Banner Voucher KS cả nước
Guidebook

Tìm hiểu những đặc sản miền núi Thanh Hoá ngon độc đáo

Thứ ba, 13/08/2024, 14:03 GMT+7

Đến với miền núi Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong nhịp sống thanh bình của người dân địa phương, mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo, chỉ có ở vùng núi này. Hãy cùng Luhanhvietnam tìm hiểu một số món ăn đặc sản miền núi Thanh Hóa độc đáo, mà bạn nhất định phải thử đến vùng đất này.

test

Những đặc sản miền núi Thanh Hoá độc đáo


1. Canh lá đắng

Canh lá đắng là món ăn giản dị, quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền núi xứ Thanh. Nếu có dịp đến với bản Mường thuộc huyện Ngọc Lặc ở Thanh Hóa, nhất định bạn phải thử thưởng thức món canh lá đắng một lần để cảm nhận hương vị độc đáo nhưng đặc trưng của món ăn này.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Canh lá đắngẢnh: @what2eathere

 

Loại canh này được chế biến từ những lá cây cùng tên, có hình dạng thon dài và thường mọc thành từng chùm. Sau khi thu hoạch, lá được nấu cùng lòng gà hoặc lòng lợn, thịt nạc. Món canh lá đắng có vị đắng nhẹ, hơi tê tê, rất hấp dẫn. Sau vài muỗng đầu, bạn sẽ dần quen với hương vị độc đáo này và chắc chắn sẽ nghiện món ăn bởi mùi vị đặc trưng mà nó mang lại.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Canh lá đắngẢnh: @kidsfamilyfood

 

>>Xem thêm: Chùm tour du lịch Thanh Hoá ưu đãi

 

2. Cá suối nướng

Miền núi với những dòng suối chảy róc rách, mang đến nguồn lợi thủy sản phong phú, đặc biệt là những loại cá ngon như: cá trắng thân dẹt (cá mương), cá bống, cá hoa,… Môi trường sống của cá suối là dưới nguồn nước tự nhiên ăn rong rêu nên sẽ ít tanh hơn. 

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Cá suối nướng Ảnh: @puluongbocbandiretreat

 

Trước khi nướng cá sẽ được tẩm ướp thêm nhiều gia vị đặc trưng của vùng núi như: mắc khén, ớt, sả, muối và nhồi rau thơm rừng vào bụng. Sau đó, cá được hơ nướng trên than tro ủ nóng cho đến khi chuyển sang màu vàng ươm, tỏa ra mùi thơm nức mũi, là lúc có thể thưởng thức để cảm nhận trọn vẹn hương vị hấp dẫn của món ăn này.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Cá suối nướng Ảnh: @abay

 

3. Măng đắng

Nhắc đến đặc sản miền núi Thanh Hoá làm quà thì không thể bỏ qua món măng đắng rừng. Măng đắng ở Thanh Hoá thường sẽ có vị đắng nhẹ, ban đầu có thể ăn không quen nhưng nếu thích thì đảm bảo sẽ “nghiện” bởi vị đặc trưng này. Măng đắng thường được phân loại thành hai dạng: một loại có vị ngọt nhẹ và chỉ đắng ở phần ngọn, loại thứ hai có vị đắng từ gốc đến ngọn và mang màu tím đặc trưng.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Măng đắngẢnh: @tran_bao_linh88

 

Măng đắng, đặc sản của vùng núi như Quan Hoá hay Bá Thước và có nhiều nhất vào đầu mùa mưa. Chế biến măng đắng dễ dàng với các món như: canh măng đắng, măng nướng, xào,... Bên cạnh đó, măng đắng cũng là thực phẩm ít lipid, đường, chất béo, giàu chất xơ, vitamin A, B1, B2, C, nên tốt cho sức khoẻ giúp giảm cân, tiêu hóa, hạ cholesterol, phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Măng đắngẢnh: @luyenduong

 

Tuy có vị đắng nhẫn nhẫn nhưng măng đắng của vùng núi xứ Thanh vẫn là một trong những đặc sản được tìm kiếm hàng đầu, nhất là những ai yêu thích ẩm thực miền núi. Điều này cho thấy sự độc đáo và hấp dẫn của món ăn này trong văn hóa ẩm thực Thanh Hoá, mà còn thu hút du khách mỗi khi có dịp đến đây.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Măng đắngẢnh: tintuconline

