Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Nhật Bản

Khám phá những điều thú vị trong ngày Tết truyền thống ở Nhật Bản

Thứ năm, 09/01/2020, 08:19 GMT+7

Trong quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây mang lại sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản khiến quốc gia này từ lâu đã không còn đón tết âm lịch như các nước Châu Á khác. Vậy tết truyền thống ở Nhật Bản có gì đặc biệt?

test

Tết truyền thống Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông. Tết của người Nhật có rất nhiều nét tương đồng với tết Việt Nam tuy rằng họ không đón Tết Âm Lịch và ngày tết này được gọi là Oshougatsu

 

Tết truyền thống Nhật Bản diễn ra theo dương lịch

Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là “Oshougatsu” có nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Ngày xưa khi Nhật Bản còn đón tết âm lịch như các nước khu vực châu á khác, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Trang trí đường phố ngày Tết truyền thống ở Nhật Bản

 

Tuy nhiên sau này Nhật bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của tháng riêng dương lịch – một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, một dịp để mọi người trong gia đình xa gần tụ họp, cầu chúc cùng nhau đón năm mới.

Tết truyền thống Nhật Bản Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống.

 

Các tục lệ dịp Tết ở Nhật Bản


Chuẩn bị đón năm mới bằng bữa cơm tất niên

Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình. Bữa ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền /thống làm từ ngũ cốc, cá và hải sản, ở Nhật Bản thì đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Gia đình người Nhật có mâm cơm tất niên ngày 30

 

Trang trí nhà cửa dịp Tết

Vào dịp Tết truyền thống Nhật Bản, mọi nhà đều trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa vào ngày 13/12 . Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người Nhật quan niệm Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già. Đặc biệt, trên khung cửa của một vài ngôi nhà trên đất Nhật còn trang trí thêm các vật dụng như đồ đan bằng lá có màu trắng, quả quýt và dải giấy trắng, dây thừng tết bằng cỏ ẩm…

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Trang trí cây tùng (kadomatsu) trước cửa nhà

 

Trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng. Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Màu xanh đậm của cỏ ẩm dâng lên thần linh cầu tài cầu lộc, giàu sang sung túc.

Cũng như các nước châu á khác, năm mới là dịp kính nhớ ông bà, tổ tiên, và các vị thần. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và mong được các thần linh phù hộ. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên là nhắn nhủ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Đây là một lễ vô cùng quan trọng, để tưởng nhớ. thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.

 

Món ăn dịp Tết truyền thống Nhật Bản

Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.

Món ăn truyền thống vào sáng mùng tết của người Nhật Bản có tên là osechi hay Oshougatsu ryouri- món ăn này không những đẹp mà còn mang rất nhiều ý nghĩa: Đầu tiên là món kuromame – đậu đen nhật: có ý nghĩa là bùa trừ tà ma, sức khỏe tốt không bị bệnh tật và là món ăn cầu nguyện cho sức khỏe.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt? Oshougatsu ryouri

 

Tiếp theo là món kazunoko - trứng cá nhật là loại trứng cá trích thái bình dương món ăn này mang ý nghĩa rằng con đàn cháu đống. Món thứ 3 được gọi là tadukuri là cá mòi cơm châu âu nhỏ được sấy khô, nó có ý nghĩa là vụ mùa sẽ tươi tốt và bội thu…. 3 món trên thường là Ở vùng Kanto (phía Tokyo. Còn ở vùng Kansai (phía Osaka) thì  là 3 món như: rễ cây ngưu bàng, trứng cá trích và khô cá mòi / đậu đen. Cứ đến những ngày cận tết là người Nhật lại tất bật chuẩn bị các món ăn Osechi để cùng thưởng thức với gia đình trong dịp Tết.

 

 

Lì xì đầu năm

Người dân thường có truyền thống viết bưu thiếp trong dịp Tết truyền thống Nhật Bản. Điều này gần giống với văn hóa phương Tây khi mà người gửi bưu thiếp sẽ viết những lời chúc tốt đẹp nhất, thể hiện những tình cảm chân thành nhất đến người mình yêu thương. Phong tục này cũng thể hiện rõ văn hóa “cảm ơn” của người Nhật Bản.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Lì xì đầu năm

 

Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành.

 

Đi lễ đầu năm

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống ở Nhật Bản

 

Đi chùa đầu năm đã trở thành phong tục trong dịp Tết truyền thống Nhật Bản, những ngôi chùa đã trở thành những nơi thu hút đông khách nhất. Mọi người đến các đền, chùa để cầu mong hạnh phúc, may mắn trong năm mới. Họ thường mua bùa, và rút quẻ và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm.

 

Giấc mơ đầu năm mới

Trong văn hóa Nhật Bản, giấc mơ vào đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là “Hatsuyume”. Những điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là sẽ báo trước điềm lành hoặc điềm dữ trong một năm. Nếu mơ thấy “Ichi Fuji Ni Taka San Nasubi”, có nghĩa là “Nhất Phú Sĩ - Nhì đại bàng - Ba cà tím”, thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, đại bàng là “Thành công” còn cà tím là “Con cháu đầy đàn”.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Giấc mơ đầu năm mới bào hiệu cho bạn biết về cả năm tới sẽ như thế nào

 

Trò chơi dân gian

Tại Nhật Bản, trò thả diều Takoage khá phổ biến vào dịp năm mới. Những chiếc diều có hình dáng, cách trang trí khác nhau tùy từng địa phương. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi truyền thống như đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi,… Đây là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia và hưởng ứng.

 

Tết Truyền Thống Ở Nhật Bản Có Gì Khác Biệt?Trò thả diều Takoage ngày tết

 

Bạn có hứng thú với Tết truyền thống Nhật Bản không? Đi du lịch Nhật Bản vào dịp này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm văn hóa đặc biệt mà không dịp nào có được!

LinhPhan - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)