Hà Nội vào tháng 3 có gì quyến rũ? Đó là khi muôn hoa khoe sắc trên những con phố cổ kính, tiết trời se lạnh dễ chịu mời gọi. Không chỉ có vậy, tháng 3 âm lịch còn là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc cùng vô vàn trải nghiệm thú vị khác. Cùng Luhanhvietnam khám phá chi tiết về những lễ hội tháng 3 ở Hà Nội nhé!
Khi đến Hà Nội, bạn nhất định không nên bỏ lỡ lễ hội chùa Hương – một trong những lễ hội lớn nhất của Việt Nam và là niềm tự hào củangười dân Hà Nội. Hàng năm, khi lễ hội bắt đầu, xã Hương Sơn lại đón một lượng lớn du khách thập phương đổ về trẩy hội, tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt và linh thiêng.
Đến với lễ hội chùa Hương, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, an yên nơi miền đất Phật. Tại đây, không chỉ có lễ viếng chùa, du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: bơi thuyền, leo núi, thưởng thức các làn điệu dân ca truyền thống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội thư thái ngắm cảnh trên thuyền trôi dọc suối Yến thơ mộng, check in với những khoảnh khắc đặc biệt.
Hằng năm, khi mùa lễ hội đến, rất đông du khách chọn lễ hội chùa Thầy làm điểm đến du lịch tại Thủ đô. Lễ hội này được tổ chức tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, ngôi chùa này là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh, người được tôn vinh là Ông tổ của loại hình nghệ thuật múa rối nước dân gian truyền thống này tại nước ta.
Đến với lễ hội chùa Thầy, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh, tham gia các nghi lễ truyền thống và thưởng thức nghệ thuật múa rối nước độc đáo. Bên cạnh đó, lễ hội còn mang đến những trải nghiệm thú vị khác như: leo núi, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ xung quanh chùa.
>>Xem thêm: Ghé thăm chùa Thầy - ‘Sơn Đoòng’ thu nhỏ ngay tại Hà Nội |
Lễ hội làng Lệ Mật ở Hà Nội tưởng nhớ công ơn của thành hoàng Hoàng Đức Trung, người có công lập 13 trại ở Ba Đình ngày nay. Lễ hội tháng 3 ở Hà Nội này gồm phần lễ với các hoạt động: rước nước, cá chép, cỗ từ 13 trại và phần hội đặc sắc với múa rắn nghệ thuật, tượng trưng cho việc người con họ Hoàng đánh bại thuỷ quái.
Lễ hội của làng Lệ Mật không chỉ là nơi phô diễn tài năng ẩm thực qua những món ăn từ: cá, ếch, rắn,... mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, để những người con xa quê trở về bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Nếu bạn muốn trải nghiệm không khí lễ hội độc đáo này, hãy nhanh tay đặt vé máy bay đến Thủ đô để được trải nghiệm nhé!
Lễ hội Phủ Tây Hồ được tổ chức thường niên từ ngày mùng 3 cho đến hết tháng 3 âm lịch tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với Liễu Hạnh Công Chúa, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Phủ Tây Hồ là một trong những điểm đến tâm linh thu hút đông đảo người dân và du khách của Hà Nội. Vào dịp lễ hội, Phủ Tây Hồ đón một lượng lớn du khách và người dân đến cầu may, chiêm bái.
Lễ hội nơi đây bao gồm các nghi thức truyền thống như: dâng hương, cầu bình an, tài lộc, cùng nhiều hoạt động lễ bái đặc sắc, đậm nét văn hóa tâm linh Việt Nam. Người tham dự thường mang theo lễ vật như: hoa quả, vàng mã để dâng lên công chúa Liễu Hạnh và các vị thánh. Không gian Phủ Tây Hồ trở nên sôi động với tiếng trống, nhạc lễ, tạo nên một bầu không khí trang nghiêm nhưng vẫn gần gũi, thu hút du khách ở mọi lứa tuổi đến viếng thăm.
>>Xem thêm: 'Bí kíp' biết hết Thủ đô qua kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc chi tiết |
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) nằm trên đỉnh núi Câu Lậu, cách Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Chùa có thể được xây dựng từ trước năm 1632 và có thể vào thời Mạc. Chùa được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Năm 2014, chùa được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Bộ tượng Phật thời Tây Sơn (cuối thế kỷ 18) của chùa được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015. Chùa Tây Phương là một địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng.
Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng quan trọng của người dân Thạch Thất và du khách. Lễ hội tháng 3 ở Hà Nội diễn ra trong 3 ngày, từ 2/4 đến 4/4, với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh Phật giáo. Các hoạt động nổi bật bao gồm: lễ rước nước, lễ tắm Phật, lễ bao sái, trì tụng kinh Dược Sư, nhiễu Phật và trì tụng Bát Nhã tâm kinh, có sự tham gia của Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất, nhà sư và phật tử. Rước nước là một nghi lễ linh thiêng, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Thạch Thất.
