Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Triều Tiên

Ngỡ lạc vào tiên cảnh tại núi Trường Bạch Triều Tiên

Thứ tư, 02/12/2020, 16:00 GMT+7

Không phải là điểm đến nổi tiếng nhất ở “đất nước bí ẩn nhất thế giới” nhưng núi Trường Bạch Triều Tiên lại khiến team mê trekking phải say mê “không lối thoát” đấy nhé.

test

Giới thiệu núi Trường Bạch Triều Tiên

Núi Trường Bạch (Paekdusan) hay Mt. Paektu là một ngọn núi lửa đang hoạt động ở biên giới của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cụ thể là ở phía Tây Bắc của quận Samjiyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 385 km và giáp với tỉnh Cát Lâm của Đông Bắc Trung Quốc, với độ cao là 2.744m và tổng diện tích lên tới 8.000 km2, gần bằng diện tích của Jeollabuk-do. 

 

2744m - độ cao của đỉnh núi Trường Bạch Triều TiênCheck in trên đỉnh núi (Ảnh @hey_jude119)

 

Tên của núi Baekdu đã được gọi theo nhiều cách khác nhau trong suốt dòng chảy lịch sử dài dằng dẵng. Tên đầu tiên theo tài liệu là Buham, có nghĩa là “chúa tể thiên thể” vì trong một khu vực hoang vu rộng lớn bỗng xuất hiện một ngọn núi sừng sững. Vào triều đại Joseon cổ đại của Tam Quốc thì nó được gọi là 'Taebaek'. Sau đó, vì đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết trắng trong gần như bốn mùa, và được làm bằng đá bọt trắng, vì vậy nó đã được đặt tên là “Paekdu” tức “Đầu Trắng” và phổ biến cho đến hiện nay.

 

tuyết - đặc sản của núi Trường Bạch Triều TiênHầu hết thời gian trong năm đều bao phủ bởi tuyết (Ảnh @jenrayhyojeong)

 

Người Triều Tiên coi núi Paektu không chỉ là trái tim của Cách mạng Triều Tiên được tôn là khai quốc lập quốc, mà còn là nơi cội nguồn của tổ tiên và là một trong ba ngọn núi “địa linh” (Jirisan, Hallasan và Paektusan) tạo nên nền tảng huyền thoại của Bắc Triều Tiên. Bởi vậy, nó luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

 

Điều gì khiến núi Trường Bạch Triều Tiên hút khách như vậy?


1. Khung cảnh thơ mộng

Đúng như tiên gọi của nó, khi đã bước lên đỉnh núi, chắc chắn bạn sẽ bị chinh phục bởi khung cảnh hết sức thơ mộng và trữ tình nơi đây. Khắp nơi, đâu đâu cũng được bao phủ bởi một màu trắng tinh khôi, khi có ánh sáng chiếu vào lại trở nên lung linh, lấp lánh đến lạ.

Hơn nữa, vì là ngọn núi cao nhất Triều Tiên nên sẽ chẳng có nơi nào săn mây "phê pha" hơn ở đây đâu nhé. Cái cảm giác được những đám mây trắng bồng bềnh ôm ấp quanh người như đưa ta lạc vào chốn tiên cảnh mộng mơ, chắc chắn sẽ hạnh phúc chẳng thể thốt lên lời cho xem.

 

ăn mây - hoạt động thú vị tại núi Trường Bạch Triều TiênTrải nghiệm săn mây tuyệt vời (Ảnh @charming___u)

 

Song, điều ấn tượng nhất ở núi Trường Bạch Triều Tiên có lẽ chính là hồ miệng núi lửa khổng lồ được gọi là Chon (Hồ của Trời) nằm ở ngay trên đỉnh.

Hơn một nghìn năm trước (950 sau Công Nguyên), Paektu là nơi diễn ra một trong những vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại, phủ trắng miền đông châu Á trong tro bụi. Để rồi cũng chính vụ nổ lớn đó đã khiến miệng núi lửa sụp đổ tạo thành một cái hố rộng 4 km và ngày nay là miệng núi lửa sâu nhất cũng như lạnh lạnh thế giới.

 

hồ Chon - điểm nhấn tại núi Trường Bạch Triều TiênKhung cảnh thơ mộng của hồ (Ảnh @juran918)

 

Hồ Chon là danh lam thắng cảnh hiếm có trên thế giới với khung cảnh thiên nhiên hết sức nên thơ. Vào mùa xuân hay hè thì nước hồ trong veo và xanh ngắt như một viên ngọc bích khổng lồ, nhất là lại được bao quanh bởi những vách núi đá trơ trọi nên mặt nước cực kỳ yên tĩnh, khiến ta như đang đứng trước một bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ vậy.

 

checkin - hoạt động thú vị tại núi Trường Bạch Triều TiênĐẹp tựa một bức tranh vậy (Ảnh @so_llaa)

 

Còn vào mùa đông, cả mặt hồ đóng băng trở nên trắng xóa, phản chiếu ánh nắng mặt trời thì lại làm khung cảnh trở nên kỳ ảo như vô thực, để rồi ai cũng không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp.

 

 

2. Hệ sinh thái đa dạng

Do khí hậu có sự thay đổi lớn theo chiều thẳng đứng nên sự khác biệt về thảm thực vật ở dãy núi Trường Bạch Triều Tiên rất rõ và rất đa dạng về chủng loại, với khoảng 1.400 loại thực vật và 400 loại động vật cùng sinh sống.

