Hiếm có nơi nào chịu nhiều đau thương của chiến tranh như Quảng Trị. Dù đã qua đi những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó thế nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn sót lại trên mảnh đất này. Cụm di tích cầu Hiền Lương chính là một trong những minh chứng đặc biệt.
Cụm di tích cầu Hiền Lương là nơi tâm điểm nhất tái hiện được những vấn đề lịch sử đã tồn tại ở nước ta trong thời kỳ Pháp – Mỹ. Ở cụm di tích cầu Hiền Lương cũng là minh chứng cho những cuộc đấu tranh khốc liệt và anh dũng của nhân dân ta để giành lại độc lập cho nước nhà. Ở cụm di tích cầu Hiền Lương hiện vẫn đang được người dân Quảng Trị gìn giữ trở thành di tích quốc gia đặc biệt, thu hút du khách ghé đến hằng năm thăm lại Quảng Trị và thăm lại chiến trường xưa.
Cầu Hiền Lương là cây cầu bắc qua sông Bến Hải tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cầu Hiền Lương đã phải trải qua rất nhiều những cuộc chiến, những trận mưa bom để có thể có được một Quảng Trị yên bình như ngày hôm nay. Cầu Hiền Lương là một phần của cụm di tích cầu Hiền Lương được gọi với cái tên đầu tiên là Minh Lương đặt từ thời vua Minh Mạng và mãi sau này mới được gọi tên Hiền Lương.
Cầu Hiền Lương được nâng cấp vào năm 1943 và năm 1950 Pháp xây dựng lại bằng bê tông cốt thép để phục vụ cho những cuộc chiến. Năm 1967 cầu lại bị Mỹ đánh sập và được chính quyền Việt Nam dựng lại. Sau khi hòa bình lập lại, trong cụm di tích cầu Hiền Lương, cây cầu bị xuống cấp nghiêm trọng và tỉnh Quảng Trị đã tiến hành phục chế cầu lại vào năm 2003. Điểm đặc biệt khi du khách ghé lại cầu Hiền Lương đó chính là có thể thây rõ đươc sự khó khăn của nhân dân hai miền vào những năm tháng chiến đấu. Cầu Hiền Lương được sơn hai màu rõ rệt, chia đôi đất nước thành hai miền.
Cùng với cây cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã phải chịu rất nhiều những mưa bom bão đạn vào ngày tháng Pháp Mỹ xâm lượng. Sông Bến Hải có vị trí thuận lợi nằm dọc trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông của bản đồ nước ta, do đó được lựa chọn thành nơi chia cắt đất nước chính vì thế thuộc vào cụm ti tích cầu Hiền Lương. Sau chiến tranh, những ngày hòa bình trở về, hằng năm du khách và người dân Quảng Trị vẫn thường tổ chức những buổi tượng niệm nhằm nhớ lại những ngày tháng chiến đấu và nhắc nhở thế hệ mai sau.
>> Xem thêm: Tour du lịch miền Trung giá rẻ 2019 |
Cột cơ Hiền Lương nằm trong cụm di tích cầu Hiền Lương. Việc dựng cờ vào những năm tháng chiến tranh cũng vô cùng cam go và quyết liệt. Vào những năm đầu tiên, cột cờ của nước ta chỉ cao 12m, sau đó nâng cấp thành 18m. Lý do nâng cao cột cờ thường xuyên đó là không muốn cột cờ nước ta thấp hơn cờ địch, cứ liên tục dựng lại cho đến cuối cùng cột cờ có chiều cao 38,6m bằng thép ống.
Để cho lá cờ có thể bay vững dưới mưa bom bão đạn và trở thành được cụm di tích cầu Hiền Lương như hôm nay thì nước ta đã đào 18km đường hào, xây 48 súng xung quanh cầu Hiền Lương. Cột cờ giới tuyến liên tục xây rồi dựng, liên tục thay lá cờ mới mà vẫn giữ được đến hôm nay chứng tỏ được khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta, là cụm di tích cầu Hiền Lương hào hùng.
Dàn loa phóng thanh trở thành cụm di tích cầu Hiền Lương, đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền các tư tưởng chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân ta giữ vững quan điểm chính trị trong thời đại chiến tranh. Hệ thống loa phóng thanh – cụm di tích cầu Hiền Lương chia thành 5 cụm tập trung ở nơi đông dân cư. Đến năm 1965 thì hệ thống loa phóng thanh dừng hoạt động bởi những cuộc chiến gay go hơn, nhưng hiện nay vẫn thuộc cụm di tích cầu Hiền Lương hào hùng.
Khu vực đồn công an giới tuyến gồm 3 khu tạo thành hình chữ V, ở giữa là cầu Hiền Lương, là cụm di tích cầu Hiền Lương quan trọng. Ở đồn công an giới tuyến gồm khu A hay còn gọi là nhà liên hiệp, là nơi làm việc giữa hai bên và tiếp đón khách. Khu nhà B và C là nơi công an giới tuyến sinh hoạt, làm việc.
Nơi đồn công an vừa hứng chịu nhiều mưa bom bão đạn và là nơi diễn ra cả những cuộc đấu về đấu trí, tố cáo tội ác của địch. Đồn Công an đã được phục chế nguyên trạng và trở thành cụm di tích cầu Hiền Lương cho du khách có cơ hội ghé đến chiêm ngưỡng.
Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, chiến tranh qua đi nhưng cụm di tích cầu Hiền Lương vẫn luôn được giữ gìn như một phần đau khổ của nhân dân ta và minh chứng cho sức mạnh của nhân dân hai miền. Bom đạn qua đi nhường chỗ cho những mái nhà, nhường cho rừng cây xanh ngát và ở cụm di tích cầu Hiền Lương, lá cờ vẫn luôn bay phấp phới, vẫy chào những con người ghé đến du lịch Quảng Trị, lắng nghe câu chuyện về con người ta xưa.
Giang Nguyễn (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn