Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Hà Nội

Ngắm nhìn Hà Nội qua năm tháng trên những cây cầu

Thứ tư, 15/05/2019, 10:48 GMT+7

Hà Nội trải qua hơn 1000 năm lịch sử đã có những bước đổi thay đáng kinh ngạc nhưng những cây cầu Hà Nội vẫn không ngừng xuất hiện chứng kiến những dấu mốc vàng son và song hành cùng sự phát triển của Thủ đô.

test

Cầu Long Biên sống cùng lịch sử chiến đấu của Hà Nội

Nhắc đến những cây cầu Hà Nội phát triển theo dòng lịch sử của Thủ đô không thể không nhắc tới cầu Long Biên. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu do người Pháp xây dựng, được khánh thành vào năm 1902 với tên Doumer, sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, cầu được đổi tên thành Long Biên như bây giờ. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. 

 

những cây cầu Hà Nội“Hà Nội có cầu Long Biên/ Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng"

 

Tồn tại cùng Hà Nội trong hai thế kỷ XIX và XX, cầu Long Biên không chỉ mang trên mình những vết thương của chiến tranh mà cả những dấu vết của chiến thắng vinh quang. Sau hơn 100 năm, cầu Long Biên trải qua biết bao thăng trầm; những đoạn đường sắt cũ, những nhịp cầu ố vàng là đặc điểm người ta dễ dàng nhận thấy ngay. Cây cầu già này từ lúc nào đã trở thành kỷ niệm, hồi ức quý giá trong mỗi người Hà Nội và là địa điểm thu hút nhất trong tất cả những cây cầu Hà Nội, rất nhiều người đã tới đây chụp hình để lưu lại màu thời gian.

 

những cây cầu Hà NộiẢnh: Nam J
 
những cây cầu Hà Nội

 

những cây cầu Hà NộiChụp ảnh trên cầu Long Biên

>> Xem thêm: Tour Hà Nội - city tour trọn gói 1N

 

Cầu Chương Dương - tâm huyết của người dân Hà Nội dựng lên

Cầu Chương Dương là cây cầu lớn của Việt Nam lần đầu tiên được thiết kế và thi công mà không cần đến sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Cầu Chương Dương được xây cách cầu Long Biên hơn 1km về phía hạ lưu sông Hồng, nối phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm tới xã Bồ Đề thuộc quận Long Biên. Cầu được khánh thành vào năm 1985 với nhiệm vụ san sẻ áp lực giao thông với cầu Long Biên lúc bấy giờ.

 

những cây cầu Hà NộiCầu Chương Dương bắc qua sông Hồng

 

Cầu Chương Dương là bước thử thách đầu tiên và đại thành công của các kĩ sư và công nhân Hà Nội, và nghiễm nhiên trở thành một niềm tự hào của người Hà Nội. Cầu Chương Dương góp phần mở đầu sự tự làm chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà. Cây cầu tại Hà Nội này sau khi hoàn thành đã phần nào giúp cầu Long Biên chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn giao thông kéo dài trong thời gian trước đó.

 

những cây cầu Hà NộiMột sáng mù sương trên cầu Long Biên

 

Cầu Thăng Long: Cây cầu giữ nhiều kỷ lục

Cầu Thăng Long được xây dựng từ năm 1974 – 1985, là cây cầu được xây trong thời gian dài nhất do hai nước Trung Quốc và Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng, cho đến năm 1978 Trung Quốc rút khỏi dự án, công việc xây dựng đứt đoạn đã khiến càu Thăng Long thiếu đồng bộ: Phía bên hữu ngạn có những tháp cầu bị bỏ dở còn phía bên tả ngạn thì không có tháp cầu. Đây là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt-Xô.

Cầu Thăng Long từng là cây cầu lớn nhất Đông Nam Á, lại khác biệt so với những cây cầu Hà Nội khác là có tới 2 tầng: Tầng trên dành cho tô tô, tầng dưới cho đường sắt và phần đường dành cho xe máy và các phương tiện thô sơ.

 

những cây cầu Hà NộiCầu Thăng Long có 2 tầng

 

Khi cầu mới xây xong, có rất ít người và phương tiện qua lại bởi tình hình kinh tế còn khó khăn, xe máy ít, ô tô càng hiếm, đặc biệt phần đường dẫn lên cầu dành cho người đi xe đạp dốc và xấu, chỉ có thể dắt bộ nên người ta ưa đi phà Chèm hoặc vòng đi lối cầu Long Biên dù xa hơn. Mãi tới khi cao tốc Nội Bài được khánh thành vào những năm 90 của thế kỷ XX, đường dẫn lên cầu được cải tạo, mở rộng, thuận tiện hơn thì cầu Thăng Long mới phát huy hết tác dụng của mình.

 

những cây cầu Hà NộiCây cầu thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á

 

Cầu Nhật Tân - cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội

Cầu Nhật Tân nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng được khánh thành vào đầu năm 2015 nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Du lịch Hà Nội du khách không nên bỏ lỡ dịp được chiêm ngưỡng công trình này. Kiến trúc của cầu Nhật Tân đặc biệt nhất trong những cây cầu Hà Nội, kết cấu theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. 

 

những cây cầu Hà NộiCầu Nhật Tân chạy qua một ngôi làng xanh ven sông Hồng. Ảnh: Huu Thanh


Cầu Nhật Tân nối liền con đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực sân bay Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô. Cầu Nhật Tân đặc sắc nhất có lẽ là khi đêm về, mỗi một “cửa ô” đều được bật sáng một màu khác nhau. Sau khi khánh thành, cầu Nhật Tân trở thành một điểm chụp hình thu hút mới của người dân Hà Nội.

 

những cây cầu Hà NộiCầu Nhật Tân rực rỡ sắc màu về đêm

 

Có thể nói những cây cầu bắc qua sông Hồng chính là một phần linh hồn của Hà Nội. Những cây cầu này vừa góp phần phát triển hệ thống giao thông đường bộ mang lại lợi ích kinh tế to lớn vừa mang giá trị tinh thần, cũng là nơi lưu giữ kỷ niệm, góp phần tạo nên nét đẹp cổ kính cho đất kinh kỳ./.

 

Chang (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)