Nếu xem xét thảm thực vật theo độ cao thì khu vực cao từ 500 - 1.050m là khu vực rừng hỗn giao: nơi các loại cây lá kim như cây thông, cây vân sam, cây dương dương và các loại cây lá rộng như cây bạch dương, cây kim tước, cây tiết xen lẫn với nhau.

 

thực vật đa dạng tại núi Trường Bạch Triều TiênThực vật sinh sống đa dang (Ảnh @yu_m1314)

 

Khi độ cao lên tới 1.750m thì rừng lá kim, rừng nguyên sinh cây lá kim tạo thành biển lớn. Ở độ cao 2.100m, nhiệt độ tối đa vào mùa hè không quá 10 độ C, đất cằn cỗi và gió lớn nên chỉ có vùng cây bụi sinh sống.

Còn với độ cao từ 2.100m trở lên là vùng đất băng giá, nhiệt độ mùa đông dưới -45 ℃, thậm chí là hơn 300 ngày trong năm, mây mù liên tục và gió mạnh làm cây khó phát triển, vì vậy chỉ những loài chịu được khắc nghiệt như: đỗ quyên lông, nấm, cọ đá, liễu lá tròn mới có thể sinh sống. 

Ngoài ra, trong trong khu vực núi Baekdu còn có khoảng 900 loài cây thuốc sống, bao gồm: nhân sâm hoang dã, nhung hươu và lông nhung, xạ hương, Dangsam, Hwanggi, Pyeongpaemo, Sesin,...đã khiến nó trở thành khu dược liệu tự nhiên đẳng cấp thế giới.

Hệ động vật ở đây cũng chẳng kém cạnh khi có: Hổ núi Baekdu, Jaweed, Hươu, Rái cá, Báo, Sari, Gấu, Geumjeonpyo, Hươu, Sóc, Chồn, Thỏ và Thỏ Chuột Alpine, Hogol, gạc,...cùng hơn 130 loài chim như: vịt bầu, cò đen, chim mỏ quạ, chim xanh, chim giẻ cùi, gà lôi, chích chòe vàng, chim sơn ca vàng, chim gõ kiến ngũ sắc, chim cú đại bàng và chim vành khuyên...khiến ai cũng không thể rời mắt.

 

Cách di chuyển đến núi Trường Bạch Triều Tiên

Cách duy nhất để du khách nước ngoài đến núi Trường Bạch Triều Tiên là đi máy bay từ thủ đô Bình Nhưỡng đến sân bay Samjiyon, sau đó bắt xe đến chân núi. Từ đây, du khách có thể đi đường sắt leo núi đến đỉnh núi trong thời gian khoảng 5 phút. Tuy nhiên, đường sắt hoạt động không ổn định do thường xuyên bị mất điện, vậy nên bạn hãy chủ động đi bộ lên đỉnh dọc theo con đường quanh co trong khoảng 40 phút nhé.

Còn muốn đi từ đỉnh núi đến hồ Chon trong miệng núi lửa thì bạn phải đi cầu thang xuống hồ. Cáp treo cũng là sự lựa chọn rất tuyệt vì tiết kiệm thời gian, song cần lưu ý rằng cáp treo thường không hoạt động do mất điện, nên nếu may mắn thì bạn mới sử dụng được phương tiện này thôi.

 

Một số lưu ý khi đến núi Trường Bạch Triều Tiên

Trang phục: núi Trường Bạch thuộc vùng lạnh nhất Bắc Triều Tiên và thời tiết dễ thay đổi đột ngột. Gió trên đỉnh núi thường mạnh và lạnh nên mùa nào cũng cần áo ấm. Nếu bạn đi đến đây thì nên mang theo: giày dép chống thấm nước, thoải mái và chống trơn trượt, tốt nhất là giày chuyên dụng leo núi cho an toàn, áo mưa, kính chống nắng (thậm chí có thể được sử dụng để bảo vệ khỏi gió trộn với cát), kem chống nắng (vì ánh nắng mặt trời trên cùng có thể rất mạnh)…

 

quần áo ấm - trang phục thăm núi Trường Bạch Triều TiênTrang phục leo núi phải ấm áp (Ảnh @so_young_hong)

 

Thời gian tốt nhất để ghé thăm: Mt. Paektu được đặc trưng bởi khí hậu lục địa lạnh. Mùa xuân bắt đầu vào cuối tháng 5 và nhiệt độ không quá 20C vào mùa hè. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm.

Mùa đông ở đây kéo dài 8 tháng. Hồ được bao phủ bởi băng tuyết từ tháng 10 cho đến tháng 6 năm sau. Do vậy, nếu yêu thích mùa đông và muốn ngắm tuyết thì bạn có thể leo núi vào thời điểm này. Tuy nhiên, cần lưu ý hầu hết mùa đông không thể đến được từ phía CHDCND Triều Tiên, nên tốt nhất là hãy đi từ phía Trung Quốc nhé.

 

mùa đông - thời điểm thú vị để thăm núi Trường Bạch Triều TiênĐi vào mùa đông để ngắm tuyết cũng rất tuyệt (Ảnh @gakilau_)

 

Riêng tháng 7 và tháng 8 thường có mưa và nhiều mây, thời tiết xâu, đường đi rất dễ trơn trượt, cực kỳ không an toàn, vì thế đây là thời gian không nên ghé thăm núi nhất.

Nếu bạn là người mê trekking thì đừng bỏ qua trải nghiệm tuyệt vời tại núi Trường Bạch Triều Tiên nhé.

 

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)