều nằm ở vị thế cao nhất khu trung tâm thành phố (cao độ 10 m so với mặt biển). Trên tháp có 6 chuông được khắc những họa tiết tinh xảo với tổng cân nặng lên đến 28,85kg, được đặc chế riêng tại Pháp và mỗi một chiếc chuông là tương ứng một một nốt nhạc sol – đô – rê – mi – la – si.

Trên mỗi đỉnh tháp có đính một cây Thánh Giá cao 3,50m, rộng 2 m, nặng 600 kg, khiến cho tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh Thánh Giá là 60,50 m. Vì vậy mà du khách đến với Sài Gòn vào thời điểm đó theo đường biển thì hầu hết đều nhìn thấy nóc chuông nhà thờ này đầu tiên.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònHai tháp chuông sừng sững (Ảnh @qquii.shi)

 

Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái đươc đặt một chiếc đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887. Nếu nhìn từ phía trước thì mặt của chiếc đồng hồ này giống như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó lại là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Dù đã cũ kỹ và thô sơ, song chiếc đồng hồ này vẫn hoạt động khá chính xác.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònChiếc đồng hồ khổng lồ đẹp mắt (Ảnh @kyduuu)

 

Phía trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một vườn hoa xanh mát rực rỡ, ngăn cách với sảnh nhà thờ bằng một lối giao thông trên quảng trường. Ở trung tâm vườn hoa là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 tại Ý, nặng 5,8 tấn, cao 4,6m, làm bằng đá cẩm thạch trắng, không đánh bóng nên vẫn còn giữ được vẻ thô sơ, cổ kính.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònVườn hoa xanh tươi quanh năm (Ảnh @twindy1008)

 

Điểm gây ấn tượng rất lớn trong lòng du khách chính là bức tượng Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức Mẹ lúc nào cũng đăm chiêu nhìn lên bầu trời như đang nguyện cầu…

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònTượng Đức Mẹ uy nghi (Ảnh @dzungnn0210)

 

Ngoài ra, toàn bộ tòa thánh đường này có tới 56 ô cửa kính màu cũng được nhập khẩu hoàn toàn từ bên Pháp. Mỗi một ô của sẽ mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Màu sắc rực rỡ, tinh tế của các ô cửa sổ tạo thành một hình ảnh rất nguy nga, lộng lẫy.

 

 

Bên trong nhà thờ

Khi đến tham quan nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, bạn nhất định phải dành thời gian chiêm ngưỡng nội thất bên trong để cảm nhận rõ nét nhất sự kết tinh hài hòa của kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic chính thống.

Nội thất thánh đường được thiết kế gồm một chính điện (gian chính) ở giữa và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là hai dãy nhà nguyện.

Chính điện có chiều cao 21m, có sức chứa lên đến 1.200 người và được ngăn cách với hai không gian phụ bằng 2 hàng cột bao gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Những cây cột này đều được cuốn vòm, kết hợp với các trụ thép để đỡ vòm mái.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònTòa thánh đường được thiết kế đậm chất "Tây" (Ảnh @4u2c.2)

 

Hai dãy nhà nguyện hai bên thì được chia thành các khoang đặt khoảng hơn 20 bàn thờ cùng các tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng tinh xảo. Nội thất của tòa thánh đường tuy đơn giản nhưng lại toát lên được vẻ sang trọng cổ kính, mang lại cho du khách đến thăm quan một cảm giác bình yên đến lạ.

Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng của nhà thờ Đức Bà cũng được thiết kế hết sức độc đáo. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió làm cho nội thất và kiến trúc trở nên huyền ảo, thì ban đêm những ánh đèn điện sẽ khiến cho không gian trở nên nổi bật hơn.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònNhững ô của sổ có tác dụng rất tuyệt cho việc chiếu sáng (Ảnh @quyendt121)

 

Một điều mà có lẽ ít ai biết đó là phía trên cửa chính là gác đàn – nơi chứa cây đàn organ ống - một trong những cây đàn cổ nhất Việt Nam đấy nhé. Cây đàn này được sản xuất thủ công hoàn toàn để phục vụ cho những nghi lễ của nhà thờ. Nhưng hiện nay thật tiếc là nó đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay nên không thể sử dụng được nữa.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònKhông gian sang trọng trang nghiêm của các buổi lễ (Ảnh @uyenhiie)

 

Có thể nói, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chính là một công trình điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, là một biểu tượng tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo của thành phố Hồ Chí Minh.

 

Những trải nghiệm thú vị tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Có lẽ, với những người theo đạo, địa điểm này chính là một nơi dừng chân cực kỳ lý tưởng vì bạn có thể vào đây để cầu nguyện cùng mọi người.

Còn nếu chỉ đơn thuần đến đây để tham quan thì ngoài việc chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc ấn tượng của nhà thờ và lưu lại những bức ảnh xịn xò, sang chảnh như một góc của trời Tây thì bạn cũng có thể ngồi nghe những tiếng tụng kinh êm dịu và những tiếng chuông ngân vang, đảm bảo bạn sẽ thấy lòng cực bình yên và thanh thản đấy nhé.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònChụp một vài tấm ảnh "so deep" nào (Ảnh @oa.n.h_)

 

Và khi đã dạo chơi, ngắm nghía chán chê thì đừng quên ghé vào những quán trà đá ngay gần đó để thưởng thức một ly trà mát lạnh, nhâm nhi một chút đồ ăn vặt trứ danh của Sài Gòn và ngắm khung cảnh dòng người qua lại xung quanh nhà thờ. Hay chơi đùa cùng những chú bồ câu gần đó cũng sẽ không tồi đâu nhé.

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònNhâm nhi ly trà và thưởng thức vẻ đẹp của nhà thờ (Ảnh @lynhyeu55)

 

Mãn nhãn với vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Đức Bà Sài GònMột chút thú vui tao nhã trong chuyến tham quan (Ảnh @nhiphan.2409)

 

Giờ mở cửa của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn mở cửa đón khách tham quan mỗi ngày. Còn giờ thánh lễ của nhà thờ sẽ diễn ra vào lúc 5h30 sáng và 17h chiều các ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Riêng ngày Chủ Nhật các Thánh lễ diễn ra nhiều hơn vào các khung giờ: 5h30 – 6h30 – 7h30 – 9h30 sáng và 16h – 17h15 – 18h30 chiều.

 

Cách di chuyển đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Do nằm ở trung tâm thành phố nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng xe máy để đến thăm quan nhà thờ. Nếu không có phương tiện cá nhân thì bạn có thể bắt taxi hoặc đi xe buýt đến đây. Và nếu muốn vừa đi vừa ngắm nhìn phố phường lại vừa bảo vệ môi trường thì xích lô chính là phương tiện lý tưởng nhất cho bạn đấy nhé.

Còn chần chờ gì mà không làm ngay chuyến du lịch đến Sài Gòn để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, ấn tượng của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đi nào.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)