 

4. Nộm hoa chuối Pù Luông

Hoa chuối rừng, một đặc sản mộc mạc, thân thuộc của vùng núi Tây Bắc, mang đến hương vị quê hương đậm đà. Do khó kiếm nên món nộm hoa chuối rừng được ví như "cao lương mỹ vị" nên du khách đến với vùng đất Pù Luông của xứ Thanh luôn mong muốn được thưởng thức.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Nộm hoa chuối Pù LuôngẢnh: @Fb Pu Luong Riverside Lodge

 

Món ăn này sẽ khiến bạn khó quên với vị giòn sần sật của hoa chuối, hoà quyện cùng vị bùi của lạc rang và hương vị thơm ngon của rau. Nếu có dịp du lịch vùng cao như Pù Luông, Bá Thước đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản miền núi Thanh Hoá này nhé!

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Nộm hoa chuối Pù LuôngẢnh: @dulichthanhhoa

 

5. Rượu cần men lá

Rượu cần là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Thái ở huyện Bá Thước, được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Truyền thống này có từ lâu đời, theo lời kể của người già trong thôn Tân Thành, nghề sản xuất rượu cần ở đây đã có từ khi dòng họ Hà cùng dòng họ Lò thành lập làng, phải được gần 500 năm. Vào dịp lễ, Tết người dân thường quây quần bên ché rượu cần cùng nhau thưởng thức và xem những điệu múa, điệu xòe.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Rượu cần men láẢnh: @baothanhhoa

 

đặc sản Thanh Hoá nổi tiếng, rượu cần được người Thái chế biến với sự kỳ công. Muốn chế ra men rượu cần đúng chuẩn, thì người làm phải thực sự tâm huyết với nghề bởi tưởng đơn giản nhưng việc làm ra thứ men rượu ngon lại chẳng hề dễ dàng. Nguyên liệu chính của men rượu cần bao gồm: lá cuống, lá nhân trần, ớt cay, gừng tươi, him ho, đập khau, gạo, trầu không, sắn và trấu. Mỗi nguyên liệu có công dụng riêng để khi kết hợp lại tạo nên một loại men rượu độc đáo, hấp dẫn.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Rượu cần men láẢnh: @baothanhhoa

 

Sau khi men được chuẩn bị xong, sắn củ được rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với vỏ trấu và đồ chín. Sau đó, hỗn hợp này được để nguội và trộn với men theo tỷ lệ phù hợp. Cuối cùng, hỗn hợp được cho vào chum sành để ủ thành men rượu cần đặc biệt. Thời gian để rượu cần lên men là từ 20 – 30 ngày, sau đó có thể mang ra dùng được. Tuy nhiên, điều đặc biệt của men rượu cần là càng để lâu càng ngấu, hương vị càng đậm đà và có mùi thơm đặc trưng.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Rượu cần men láẢnh: @nongsanviet

 

Nước suối là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên đặc sản miền núi Thanh Hoá này. Người Thái lựa chọn những nguồn nước suối trong mát, tinh khiết để đổ vào men rượu, tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu cần. Trước đây, văn hóa rượu cần của người Thái vô cùng phổ biến, gần như mỗi gia đình đều có từ 2 đến 3 chum rượu cần để dự trữ, sử dụng dần dần khi có khách đến chơi nhà hoặc trong các dịp lễ hội.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Rượu cần men láẢnh: @ruouchum

 

6. Ốc đá

Ốc đá, to bằng chén uống nước, có màu đen tuyền hoặc trắng sữa, sống ở những nơi núi đá ẩm ướt và rừng nguyên sinh. Mùa ốc kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Ốc sống rải rác ở nhiều nơi, sau khi trời nắng to trời thường đổ mưa đó cũng là thời điểm chúng kiếm ăn và sinh sản. Do đó, người dân ở các huyện miền núi Thanh Hóa như: Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thạch Thành,... thường vào rừng bắt ốc vào mùa này. 

