Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Lào Cai

Tất tần tật các điểm ăn chơi khi du lịch bản Tả Phìn

Thứ năm, 09/05/2019, 08:44 GMT+7

Bản Tả Phìn nằm cách trung tâm thị trấn Sapa về phía Tây Bắc khoảng 17km. Bên cạnh Sapa, đây là một trong những điểm du lịch vô cùng hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước khi tới thăm Lào Cai. Vậy du lịch bản Tả Phìn chúng ta sẽ ăn chơi ở đâu và cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau đây nhé.

test


Khám phá văn hóa dân tộc ở Tả Phìn

Bản Tả Phìn là ngôi làng của người Dao Đỏ tại Lào Cai với những sự độc đáo về kiến trúc nhà cửa, trang phục và đặc biệt là các lễ hội đặc sắc. Đến nơi đây bạn sẽ có cơ hội khám phá tìm hiểu về đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc với các nghi lễ múa Bai Tram bắt ba ba, nghi lễ cưới, hát giao duyên… Tả Phìn còn nổi tiếng với các món đồ thổ cẩm tinh xảo. Đây sẽ là một sự lựa chọn hợp lí để làm quà lưu niệm mang về. Nếu bạn là một tín đồ ăn uống thì đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sắc mang đậm hương vị truyền thống như thịt lợn cắp nách kho, thịt gà bản xào sả, canh thịt lợn nấu măng và sấu nhé.

 

bản Tả PhìnRất nhiều nét văn hóa độc đáo ở Tả Phìn đang chào đón bạn đấy

 

Các điểm du lịch hấp dẫn ở Tả Phìn

 

1. Hang động Tả Phìn

Hang động Tả Phìn hay còn được người địa phương gọi là Ti Ổ Cẩm. Cửa động có chiều cao khoảng 5m, rộng 3m mở ra một lối đi xuống lòng đất. Trên cửa động còn khắc 6 chữ : “Đại Bình Tả Thanh Long Động”.  Đi sâu vào trong du khách sẽ nhìn thấy các tảng đá mang những hình dáng khác nhau như thiếu phụ bồng con, các nàng tiên hay những mâm xôi khổng lồ… Tại khu vực rộng nhất trong hang, nhũ đá rủ xuống uốn lượn, nhấp nhô long lanh màu ngọc bích vô cùng đẹp. Đặc biệt sâu bên trong hang còn có hòn đá kì lạ có in hình những vết chân gà, chân ngựa. Vách đá đối diện còn lưu lại những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng. Giá vé vào động là 5.000 đồng và bạn sẽ có người cầm đèn dẫn tham quan.

 

bản Tả PhìnVẻ đẹp thạch nhũ bên trong hang động Tả Phìn

 

2. Tu viện Tả Phìn

Tu viện Tả Phìn được xây dựng vào năm 1942 tại bản Tả Phìn. Đây là nơi dành cho các nữ tu theo đẹo Kito giáo sinh hoạt trong suốt nhiều năm trước khi rời về Hà Nội năm 1945  do tình hình an ninh bất ổn. Từ đó tu viện bị bỏ hoang thành phế tích, nhưng do được xây dựng bằng đá ong vững chắc nên những bức tường, trụ cột vẫn còn tồn tại đến ngày nay và giữ được sự kiên cố chắc chắn, trở thành một điểm check – in vô cùng hot với giới trẻ.

 

bản Tả PhìnVẻ đẹp cổ kính, hoang sơ của tu viện

 

Tu viện bao gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, một cầu thang nhỏ và có một tầng hầm dưới lòng đất. Phía trước toà nhà là một hành lang rộng, dài đã cũ theo thời gian. Nhà ngang này chính là chỗ ở và nơi sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Hiện nay toà tu viện này đã xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ phần mái đã mất hết, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. 

 

bản Tả PhìnNhững bức tường nhuốm màu rêu phong

 

Ở nơi núi cao sương phủ, hình ảnh của tòa Tu viện cổ đổ nát rêu phong ẩn hiện trong màn sương trắng của Sa Pa, cùng với cây cối rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện ma mị huyền ảo. Mặc dù đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng những đường nét kiến trúc cổ kính và không gian trầm mặc của tu viện lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh.