Tại chùa Tây Phương, lễ rước nước là nghi lễ xin nước thiêng để thờ cúng và tắm Phật, thể hiện ước nguyện về sự sinh sôi. Các nghi thức như trì tụng kinh Dược Sư để cầu an lành, mưa thuận gió hòa, nhiễu Phật để thể hiện lòng tôn kính, và trì tụng Bát Nhã tâm kinh để tu tâm và khai sáng trí tuệ được thực hiện trang nghiêm. Các nghi lễ Phật giáo này thu hút đông đảo người dân và Phật tử tham gia với ý nghĩa cầu quốc thái dân an và được bảo tồn, gìn giữ.
Lễ hội Chùa Láng, hội xuân của vùng ven sông Tô Lịch (Hà Nội), tôn vinh văn hóa làng Láng và tưởng nhớ Thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng vua Lý Thần Tông. Điểm đặc biệt của hội là màn "đấu thần" giữa Từ Đạo Hạnh và pháp sư Đại Điên. Ở đây người dân có tục kiêng thờ hổ và dùng tên húy của Đức Tổ Mẫu Loan, Đức Thánh Hạnh.
Lễ hội tháng 3 Hà Nội này ngày xưa là một lễ hội lớn, thường được tổ chức mười đến mười lăm năm một lần vào những thời điểm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hội kéo dài cả tháng, bắt đầu bằng đám rước Thánh lên chùa Nền, xuống chùa Tam Huyền thăm cha, rồi hoàn cung và có múa chầu Thánh. Đám rước kiệu do các đô chưa vợ, nhà không có tang cớ thực hiện "độ hà" (lội qua sông Tô Lịch), đến chùa Duệ Tú "đấu pháo", rước đến chùa Hoa Lăng và quay về chùa Láng. Các chùa quanh làng Láng cũng có nhiều hoạt động sôi nổi mừng hội.
>>Xem thêm: Khám phá chùa Láng Hà Nội - cổ tự linh thiêng của đất Thăng Long xưa |
Ngày nay, lễ hội tháng 3 Hà Nội này được tổ chức từ ngày 5-8 tháng 3 âm lịch bởi cộng đồng và chính quyền phường Láng Thượng. Các vai trò trong lễ hội bao gồm: thủ kiệu, trai tráng, cai đám, đội tế, và các đội múa lân, rồng. Lễ vật dâng cúng có mâm cỗ chay tượng trưng vũ trụ và uy danh Đức Thánh, bánh khảo tượng trưng Hoàng đế, và bánh chưng, bánh dày tượng trưng Tứ trấn Thiên Vương.
Vào ngày 5 tháng Ba âm lịch, dân làng rước kiệu Thánh và bát hương đến chùa Nền, chiều rước kiệu hoàn cung. Sáng mùng 6, các cụ cao niên rước bát hương từ chùa Láng xuống chùa Tam Huyền làm lễ cáo yết, sau đó rước về và nhập cung. Tiếp theo là lễ hoành kiệu và buổi chiều, ba làng Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ rước kiệu lên chùa. Nửa đêm có nghi thức Giải y phục, tái hiện sự tái sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh thành vua Lý Thần Tông, sau đó dân chúng được chiêm ngưỡng Đức Thánh.
Lễ tạ và giải triều phục diễn ra vào ngày 15 tháng Ba. Sáng mùng 7, lễ rước kiệu Thánh được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các làng kết chạ như: Láng Hạ, Thành Công, Yên Hòa. Đoàn rước đi qua các hương án bày dọc đường, tượng trưng cho dân chúng bái vọng, sau đó trở về chùa và an vị tại nhà bát giác. Cụ chủ tế đánh trống báo hiệu ngày chính hội, người dân và các làng Láng Thượng, Láng Hạ, Thành Công, Yên Hòa vào dâng hương.
Tiếp theo là lễ tế của các cụ ông, buổi chiều có đội tế nữ dâng hương. Tối mùng 7, các pháp sư làm lễ Dẫn lục cúng cầu an. Sáng mùng 8, các đoàn tế lễ tiếp tục vào lễ Thánh. Buổi chiều diễn ra các trò chơi dân gian, nổi bật nhất là thổi cơm thi, và nồi cơm ngon nhất được dâng lên Đức Thánh. Lễ hội kết thúc bằng lễ tế hạ hội.
>>Xem thêm: Chùm tour du lịch miền Bắc giá ưu đãi |
Lễ hội là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa rực rỡ của Việt Nam. Đặc biệt tại những lễ hội tháng 3 ở Hà Nội, các lễ hội truyền thống không chỉ là dịp để người dân địa phương gìn giữ bản sắc, mà còn là điểm đến thu hút, giúp du khách có những trải nghiệm ý nghĩa. Hãy để Luhanhvietnam đồng hành cùng bạn khám phá không gian văn hóa độc đáo này qua những tour du lịch Hà Nội đặc sắc! Chúc bạn có một hành trình khám phá thật đáng nhớ!
Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet