Cung điện Polata Tây Tạng hiện là cung điện nằm ở độ cao lớn nhất thế giới. Không chỉ có kiến trúc đồ sộ mà công trình này còn có tới hàng nghìn pho tượng Phật với các kích thước khác nhau.
Cung điện Potala Tây Tạng không chỉ mang ý nghĩa về mặt kiến trúc, tôn giáo, lịch sử mà còn là nơi lưu trữ nhiều kho báu vô giá của các tuyệt tác nghệ thuật ấn tượng.
Cung điện Polata Tây Tạng nằm trên đỉnh Hồng Đồi với độ cao là 3.600m so với mực nước biển, quay mặt ra thung lũng Lhasa, Tây Tạng. Công trình cao 170m này được biết đến là cung điện nguy nga và đồ sộ nhất trong những kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Trước đây, Potala được dùng như là 1 cung điện mùa đông cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và là nơi đặt chính phủ của Tây Tạng. Kể từ khi xây dựng, cung điện đã trở thành biểu tượng cho quyền lực gắn chặt với nhiều đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, nắm vai trò truyền bá, giữ gìn văn hóa truyền thống địa phương.
Nhiều người còn gọi cung điện Polata Tây Tạng là cung điện mùa đông. Tổ chức UNESCO đã công nhận công trình này là một Di sản của thế giới. Thời báo USA Today và 1 chương trình truyền hình ở Mỹ là Good morning America đã gọi Polata là một trong "bảy kỳ quan mới". Phong cách kiến trúc nguy nga và xếp tầng tầng lớp lớp đã khiến cho quang cảnh ở đây trở nên diễm lệ hơn. Giữa sự bao la của không gian lại nổi lên một công trình đẹp như trong truyện cổ tích.
Để bảo vệ cung điện thì những nhà quản lý đã ra quy định chỉ cho phép 2300 lượt khách được vào tham quan mỗi ngày. Bởi thế, nếu muốn đến đây thì hãy chủ động đặt vé trước để có thể chắc chắn rằng mình sẽ được vào bên trong tham quan. Đồng thời, hãy lưu ý là bạn không được chụp ảnh bên trong cung điện.
>>Xem thêm: Vẻ đẹp rực rỡ của nhà thờ Saint Sophia Cáp Nhĩ Tân |
Cung điện Potala Tây Tạng được xây dựng trên nên của một cung điện cũ do Songsten Gampo xây dựng ở trên ngọn Đồi Đỏ. Nơi đây có hai nhà nguyện nằm ở góc phía Tây Bắc có mục đích bảo tồn các khu vực còn lại của cung điện cũ. Một nhà nguyện là Chogyel Drupuk, nhà nguyện còn lại tên là Phakpa. Vào năm 1654, Đức Lai Lạt Ma thứ 5 là Lozang Gyatso đã cho tiến hành xây dựng Polata. Công trình nằm ở vị trí trung tâm giữa các tu viện Sera và Drepung và thành cổ Lhasa.
Phần kiến trúc bên ngoài cung điện được xây dựng trong vòng 3 năm. Nội thất bên trong thiết kế trong vòng 45 năm để hoàn thiện. Kiến trúc được thi công đến năm 1694 mới hoàn thiện. Kể từ đó, Potala được đưa vào sử dụng như là một cung điện mùa đông cho các Đạt Lai Lạt Ma. Vào năm 1959, công trình bị tổn thất nhẹ do cuộc nổi dậy của người Tây Tạng.
>>Xem thêm: [UPDATE] Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc 2022 tự túc siêu chi tiết |
Cung điện Potala Tây Tạng nằm ở địa hình cao 3700m so với mực nước biển, được chia thành 3 khu vực là: khu cung thành, khu cung thất và khu hồ. Khu vực cung thành nằm ngay phía trước núi, gồm 3 cửa là tây, nam, đông. Ngoài ra có thêm 2 gác lầu. Bên trong gác lầu có các cầu thang vòng dẫn lên đỉnh cung điện. Nơi đây có những cơ quan quản lý phục vụ như: chuồng ngựa, nơi ở của tăng ni, viện in kinh,... Cung thất cũng chính là trung tâm của Potala. Quần thể công trình này có hai cung chính là Hồng cung và Bạch cung.
Hồng Cung được thiết kế với phong cách kiến trúc đậm chất tôn giáo. Trong đây có lăng mộ của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma. Nguyên vật liệu chủ yếu để xây dựng cung điện là gỗ, đá và đất. Vào thời điểm xây chưa có nhiều phương thức di chuyển nên những nguyên liệu đó hầu như sẽ dùng sức người và lừa. Cung điện có hơn 1000 phòng, 20.000 tượng điêu khắc, hơn 10.000 Phật điện. Đạt Lai sẽ ở trong gian phòng gần vùng nóc. Trên phần mái, các Đạt Ma thường ngồi đó để thổi kèn cầu nguyện.
