Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

7 món ngon An Giang chỉ nghe đã thèm

Thứ hai, 10/06/2019, 23:30 GMT+7

Sẽ thật khó nếu hỏi rằng ẩm thực An Giang đặc trưng là gì bởi lẽ vùng đất miền Tây Nam Bộ này là nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá khác nhau. Là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng người Hoa, Chăm, Campuchia… ẩm thực An Giang ảnh hưởng bởi nét văn hoá của những dân tộc sinh sống tại vùng đất này, mang đến cho thực khách những món ngon An Giang khó có thể chối từ

test

Gà đốt Ô Thum

Gà thì vốn không còn quá xa lạ, và trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu quen thuộc này tạo ra vô vàn những món ăn ngon. Thế nhưng để ăn, cảm nhận từng miếng gà thơm lừng, ngọt dai, chắc thịt thì gà đốt Ô Thum chính là một trong số đó. Đây là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia và để có thể thưởng thức được món ngon An Giang này, thực khách phải thực sự kiên nhẫn, bởi lẽ bạn phải chờ đến 40 phút, thậm chí là hơn thế nữa. Gà đốt Ô Thum khi dọn lên mâm có màu vàng ươm rất hấp dẫn. Cắn mỗi miếng gà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt, dậy mùi của sả, lá chúc hoà cùng gia vị đặc biệt, càng ăn càng thấy kích thích. Gà đốt Ô Thum thường được ăn kèm với gỏi bắp chuối hoặc chỉ cần chén muối ớt chanh cũng đủ để thực khách có một bữa ăn vừa ngon miệng, vừa đã mắt.

 

Ga_dot_O_Thum
Cắn mỗi miếng gà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt, dậy mùi của sả, lá chúc hoà cùng gia vị đặc biệt
Xem thêm: Tour du lịch Miền Tây

 

Xôi Xiêm

Xôi xiêm là món ăn truyền thống của người Campuchia ở An Giang. Xôi có vị ngọt béo của dừa kết hợp sầu riêng và đậu xanh. Đây là món ăn đặc sắc mang đậm nét văn hoá giao thoa giữa Việt Nam - Campuchia.

 

Xoi_xiem_an_giang
Xôi xiêm là món ăn đặc sắc mang đậm nét văn hoá giao thoa giữa Việt Nam - Campuchia

 

Xôi xiêm có thành phần chính gồm đậu xanh, gạo nếp dẻo, trứng gà, nước dừa. Để tăng hương vị đặc biệt của món xôi này, một số nơi còn cho thêm sầu riêng vào trong xôi khi ăn.  Xôi xiêm có vị ngọt, béo, là món ăn lý tưởng dành cho những tín đồ hảo ngọt. Để giữ được trọn vẹn hương vị của món xôi, người dân An Giang thường dùng lá chuối hoặc lá sen để bọc xôi, nhờ đó xôi giữ được độ nóng, khi mở gói xôi, thực khách sẽ cảm nhận vị thơm, mát nhờ được ủ nóng trong lá tự nhiên. 

 

Bún mắm - bún cá Châu Đốc

Nhắc đến món ngon An Giang mà bỏ qua bún cá, bún mắm Châu Đốc thì quả là thiếu sót lớn. Bún cá An Giang có màu vàng đặc trưng của nghệ, vừa bắt mắt lại rất bổ dưỡng. Thành phần chính của bún cá là cá lóc, được nấu với nước dùng pha màu vàng tươi của nghệ, bún khi ăn sẽ được dùng kèm với rau sống, bông điên điển.  

 

Bun_ca
Thành phần chính của bún cá là cá lóc, được nấu với nước dùng pha màu vàng tươi của nghệ

 

Còn nói về bún mắm Châu Đốc thì vốn đã quá nổi tiếng, bởi An Giang là xứ sở của các loại mắm. Bún mắm Châu Đốc thường được nấu với nước lèo được làm từ cá linh hoặc mắm cá sặc. Một tô bún mắm sẽ hội tụ đủ những thành phần "topping" như: thịt heo quay, chả cá, tôm, mực, cá, bạch tuộc… rau ăn kèm với bún mắm cũng rất phong phú, trong đó hai loại rau không thể thiếu chính là rau đắng và bông súng. Ngoài ra, để tăng thêm vị đặc biệt của món bún này, thường ta còn chuẩn bị sẵn một chén nước chấm mắm me, vị chua của mắm me quyện cùng vị mặn dịu của mắm khiến tô bún trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, đã ăn vào là chẳng muốn dừng lại.

 

Bún kèn

Bún kèn không hẳn là món ăn đặc trưng ở An Giang, bởi lẽ vẫn người ta thường nhắc đến món bún này là đặc sản của Phú Quốc - Kiên Giang. Thế nhưng, với nhiều người, bún kèn An Giang có vị đặc trưng riêng và dễ ăn hơn so với Phú Quốc. Điểm đặc biệt của món bún này đầu tiên phải kể đến chính là nước dùng, nước dùng bún là sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của cá hoà cùng bị béo của nước cốt dừa. Cá được chọn dùng để nấu nước lèo là cá lóc nuôi, chắc thịt, ngọt nước, khi ăn không bị bở. Dù không phải là "quê hương" của món bún kèn nhưng món ăn khi qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp xứ chùa Bà lại có một hương vị rất khác biệt, độc đáo. Bún ngoài ăn kèm với rau sống, một số nơi còn ăn kèm với bánh mì, quẩy.

 

Bun_ken
Nước dùng bún là sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của cá hoà cùng bị béo của nước cốt dừa

 

 

Lẩu cá kèo 

Lẩu cá kèo là món ăn dân dã, bình dị của người miền Tây. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi, giãy đành đạch trong nước. Nước dùng lẩu cũng khá đơn giản, chủ yếu chỉ có lá giang, tóp mỡ phi và nêm nếm thêm gia vị vừa miệng, chỉ bấy nhiêu thôi mà cũng đủ "hao cơm"mỗi khi được thưởng thức. Lẩu có vị chua thanh của lá giang, vị ngọt của cá kèo tươi, khi ăn nhúng cùng các loại rau tươi, cảm nhận về món ngon An Giang này chỉ có thể nói là "ngon bá cháy".

 

Lau_ca_keo
Lẩu có vị chua thanh của lá giang, vị ngọt của cá kèo tươi

 

 

Chuối nướng

Chuối nướng là món ăn đường phố quen thuộc không chỉ ở An Giang mà còn ở nhiều tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Đây là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Đến du lịch An Giang, bạn sẽ dễ dảng bắt gặp những quán hàng rong hay những chiếc xe đẩy bán chuối nướng xuất hiện ở khắp nơi, từ hẻm nhỏ ra phố lớn. Chuối nướng phải là chuối xiêm vừa chín tới, không quá mềm mà vẫn còn độ dai, chắc, khi nướng chín, chuối sẽ được bổ dọc và chan cùng nước mỡ hành thơm lừng. Vị ngọt của chuối pha chút mặn dịu của mỡ hành chính là nét độc đáo của món ăn đường phố này. 

 

chuoi_nuong
 
Chuối nướng phải là chuối xiêm vừa chín tới, không quá mềm mà vẫn còn độ dai, chắc

Thu Hiền (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)