Văn hóa ẩm thực Trung Quốc vô cùng đa dạng và đặc sắc, nhưng vẫn giữ những nét đặc trung riêng của từng vùng miền, phong phú, có sức ảnh hưởng lớn đến ẩm thực của các nước khác trong khu vực.
Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa sự tinh tế trong món ăn được thể hiện đầy đủ từ sắc, hương, vị. Món ăn phải ngon, đẹp mắt, có hương thơm ngào nhát, còn nguyên vị tươi ngon của nguyên liệu, cách trình bày tu hút và ấn tượng. Món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm,....
Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, dưới sự ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà Trung Quốc sở hữu cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa gồm mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,.... mỗi một cách chế biến sẽ đem lại một hương vị khác nhau cho món ăn.
Ở Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đó là:
Đệ nhất văn hóa ẩm thực Trung Quốc là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Sơn Đông chính là vựa lúa mỳ của Trung Quốc, do nằm ở hạ lưu sông Hoàng Hà, đất đai phì nhiêu màu mỡ mà rau, củ, quả ở đây vô cùng đa dạng và phong phú. Tất cả những điều trên đã tạo nên một nền ẩm thực vô cùng độc đáo.
Những món ăn của trường phái ẩm thực Sơn Đông là các món ăn mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi, bắt mắt. Đặc biệt, ở Sơn Đông các món ăn thường được sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là trong các món ăn hải sản. Ốc kho và cá chép chua ngọt là 2 món ăn nổi tiếng của vùng này.
Là một trong 4 trường phái ẩm thực chính, ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu tinh hoa của các trường phái khác mà còn kết hợp cả các món Tây trong trường phái ẩm thực của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và cách chế biến khách nhau. Người Quảng Đoonga ưn đến đâu chế biến đến đó. Món ăn của họ đảm bảo "4 yêu cầu" sắc, hương, vị, hình và "non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt".
Người Quảng Đông rất thích chế biến các món sống, họ yêu thích cá sống và cháo cá sống. Ở đây có một sống món ăn nổi tiếng như: lợn sữa quay, gà hấp muối, ngỗng quay, gà luộc, thịt heo xá xíu, tôm hấp,...
Trải qua hơn 2000 năm lịch sử tồn tại và phát triển, ẩm thực Hồ Nam đã hoàn thiệt và khẳng định mình bởi các món ngon độc đáo. Ở Hồ Nam, các món ăn thường được chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua, cay và tươi. Các món ăn thường được sử dụng nhiều ớt, tỏi, hẹ tây và nước sốt để tăng thêm hương vị cho món ăn. Món ăn nổi tiếng ở đây là món kho vây cá.
Các món ngon tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế của thực đơn và sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt. Hình thành trên nền tảng ẩm thực của các thành phố Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn. Nhìn chung các món ăn ở đây hơi ngọt và chua, ít mặn, nguyên liệu chủa yếu là hải sản, tươi ngon bổ dưỡng à các món ngon của vùng núi. Món nổi tiếng nhất ở đây là Phật nhảy tường.
Chiết Giang là tổng hợp những món ăn đặc sản của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Món ăn ở đây thường không dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt. Các món ăn nổi tiếng Hàng Châu như là thịt lợn Đông Pha, thịt gà nướng Hàng Châu, tôm nõn Long Tĩnh, cá chép Tây Hồ.
Là một nơi phong cảnh hữu tình vào bậc nhất Trung Quốc. Các món ăn Giang Tô được trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm” với các món hấp, ninh, tần. Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, dấm tạo nên vị “ chua, ngọt”. Thịt và thịt cua hấp là món ăn nổi tiếng nhất ở đây.
Tương tự như Giang Tô, ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc. Ẩm thực An Huy bao gồm ba khu vựa chính là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy, trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chỉnh là Vịt hồ lô.
Với địa thế hình lòng chảo, quanh năm có sương mù, khí hậu ẩm thấp nên các món ăn Tứ Xuyên rất cay. Các món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến màu sắc, hương vị với nhiều vị tê, cay,ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Không chỉ thế, những món ăn ở đây còn có nhiều kiểu cách đổi mùi vị, phù hợp với khẩu vị của từng thực khách, thích hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu trong năm.
>> Tham khảo chùm tour du lịch Trung Quốc 2019 giá hấp dẫn |
Dù gạo được xem là lương thực chính yếu trong các món ăn của Trung Quốc và giữ vị trí lớn trong các bữa ăn mà chúng ta thường gọi là cơm nhưng thực chất người Hoa lại dành tình yêu lớn hơn cho bột mì – thứ nguyên liệu làm ra các món mì sợi, bánh bao và sủi cảo trứ danh.
Mì kéo được xem là một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng bậc nhất của người Hoa. Theo quan niệm, sợi mì kéo càng dài càng thể hiện cuộc sống trường thọ. Một bát mì thơm phức, nước dùng bắt mắt, bỏ thêm một chút vị cay là thứ điểm tâm không thể chối từ bởi bất kỳ người Trung Quốc nào.
Bên cạnh mì kéo, người ta còn dùng bột mì để gói bánh bao kèm theo nhân thịt cùng các loại rau hoặc màn thầu không nhân. Mẻ bánh nghi ngút khói đầy hấp dẫn trở thành thứ không thể thiếu. Họ ăn bánh bao vào bất cứ bữa nào trong ngày, có thể để lót bụng hoặc ăn như bữa chính.
Bánh quẩy, bánh kếp, cơm chiên dương châu, Chow Mein (mỳ xào), vịt quay… là những món ăn nổi tiếng của Trung Quốc và khiến chúng ta nghĩ rằng đây là quốc gia của nền ẩm thực nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, Trung Quốc là cái nôi của đa trường phái ẩm thực, trừ vùng Quảng Đông thiên về các món chiên, rán phức tạp và cầu kỳ thì đa số các vùng còn lại đều có xu hướng thưởng những món thanh đạm và áp dụng các phương thức ninh, hầm, hấp là chính.
“Cay” tuy là một trong năm hương vị chủ đạo (ngọt, cay, chua, mặn, đắng) của nền ẩm thực Trung Hoa nhưng không phải ai cũng có thể chịu được cảm giác tê cay nơi đầu lưỡi, hơi nồng xộc lên mũi và cái nóng râm ran nơi cuống họng. Chỉ có những vùng đặc trưng ở phía Tây và phía Nam Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây, Hồ Nam… mới “chuộng” sử dụng ớt trong các món ăn hàng ngày. Có lẽ hình ảnh của những nồi lẩu ngập ớt, những món xào rực sắc đỏ đã ghi vào đầu du khách về một đất nước ngập tràn vị cay.
Sự du nhập từ văn hóa phương Tây đã tạo nên nét cầu kỳ trong bài trí món ăn Trung Quốc. Không chỉ quan tâm đến hương và vị, các đầu bếp để mắt hơn đến “thị giác” món ăn, họ mong muốn gây ấn tượng với thực khách ngay từ vẻ ngoài bắt mắt của món ăn. Nhưng thực chất, người Trung Quốc ban đầu không quá đặt nặng việc bài trí cũng như hình thức món ăn và thậm chí có xu hướng đơn giản hóa. Họ thường đựng thức ăn vào một tô hoặc đĩa lớn rồi rắc thêm vài đoạn hành nhấn nhá bên trên. Món ăn càng đắt tiền là món ăn phải đạt đủ độ ngon về mùi vị, bỏ qua hình thức bề ngoài. Đặc biệt, họ cũng thích dùng các dụng cụ ăn uống đơn giản và gần như chỉ sử dụng đũa gắp trong hầu hết bữa ăn.
Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền đất nước của họ. Mỗi một vùng miền lại mang trong mình một nền văn hóa ẩm thực với những nét đặc sắc riêng. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi đặt chân lên đất nước này luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.
Thái Hà (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet