Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Thổ Nhĩ Kỳ

Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed – thánh đường Xanh ấn tượng khó quên

Thứ ba, 17/03/2020, 16:06 GMT+7

Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed quy mô, độc đáo nhất thế giới với thiết kế tinh xảo được ví như thánh đường Xanh tạo nên điểm nhấn quan trọng cho Istanbul.

test

Tìm hiểu lịch sử nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Ra đời vào thế kỷ thứ 17 từ năm 1609 – năm 1616, công trình tuyệt tác đỉnh cao nổi tiếng này được xây dựng tại Istanbul dưới thời vua Ahmed đệ nhất. Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, Thượng đế Allah rất tức giận vì quân đội Ottoman thời bấy giờ không chỉ không thu về được gì còn phải chịu thiệt thòi sau khi kí hòa ước Zsitvatorok.  Do vậy, nhà thờ này được xây dựng với mục đích xoa dịu cơn phẫn nộ đó.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-2Ảnh: @its.ria__


Bắt đầu được triển khai xây dựng, nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed đã tốn rất nhiều ngân khố của triều đình lúc bấy giờ đến mức không còn tiền để làm cho những việc khác. Tham vọng xây dựng nơi đây trở thành một công trình kiến trúc Hồi giáo đặc trưng và là trung tâm tôn giáo lớn. Và ngay sau khi được hoàn thành nó đã gây choáng ngợp trên toàn thế giới về độ hoành tráng cũng như vẻ đẹp của mình.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-1-jonrouxẢnh: @jonroux


Nói về việc lựa chọn vị trí của nhà thờ này có rất nhiều điểm đặc biệt, một phần đây là nền móng cũ mà cung điện hoàng đế Byzantine đã đặt trước đây. Phía trước mặt cũng là nhà thờ Hagia Sophia nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Một phần khác từng là nơi tọa lạc của cung điện Great Palace, hay đấu trường đua ngựa cũ. Cho thấy quy mô vô cùng rộng lớn và đặc biệt của nhà thờ này.

 

>>Xem thêm: thông tin du lịch Istanbul hấp dẫn

 

Kiến trúc tuyệt tác ấn tượng

Vật liệu chủ yếu để xây dựng nên nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed chính là loại đá và cẩm thạch quen thuộc trong các công trình nổi tiếng thời Ottoman truyền thống. Kết hợp cùng Byzantine ở những nhà thờ Thiên chúa giáo hiện đại. Bên ngoài được bao quanh bởi tường đá, nhìn từ xa có thể thấy rõ 4 ngọn tháp lớn và 2 ngọn tháp nhỏ xung quanh. Cùng với đó là hệ thống mái vòm được xếp tầng lên cao dần vô cùng khác biệt và độc đáo.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-5Ảnh: @ceydaa_32

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-14Ảnh: @the_poyo_backpacker


Cũng giống như những nhà thờ khác, nơi đây được chia thành các khu vực dành cho thánh đường cầu nguyện, khu trại cứu tế, trường thần học và đặc biệt là mộ của người đã sáng tạo ra nhà thờ này. Đi đến mặt trước bạn sẽ thấy một khoảng sân rộng lớn, nổi bật ở đó là đài phun nước có hình lục giác. Tiếp theo đấy là lối vào cổng chính, tuy khá nhỏ và không hoàng tráng nhưng lại gây chú ý với phần mái vòm được thiết kế rất khéo léo.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-15Khu vực đài phun nước lớn được mọi người ngồi nghỉ ngơi


Trải qua nhiều biến đổi tuy nhiên, nếu đến khu vực thánh đường ở nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed bạn cũng sẽ phải công nhận nơi đây chính là một công trình nghệ thuật đỉnh cao thực sự. Không chỉ riêng về thiết kế hay cách sắp đặt, từng đường nét chạm khắc của nhà thờ luôn là hình mẫu điển hình của một bảo tàng nghệ thuật. Cũng như tạo nên sức hấp dẫn choáng ngợp đối với khách du lịch một khi được tận mắt chứng kiến.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-4Ảnh: @jomtravel.turkey


Điển hình nhất là khu vực thánh đường rộng, với phòng cầu nguyện có sức chứa 10.000 người. Sở dĩ nơi này còn được gọi là thánh đường Xanh bởi đa phần gạch đều được khảm bởi một màu xanh ngọc bích, kể cả phần sân thượng cũng được sơn xanh. Thánh đường cũng đặc biệt cao, khi ngước lên bạn sẽ thấy phần mái được phân tầng theo cấu trúc hình vòm được ví như chân voi.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-7Hoa văn đặc trưng truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ trên mái

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-10Màu xanh đặc trưng xuất hiện ở khắp mọi nơi hấp dẫn


