Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Thái Bình

Ngược dòng thời gian khám phá các di tích cổ tại Thái Bình

Thứ năm, 16/04/2020, 20:12 GMT+7

Không chỉ là mảnh  đất văn hóa đa dạng, con người thân thiện mà hệ thống các di tích cổ tại Thái Bình cũng góp phần níu giữ du khách đến tham quan mảnh đất này.

test

Người Việt Nam luôn coi trọng những giá trị văn hóa cổ xưa, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, vừa để tôn vinh và vừa thể hiện lòng biết ơn hướng về những năm tháng lịch sử khó khăn. Đến vùng đồng bằng Bắc Bộ thì không thể bỏ qua cái tên Thái Bình, nơi đây đang vừa phát triển du lịch và vừa bảo tồn các di tích cổ cho du khách khám phá. Vậy các di tích cổ tại Thái Bình có điều gì đặc biệt và độc đáo, hãy cùng Lữ hành Việt Nam hành trình về vùng đất thân thương này nhé.

 

Chùa Keo – ngôi chùa cổ độc đáo nhất tại Việt Nam

Khi nhắc đến ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam thì không thể bỏ qua chùa Keo Thái Bình. Chùa Keo được xây dựng vào thời Lý – Trần, đại diện cho kiệt tác nghệ thuật gỗ của Việt Nam trong thể kỉ XVI. Hiện ngôi chùa đặt tại làng Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh1Chùa Keo được xây dựng vào thời Lý – Trần, đại diện cho kiệt tác nghệ thuật gỗ của Việt Nam trong thể kỉ XVI

 

Đến khám phá các di tích cổ tại Thái Bình, ngắm nhìn chùa Keo du khách sẽ thấy được rất nhiều nét đẹp từ thời Lý vẫn còn tồn tại đến nay, minh chứng qua những tấm văn bia. Khác với nhiều ngôi chùa cùng niên đại, chùa Keo được làm hoàn toàn từ gỗ gồm 21 công trình có 157 gian. Độc đáo nhất chính là hệ thống tam quan hay còn gọi là Gác Chuông của ngôi chùa, bên trong đó chứa rất nhiều kiệt tác kiến trúc độc đáo, được bàn tay của những nghệ nhân giỏi tạc lên trên những cây gỗ nhằm minh chứng cho thời đại hưng thịnh. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh2Chùa Keo được làm hoàn toàn từ gỗ

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh3Độc đáo nhất chính là hệ thống tam quan hay còn gọi là Gác Chuông của ngôi chùa

 

Trải qua 400 năm lịch sử với bao biến cố, giờ đây khi trở về mảnh đất Thái Bình du khách vẫn nhìn thấy được vẻ đẹp xưa cổ nhưng rất tài hoa hiện lên ở chùa Keo. Hằng năm ở chùa Keo còn tổ chức 2 mùa lễ hội với nhiều trò chơi dân gian, thu hút nhiều người dân địa phương và du khách hưởng ứng. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binhVề chùa Keo cầu may mắn cho năm mới

 

Đền Tiên La – một trong các di tích cổ tại Thái Bình hấp dẫn

Đền Tiên La là một trong những Di tích lịch sử cấp quốc gia có vị trí tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Thái Bình và cũng là ngôi đền linh thiêng nhất tại Thái Bình. Đây là ngôi đền thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đã có công lớn trong việc đánh giặc xâm lược từ phương Bắc. Sau khi bỏ trốn từ phương Bắc, Thục Nương tìm đến vùng đất Đa Cương, về đền Tiên La và nương nhờ cửa Phật. Sau đó Thục Nương  đã chiêu binh mã, khởi nghĩa chống lại quân xâm lược phương Bắc với 4 chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”, trả thù cho cha và người dân vô tội.

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh6Đền Tiên La là một trong những Di tích lịch sử cấp quốc gia

 

Cấu trúc của đền Tiên La theo hướng “tiền nhất – hậu đinh”, kiến trúc cổ với cột, kèo và mái uốn cong hình rồng bay lên. Kiến trúc đã minh chứng được đây là một trong các di tích cổ tại Thái Bình, dù qua nhiều năm tu sửa nhưng vẫn giữ được giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa lớn từ thời Lê cho đến nay.

