Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Kon Tum

Bún đỏ Kon Tum - 'chuẩn cơm mẹ nấu' cho những ngày trời lạnh

Thứ hai, 04/01/2021, 14:16 GMT+7

Sưởi ấm chiếc bụng đói khi đến Tây Nguyên vào những ngày tiết trời se se lạnh bằng cách ngồi xì xụp thưởng thức tô bún đỏ Kon Tum nghi ngút khói theo đúng tinh thần "vừa thổi vừa ăn" thì còn gì tuyệt bằng!

test

Nếu như điểm đến nổi tiếng ở Kon Tum được ví như là "nguyên liệu" để làm nên món ăn ngon thượng hạng; thì ẩm thực Kon Tum lại được ví như là "gia vị" không thể thiếu để giúp món ăn trở nên đậm đà và quyến rũ hơn. Thế nên, về mảnh đất cao nguyên đầy nắng và gió ngoài vi vu tận hưởng những danh lam, thắng cảnh đẹp nức tiếng thì chắc chắn bạn phải thưởng thức món bún đỏ Kon Tum - một trong những đặc sản dân dã, đậm đà mà người dân cao nguyên muốn dành tặng cho du khách phương xa khi về thăm nơi đây.

 

Tại sao lại có tên là "bún đỏ Kon Tum"?

Bún đỏ là một món ăn rất bình dân của người dân Kon Tum và mang hương vị đậm đà của mảnh đất Tây Nguyên. Sở dĩ, người dân nơi đây gọi món ăn này là món bún đỏ vì những sợi bún được dùng ăn khi chan nước dùng khoắc trên mình đỏ tươi thêm độ dai giòn của sợi bún và nước dụng sánh mịn hòa quyện với nhau tạo lên một tô bún đỏ thơm ngon, hấp dẫn hơn những món ăn khác.

 

 

Bún đỏ Kon Tum có gì đặc biệt?

Bún đỏ Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi người dân địa phương mà đây chính là món ăn yêu thích và hớp hồn du khách phương xa bởi nước dùng đỏ au với nhiều loại nhân thơm lừng được pha chế kỳ công tạo nên tô bún đậm đà, ngon mắt đầy ú ù ụ.

 

Nguyên liệu làm bún đỏ

Nguyên liệu chính để làm lên tô bún đỏ không thể thiếu cua đồng, chả viên và trứng cút. Tuy là những nguyên liệu đơn giản rất gần gũi với đời sống của người dân Việt nhưng để tạo lên sự đặc sắc khác biệt của món ăn này đó chính là sự kỳ công, tỉ mỉ và phương thức bí truyền của người dân Kon Tum mới tạo lên tô bún đỏ cao nguyên hấp dẫn cả màu sắc lẫn hương vị.

Và để tô bún đỏ thêm phần hút mắt và gây ấn tượng mạnh mới du khách thì không thể thiếu đi sắc đỏ của hạt điều, màu đỏ ửng của cà chua, màu nâu của chả cá và riêu cua, màu trắng vàng của trứng cút luộc. Với sự hòa trộn độc đáo giữa các nguyên liệu đã tạo lên một tô bún đậm chất Tây Nguyên.

 

 

Nước dùng của món bún đỏ

Để có nước dùng ngon ngọt, béo ngậy của món bún đỏ Kon Tum thì người dân ở đây sử dụng xương heo để ninh với khoảng thời gian là 1 tiếng. Sau đó hỗn hợp tôm đã được rửa sạch xay nhuyễn cùng thịt heo và quả trứng cút được thả vào nồi nước dùng. Đợi phần nhân chín và nổi lên mặt nước sẽ cho tiếp phần gạch tôm vào. Như thế bạn sẽ có được nồi nước dùng ngon tuyệt vời rồi. 

 

Sợi bún trắng

Bún được dùng để ăn có màu trắng giòn dai nhưng thi được hòa quyện trong nồi nước dùng được pha chế từ hạt điều, gạch tôm thì sợi bún trắng chuyển sang sắc đỏ. Đây chính là cách hình tượng hóa cực hay của người sáng tạo ra món bún và mang đậm dấu ấn của vùng đất đỏ bazan.

 

 

Bún đỏ ăn kèm với rau cần đước

Khi cho lượng bún vừa đủ vào trong bát và chan thêm nước dùng, một ít cải ngọt đã luộc kèm theo giá đỗ được trần qua rồi thêm vài quả trứng cút là bạn đã thưởng thức tô bún đỏ thơm ngon, đậm đà. Và điểm khác biệt của món bún đỏ Kon Tum so với những món bún khác là nó còn được ăn kèm với rau cần đước chứ không phải những loại rau sống thông thường. Bởi rau cần đước có hương vị đặc biệt giúp tô bún đỏ trở nên đặc sắc và nồng nàn hơn.

 

 

Thưởng thức món bún đỏ Kon Tum ở đâu?

Khi đặt chân đến phố núi Kon Tum thì chắc chắn bạn dễ dàng bắt gặp món bún đỏ ở bất cứ nơi nào. Từ những gánh hàng rong đơn giản trên đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng đều xuất hiện món ăn này. Và điểm chung mà chúng ta đều dễ dàng nhận ra là những nơi bán tô bún đỏ đều tấp nập kẻ ra người vào bởi đây là đặc sản ngon trứ danh của vùng cao nguyên này.

 

 

Tuy nhiên, để thưởng thức tô bún đỏ thì chúng ta cũng phải canh giờ đấy nhé. Nếu bạn đi vào buổi sáng thì chắc chắn chẳng có nơi nào bán món ăn này để bạn thưởng thức đâu. Thế nhưng tầm khoảng 3, 4 giờ chiều thì bắt đầu những gánh hàng rong bán bún đỏ dần dần lộ diện. Và lúc này bạn hãy đi đến những cung đường lớn như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn đến những con ngõ nhỏ, hay con hẻm thậm chí trong chợ...để thưởng thức món ăn thần thánh này nhé.

Với người dân địa phương, họ thường ăn món bún đỏ Kon Tum vào lúc xế chiều khi mà tiết trời nơi đây trở nên dịu mát. Vừa ngồi xì xụp hít hà hương vị thơm ngon của món ăn này trong tiết trời se se lạnh thì còn gì tuyệt vời bằng phải không bạn?

Lưu ý: Trước đây món bún đỏ cao nguyên ngon nức tiếng thường hay nằm ở tuyến phố Lê Duẩn và Phan Đình Giót. Tuy nhiên, ngày nay món bún đỏ này không còn giữ được hương vị ngon thơm như trước nữa. Thế nên, để thưởng thức tô bún đỏ chuẩn vị thì hãy đến chợ Tân An để thưởng thức bạn nhé.

Về phố núi Kon Tum tuy không được thưởng thức những món cao lương mỹ vị nhưng một tô bún đỏ cao nguyên dân dã, nguyên chất cũng khiến con người ta phải nồng nàn nhớ thương bởi hương vị thanh tao, nồng đượm và người dân nơi đây dành tặng cho du khách.

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)