Kiến trúc chủ đạo của Hồng cung là những tòa tháp thờ linh cốt của Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Những tháp đó được dát vàng lộng lẫy. Tòa tháp của vị Đạt ma thứ 13 cao tới 21m, dùng bạc để chế tác, ở trên nạm khảm bảo thạch. Trên nóc của Hồng Cung có 8 ngọn tháp làm từ vàng, con số 8 cũng biểu tượng cho 8 Đạt Lai Lạt Ma. Ước tính đã đùng đến 9 vạn lượng vàng ròng để đúc nên các tháp đó. Ở nóc điện và 1 phần bên ngoài điện có nhiều linh vật, tượng Phật, tháp, chuông cổ quý.
Bao quanh Hồng cung chính là khu vực Bạch cung tạo nên hai phần kiến trúc rõ ràng. Đây là phòng hành chính, nhà ở bổ sung và chỗ ở của những Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện có tới gần 10.000 cuộn tranh, 698 bức tranh tường, bộ sưu tập tài liệu quan trọng và nhiều tác phẩm điêu khắc. Ngoài ra còn có các hiện vật về Phật giáo cùng nhiều báu vật nằm trong khuôn viên cung điện, bao gồm kinh sách Phật giáo, đồ cổ Trung Hoa và nhiều quà tặng của Hoàng đế và quan chức cho các nhân vật tôn giáo. Các bức tượng điêu khắc sư tử nằm ở lối canh gác ra vào khiến cho cung điện thêm phần bí ẩn.
Cung điện Potala Tây Tạng còn tác động lớn đến một số kiến trúc của các nước khác như đền Putuo Zongcheng của Trung Quốc, cung điện Leh ở Ấn Độ.
Trên đường tham quan cung điện Potala Tây Tạng, bạn cũng có thể dành thời gian để ghé thăm làng Lhasa Zhol nằm dưới cung điện. Ở đây có hai cột trụ, trong đó có một cột bên trong được gọi là doring nangma. Cột trụ đó nằm ngay giữa nhưng bức tường pháo đào. Cột trụ bên ngoài tên là chima doring nằm ở lối vào phía Nam làng. Đây là cột trụ có giá trị lịch sử quan trọng, nơi ghi dấu những chiến công, cống hiến của 1 vị tướng Tây Tạng.
Đền Jokhang cách cung điện Potala 1 đoạn đi bộ ngắn. Đây là ngôi đền linh thiêng hàng đầu ở Tây Tạng với tuổi đời đã lên tới 1300 năm tuổi. Đền có sự pha trộn giữa các phong cách kiến trúc Tây Tạng, Ấn Độ và Nepal. Người dân địa phương và các tín đồ Phật giáo thường đi bộ dọc những con đường rải sỏi, theo hướng đi mặt trời và dừng lại quay bánh xe cầu nguyện và lạy.
Phố Barkhor nằm bao quanh đền Jokhang là 1 khu phố cổ thể hiện đầy đủ những nét văn hóa của người Tây Tạng. Đây cũng là nơi có lượng hàng khách khám phá hàng ngày lớn nhất Lhasa với hơn 1000 quầy hàng di động và nhiều cửa hàng. Các ngôi nhà quay mặt ra phố bày bán nhiều nhu yếu phẩm hàng ngày như áo choàng Tây Tạng, kinh luân, đồ dùng tôn giáo.
Drepung là tu viện quan trọng nhất của hệ giáo phái Gelug thuộc Phật giáo Tây Tạng. Đây cũng là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Tây Tạng. Tên gọi Drepung được đặt theo kiến trúc màu trắng bao phủ cả ngọn đồi. Khi nhìn từ xa, nó giống một đống lúa cao khổng lồ. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về giáo lý quý báu và lịch sử của Phật giáo. Hàng năm ở đây diễn ra lễ hội Shoton trưng bày bức thangka khổng lồ thu hút đông đảo khách du lịch và tín đồ Phật giáo đến cầu phước lành.
Ngày nay, cung điện Polata Tây Tạng đã được cải tạo để trở thành một Bảo tàng quốc gia. Nơi đây không chỉ mang giá trị lớn lao về tôn giáo, lịch sử, kiến trúc mà còn lưu trữ nhiều kho báu quý giá và các tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại. Cung điện xứng đáng là một địa điểm hành hương quan trọng ở Trung Quốc xứng danh với Di sản văn hóa mà UNESCO công nhận.
Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet