Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Lai Châu

Khám phá báu vật quốc gia tại đền thờ vua Lê Lợi Lai Châu

Thứ hai, 24/02/2020, 14:06 GMT+7

Đến Lai Châu, đừng quên ghé đến đền thờ vua Lê Lợi để khám phá “báu vật quốc gia” đã tồn tại ở đây hơn 600 năm trước. Nếu mỏi bước bạn còn có thể dừng lại giữ những bậc đá hướng lên đền để ngắm nhìn dòng sông Đà êm đềm chảy giữa những vách núi đá hùng vĩ của Tây Bắc.

test

Bạn đang phân vân lựa chọn điểm đến nào tại Lai Châu? Một trong những địa điểm không nên bỏ lỡ để khám phá không cảnh đẹp thiên nhiên tại đây mà còn là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử cả ngàn năm, đó chính là đền thờ vua Lê Lợi. Cùng Lữ Hành Việt Nam “dạo một vòng” đền thờ này qua bài viết dưới đây xem có gì thú vị đang chờ đón bạn nhé!

 

Đôi nét về đền thờ vua Lê Lợi tại Lai Châu

Đền thờ vua Lê Lợi – vua Lê Thái Tổ có diện tích hơn 15.000m2 thuộc tổ 5, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu. Đền được cho xây dựng vào năm 2010 để tưởng nhớ tới công ơn của vua Lê Lợi trong trận đánh bảo vệ vùng Tây Bắc, chính ông đã thân chinh cầm quân lên thượng nguồn sông Đà để dẹp loạn Đèo Cát Hãn với âm mưu chia cắt miền đất phía Tây nước ta vào năm 1431. 

 

Đền thờ vua Lê LợiĐôi nét về đền thờ vua Lê Lợi tại Lai Châu

 

Cho đến ngày nay, tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều bút tích của ông sau khi giành được chiến thắng. Sau khi bình định yên ổn vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về, khi đi qua địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn hiện nay, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia ghi nhớ sự kiện này.

 

Đền thờ vua Lê LợiĐền thờ vua Lê Lợi – vua Lê Thái Tổ có diện tích hơn 15.000m2 thuộc tổ 5, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu

 

Đền thờ vua Lê LợiCho đến ngày nay, tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều bút tích của ông sau khi giành được chiến thắng.

 

Đền thờ vua Lê Lợi không chỉ là để người dân nơi đây tưởng nhớ về vị anh hùng của dân tộc mà còn là một trong những điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh của bà con nơi đây. Đền được thiết kế với kiến trúc gồm 5 gian bằng gỗ với 3 gian ngang chính điện và 2 gian hậu cung. Trong đền cũng có nhiều những công trình khác như cổng chính, bậc tam cấp, khuôn viên cây xanh hay tượng Phật bà Quan âm,... rất thu hút.

 

Đền thờ vua Lê LợiĐền thờ vua Lê Lợi không chỉ là để người dân nơi đây tưởng nhớ về vị anh hùng của dân tộc mà còn là một trong những điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh của bà con nơi đây.

 

Đến với đền thờ vua Lê Lợi khám phá báu vật quốc gia

Vì nằm trên một ngọn đồi ở vị trí đắc địa nên khi ghé tới đền thờ vua Lê Lợi bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh 4 phía xung quanh. Lối đi lên đền được xây dựng rộng rãi dưới tán cây xanh nên bạn có thể thoải mái tản bộ mà chẳng lo ngại nắng nóng hay mệt mỏi. 

 

Đền thờ vua Lê LợiĐến với đền thờ vua Lê Lợi khám phá báu vật quốc gia

 

Phía bên trong khuôn viên của đền là tấm Bia Lê Lợi, bên trên tấm bia có ghi rõ: “Nỗi lo di địch nơi biên cương đã có từ xưa, đời nhà Hán đã có bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng vậy.

Mới đây có chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, bầy tôi ở nơi phên giậu trở nên ương ngạnh, Cát Hãn nhờn theo thói cũ không chịu thay đổi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ man ngang ngạnh với giáo hóa sau này.

Bọn giặc cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,
Dân biên thùy từ lâu mong ta đến cứu sống
Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có
Đất đai hiểm trở từ nay không còn
Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,
Sông núi từ nay nhập vào bản đồ
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.

Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)

Ngọc Hoa động chủ đề”

Tấm bia như một minh chứng hùng hồn để khẳng định những mốc sự kiện lịch sử vàng son chói lọi đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các vua chúa phong kiến ở nước ta. Tấm bia ấy tại đền thờ đã được Bộ Văn hóa Truyền thông và Du lịch quyết định xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1981 và Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

 

Đền thờ vua Lê LợiTấm bia ấy tại đền thờ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

 

Đền thờ vua Lê LợiGhé thăm đền thờ vua Lê Lợi

 

Đặc biệt, vào năm 2005 khi nhà máy thủy điện Sơn La – Lai Châu khởi công xây dựng, để tránh bị ngập làm ảnh hưởng đến di tích, phần văn bia đã được di dời ra khỏi vách đá dưới dạng một tảng đá lớn có kích thước chiều dài là 2,62 mét, chiều cao là 1,85 mét, với trọng lượng lên đến 15 tấn. Đến năm 2012, tấm bia được chuyển về nằm cách vị trí ban đầu 500 mét. 

 

Đền thờ vua Lê LợiĐặc biệt, vào năm 2005 khi nhà máy thủy điện Sơn La – Lai Châu khởi công xây dựng, để tránh bị ngập làm ảnh hưởng đến di tích, phần văn bia đã được di dời ra khỏi vách đá

 

Lễ hội Đền thờ Vua Lê Lợi được diễn ra vào ngày 12/1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc – Vua Lê Lợi. Lễ hội này có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu sau này về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi của cha ông ta.

 

Đền thờ vua Lê LợiNếu mỏi bước bạn còn có thể dừng lại giữ những bậc đá hướng lên đền để ngắm nhìn dòng sông Đà êm đềm chảy giữa những vách núi đá hùng vĩ của Tây Bắc.

 

Đền thờ vua Lê LợiLễ hội này có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu sau này về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi của cha ông ta.

 

Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi được chia thành 2 phần chính đó là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ sẽ bao gồm nhiều nghi thức quan trọng như đánh trống khai hội, dâng hương,... Ở phần hội sẽ diễn ra các trò chơi dân gian vô cùng thú vị như:  bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh chiêng hay thi chọi gà, kéo co, hái hoa dân chủ, nhảy bao bố,... Mỗi năm, lễ hội diễn ra đều thu hút vô cùng đông đảo người dân trong vùng và du khách ghé tới tham quan và cổ vũ.

 

Đền thờ vua Lê LợiLễ hội Đền thờ vua Lê Lợi được chia thành 2 phần chính đó là phần lễ và phần hội.

 

 

Đền thờ vua Lê Lợi quả là một điểm đến vô cùng thú vị khi ghé tới du lịch Lai Châu phải không? Hy vọng với những thông tin trên đây mà Lữ Hành Việt Nam cung cấp, bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho chuyến hành trình khám phá mảnh đất Lai Châu sắp tới nhé!

 

Hòa Luty (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet.

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)