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh5Dù qua nhiều năm tu sửa nhưng vẫn giữ được giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa lớn từ thời Lê

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh4Lễ hội hằng năm tại đền Tiên La

 

Đền Trần -  điểm du lịch văn hóa tâm linh

Đền Trần nằm tại địa bàn  thôn Tam Thượng, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, từng là nơi các vị vua nhà Trần sinh ra và xây dựng sự nghiệp. Dưới thời vua Trần 700 năm về trước từng có nhiều cuộc xâm lăng, đặc biệt là cuộc chiến tranh Nguyên – Mông trước đó. Nhà Trần đã cho xây dựng nhiều hệ thống đền chùa, trong đó có đền Trần Nam Định và đền Trần Thái Bình. Hiện nay đền Trần Thái Bình là nơi chôn cất thi hài của nhiều anh hùng nhà Trần và các vị vua nhà Trần. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh8Đền Trần Thái Bình là nơi chôn cất thi hài của nhiều anh hùng nhà Trần và các vị vua nhà Trần

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh9Đền Trần Thái Bình trải qua 700 năm lịch sử

 

Kiến trúc của đền Trần Thái Bình hiện nay vẫn giữ nguyên được những nét cổ kính ban đầu, vì thế nên luôn được xếp vào các di tích cổ tại Thái Bình. Di tích đền Trần cũng thể hiện được sự độc đáo trong họa tiết, điêu khắc trên tường hay từng ngôi mộ. Đến nay, đền Trần Thái Bình không chỉ là nơi thờ cúng các vị vua mà còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh, là minh chứng lịch sử của nước Đại Việt sau hàng trăm năm. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh7_1Đền Trần Thái Bình không chỉ là nơi thờ cúng các vị vua mà còn là điểm du lịch văn hóa tâm linh

 

Đền Đồng Bằng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đền Đồng Bằng nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là nơi thờ Đức Vua cha Bát Hải. Ngôi đền được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, vào tháng 8 hằng năm thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức của các vị đã có công chống giặc cứu nước. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh11Đền Đồng Bằng được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia

 

Không chỉ là nơi mang dấu ấn lịch sử lâu đời, đền Đồng Bằng còn độc đáo nhờ kiến trúc bao phủ là gỗ, nhiều người ví đây như là “bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ”. Ngôi đền dù bị giặc phá  nhiều lần, tu tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được những nét cổ, kết cấu theo kiểu tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín, rất nguy nga bề thế.

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh10_1_1Ngôi đền dù bị giặc phá nhiều lần, tu tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được những nét cỗ

 

Kiến trúc của đền Đồng Bằng mang đậm phong cách thiết kế của làng văn hóa Bắc Bộ nhưng phần nào chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Huế thể hiện qua nghệ thuật ghép gốm, qua mái tự diện chồng diêm. Sự giao thoa văn hóa khiến cho ngôi đền càng đẹp và độc đáo hơn, mềm mại hài hòa, vừa sống động nhưng lại vô cùng dân dã, đời thường. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh12Bên trong khu vực đền Đồng Bằng

 

Đền Đồng Xâm - ngôi đền của làng chạm bạc 500 tuổi

Nhắc đến các di tích cổ tại Thái Bình không thể bỏ qua được đền Đồng Xâm, nơi gắn với làng nghệ chạm bạc 500 tuổi. Đền Đồng Xâm nằm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, được xem như là nơi lưu giữ nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá, kim loại của Việt Nam từ thời Nguyễn. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh13Đền Đồng Xâm gắn với làng nghệ chạm bạc 500 tuổi

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh14Những nét chạm khắc từ xưa vẫn được lưu giữ đến nay

 

 

Bên trong đền Đồng Xâm là một hệ thống các di tích có quy mô hoành tráng, đặc biệt thờ vị tổ nghề chạm bạc – Nguyễn Kim Lâu. Hằng năm, lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ 1 – 3 tháng 4 Âm lịch. Lễ hội Đồng Xâm có nhiều nghi lễ, nhiều trò chơi và trò đua, đặc biệt là cuộc thi đua thuyền trên sông Vông. Trong thời gian lễ hội diễn ra thì các sản phẩm chạm bạc của làng cũng sẽ được bày bán như là một món đồ lưu niệm cho du khách, quảng bá thêm giá trị truyền thống của vùng đất này. 

 

cac-di-tich-co-tai-thai-binh15Lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ 1 – 3 tháng 4 Âm lịch

 

Hiện nay hệ thống các di tích cổ tại Thái Bình còn tồn tại rất nhiều trên mảnh đất này và mỗi di tích đều mang trong mình những câu chuyện lịch sử và những giá trị văn hóa riêng biệt. Nếu có cơ hội dừng chân tại mảnh đất Thái Bình, được tận mắt chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện lịch sử sẽ giúp bạn thêm hiểu và yêu hơn mảnh đất này, yêu thêm những năm tháng chiến tranh lịch sử hào hùng của cha ông ta. 

Hòa Luty (Tổng hợp) – Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)