 

bản Tả PhìnĐây là một điểm check - in vô cùng hấp dẫn giới trẻ

 

3. Cầu mây

Điểm đếm tiếp theo khi du lịch bản Tả Phìn là một cây cầu treo rất đặc biệt bắc qua con suối Mường Hoa. Cây cầu này được tạo thành từ những sợi dây mây nên có tên là Cầu Mây Sapa. Có khá nhiều cách giải thích về cái tên Cầu mây này, tuy nhiên có 2 cách giải thích phù hợp như sau: thứ nhất là vào những ngày sương mù dày đặc bao phủ, khi đi qua cầu khiến mọi người có cảm giác như đang đi trên mây. Cách giải thích thứ hai là cây Cầu mây này được làm từ nguyên liệu chính là mây tre, nên cây cầu mới có tên gọi là Cầu Mây.

 

bản Tả PhìnĐây là nơi ra đời những bức ảnh cực nghệ thuật

 

Các trải nghiệm thú vị tại bản Tả Phìn

Điều đầu tiên bạn cần làm khi du lịch bản Tả Phìn chính là ghé thăm các gian hàng thổ Cẩm. Ðối với người dân tộc nơi đây, thổ cẩm không chỉ dùng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng, là kỷ vật tình yêu hay của hồi môn trong ngày cưới. Những đường nét hoa văn tinh xảo thể hiện trên mỗi tấm thổ cẩm là những tinh hoa của người dệt, của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính điều này đã làm cho thổ cẩm Sapa nổi bật hơn hẳn so với các loại thổ cẩm các vùng khác. Ngoài ra, đây cũng là một mặt hàng lưu niệm không thể thiếu của du khách khi tới thăm Sa Pa để dành tặng cho gia đình và thân.

 

bản Tả PhìnNhững món đồ thổ cẩm sẽ là món quà không thể thiếu tại đây

 

Không chỉ là nơi có cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, bản Tả Phìn còn nổi tiếng với dịch vụ tắm thuốc dân gian vô cùn tốt cho sức khỏe. Không giống như các nơi khác, thuốc tắm của người Dao đỏ ở Tả Phìn có nhiều loại cây hơn so với các vùng khác, trung bình khoảng từ 10 đến 100 loại lá thuốc được đun cho một lần tắm. Cũng vì vậy mà mức giá dịch vụ này  lên đến 80-100 đồng/lần, tuy nhiên số tiền mà bạn bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Đây là một hoạt động rất được ưa thích bởi du khách cả trong nước và quốc tế khi du lịch Tả Phìn.

 

bản Tả PhìnTrải nghiệm tắm thuốc lá của dân tộc Dao đỏ

 

Một số lưu ý khi thăm bản Tả Phìn

Khi du lịch bản Tả Phìn có một số những quy tắc phong tục mà bạn cần nhớ để chuyến đi của mình được tốt đẹp và suôn sẻ như sau:
Theo quan niệm của người dân tộc nơi đây, khách muốn vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Nhà người Mông thường có một cây cột to nhất chôn sâu xuống đất cao đến tận nóc nhà. Đây gọi là cột cái, nơi ma quỷ trú ngụ, bạn không được treo quần áo hay ngồi dựa lưng vào cây cột đó. Gian giữa nhà là nơi thờ cúng nên khách không được phép ngồi ở đây. Ghế đầu bàn là vị trí dành cho cha mẹ, du khách cũng không được phép ngồi vào. Khi chủ nhà mời uống nước, uống rượu, nếu bạn không muốn uống thì hãy từ chối khéo chứ không được úp bát xuống bàn. Chỉ có thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma. 

 

bản Tả PhìnHãy nhớ không được mặc một màu trắng trơn hay huýt sáo khi vào bản nhé

 

Khi vào bản bạn lưu ý không mặc các loại đồ màu trắng vì đó là màu sắc của tang lễ, cũng không được huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Lí do vì người dân tộc cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là tiếng gọi ma quỷ về bản. Đó là một số lưu ý hữu ích dành cho các bạn đến du lịch bản Tà Phìn để có một chuyến du lịch tuyệt vời nhất. 

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)