Phần mái trên của thánh đường nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed rộng lớn bao quanh phần dưới được chia thành 3 tầng thấp, kết nối với nhau bằng những cột trụ to. Phần trang trí cũng đặc biệt không kém với hơn 2.000 phiến đá xanh làm bằng gốm thủ công, bên trên vẽ hoa tulip theo nhiều sắc thái tinh xảo. Từ trên xuống dưới là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo nên sự hài hòa vô cùng xuất sắc.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-4-hiroshi_ohkiẢnh: @hiroshi_ohk


Xung quanh bạn cũng có thể nhìn thấy hệ thống hơn 200 cửa sổ bằng kính được bố trí xen kẽ, một số có dán hoa văn độc đáo. Vừa tạo độ sáng mà mỗi khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào tạo nên những tia sáng phản chiếu lại càng thêm phần lung linh hơn. Đặc biệt nhất là hệ thống đèn chùm lơ lửng hình tròn được làm bằng pha lê mang đến không khí đặc biệt cho nhà thờ. 

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-11Toàn bộ không gian nhà thờ đều được trải thảm hoa văn sặc sỡ


Đèn chùm với ánh sáng vàng dịu nhẹ vừa giúp thắp sáng cho toàn bộ thánh đường của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed mà không phải tốn hàng giờ để thắp nến. Lại vừa giúp cho các tín đồ đến làm lễ cũng như khách du lịch cảm thấy ấm áp hơn. Sàn nhà được lót thảm truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ, một phần của nhà thờ, một phần do các tín đồ quyên góp. Vẻ đẹp hấp dẫn đến mực bạn sẽ ngỡ như mình đang lạc vào một tòa lâu đài trong chuyện cổ tích nào đó. 

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-3Ảnh: @yumi.y0214

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-9Nhà thờ hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan


Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đến tham quan khu vực đặt miếu thờ của Thánh Sepulchre – người đã sáng lập ra kiệt tác vĩ đại cho nhân loại này. Miếu được xây dựng bằng vật liệu đá cẩm thạch, phần điêu khắc tỉ mỉ. Phần tường thì mộc mạc hơn bởi lớp đất nung được phủ lên, khung cảnh nghiêm trang là một phần quan trọng trong kết cấu của nhà thờ.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-12Nhìn từ xa nhà thờ trông không khác gì tòa lâu đài rực rỡ


Tuyệt tác nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed kết hợp bởi Thiên chúa giáo với hình ảnh chúa Giesu, mẹ Maria cùng chất liệu Hồi Giáo giao hòa với nhau tạo nên sự uy nghiêm nhưng cũng hết sức mềm mại. Tưởng chừng như chúng không có sự liên quan nhưng lại kết nối chặt chẽ với nhau. Khiến cho nhà thờ Hồi giáo này tạo được sức hút vô cùng lớn đối với những ai yêu thích du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mỗi khi ghé đến thành phố Istanbul.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-6Ban đêm lại càng lung linh huyền ảo hơn

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-hello.diẢnh: @hello.di

 

Những lưu ý khi tham quan nhà thờ Sultan Ahmed

- Vào nhà thờ này bạn sẽ không phải mất chi phí tham quan. Khách du lịch đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 lưu ý là phải đi vào từ khu vực cổng phía Bắc. Còn khu vực cổng chính chỉ cho phép những người theo đạo Hồi vào bằng cổng này. 

- Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed hàng ngày mở cửa từ 9h – 18h ngoại trừ trưa thứ 6 và 5 buổi cầu nguyện nếu ai không phải là tín đồ của Hồi giáo thì sẽ không được vào.

- Đến vào mùa hè du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tiết mục biểu diễn ánh sáng lung linh trong nhà thờ và đặc biệt còn được tìm hiểu về lịch sử nơi đây qua những bài thuyết minh sinh động.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-16Biểu diễn nhạc nước ấn tượng ở trước nhà thờ. Ảnh: A.S.GALFFY IMAGES

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-13Ảnh: @aidan.abi

 

- Mọi người trước khi vào nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed ai cũng phải cho giày dép vào túi nhựa và để bên ngoài. Phụ nữ vào trong nhà thờ bắt buộc phải đội khăn trùm che đầu được cung cấp ngay lối vào. Nghiêm cấm mở đèn Flash khi chụp ảnh. 

- Để đến được Thánh đường Xanh này bạn có thể bắt tuyến xe điện đến Sultanahmet hoặc đi tàu điện ngầm đến trung tâm thành phố rồi xuống đi bộ một đoạn là tới nơi.

 

nha-tho-hoi-giao-Sultan-Ahmed-8Ảnh: @asrahussain

 


Là một trong những quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, không ngạc nhiên khi chúng ta bắt gặp nhiều công trình nhà thờ hoành tráng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số đó giáo đường Xanh Sultan Ahmed cũng góp phần quan trọng như là một điểm đến nổi bật và thu hút mà ai cũng đều muốn được chiêm ngưỡng một lần.

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)