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Ốc đáẢnh: @PuLuong Retreat

 

Từ sớm tinh mơ, người dân đã vào rừng để bắt ốc vì đó là thời điểm ốc rời hang để kiếm ăn. Loại ốc này kích thước thường bằng ngón chân cái, to hơn nữa thì bằng cái chén, bên dưới màu đen, vỏ ốc loe màu trắng và tương đối mỏng, phần thịt dày và có vị rất thơm. Ốc đá trong rừng thường ăn các loại lá cây thuốc hay quả, thảo dược.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Ốc đáẢnh: @dulichthanhhoa

 

>>Xem thêm: Những món ăn đặc sản ở Pù Luông mang đậm phong vị riêng ngon khó tả

 

Ốc đá không chỉ là nguồn thực phẩm quý giá đối với người dân bản địa mà còn được xem như một vị thuốc quý. Chính vì vậy, họ thường gọi ốc đá với cái tên khác là ốc thuốc bởi chúng có nhiều công dụng trong việc chữa trị một số chứng bệnh như lạnh bụng, đau bụng. Hơn nữa, ốc đá còn có giá trị dinh dưỡng cao. Thật khó tin nhưng phần đuôi ốc mới là quý giá nhất, nó được gọi là "túi thuốc" nơi chứa dinh dưỡng quý nhất của ốc núi.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Ốc đáẢnh: @asay

 

Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả, trộn gỏi hành tây,... Món đặc sản miền núi Thanh Hoá này ngon không chỉ phụ thuộc vào chất lượng ốc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn chế biến. Ốc đá chủ yếu ăn sương, lá cây nên khá sạch, giúp việc sơ chế đơn giản hơn. Chỉ cần ngâm ốc xâm xấp trong nước khoảng nửa giờ là có thể chế biến.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Ốc đáẢnh: @maybaygiare

 

7. Gà đồi Lang Chánh

Gà đồi Lang Chánh vốn nổi danh từ lâu đời, gà được nuôi trong những trang trại lớn theo hình thức bán chăn thả. Gà đồi ở đây sẽ được thả lên đồi và các khu vườn cỏ dưới tán rừng, tự do tìm kiếm thức ăn tự nhiên, giúp thịt săn chắc, thơm ngon hơn so với những khu vực khác.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Gà đồi Lang ChánhẢnh: @dunghangviet

 

8. Cơm lam

Cơm Lam, món ăn đặc trưng của miền núi xứ Thanh, nổi tiếng nhất là cơm lam Suối Ngọc - Cẩm Thuỷ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hoá, thưởng thức ống cơm Lam đậm đà hương vị núi rừng, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng trong cái lạnh của vùng cao, thật là tuyệt vời! Cơm lam mang một nét độc đáo riêng, từ cách nấu đến hương vị. Thay vì nấu bằng nồi hay đồ trong chõ, cơm được nấu trong ống nứa tươi. 

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Cơm lamẢnh: @bachhoaxanh

 

Muốn làm nên ống cơm lam ngon, người dân phải lựa chọn kỹ càng từ những cây nứa non, bẹ của nó còn ôm lấy thân cây, đường kính khoảng bằng cổ tay người là thích hợp nhất. Gạo dùng để nấu cơm lam thường là gạo nếp mới, được đãi sạch, trộn đều với muối rồi mới đổ vào ống nứa. Khi nướng trên lửa, người ta phải xoay đều ống nứa để các mặt tiếp xúc đều với lửa. Khi ống nứa chuyển từ màu xanh sang vàng, vỏ cật cháy xém là lúc cơm đã chín.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Cơm lamẢnh: @netspace

 

Trong những dịp lễ hội hay khi khách đến chơi nhà, bên cạnh hũ rượu cần, thịt nướng, muối ớt,… đã được bày sẵn những ống cơm lam trắng muốt, tỏa hương thơm nếp quyện với hương rừng. Mỗi người một ống, dùng tay khéo léo tách cái ống lam rồi chấm với muối vừng, sang hơn thì ăn kèm thịt gà đồi hay thịt lợn rừng, nhưng vẫn giữ nguyên cái vị đặc trưng của cơm lam. Đặc sản miền núi Thanh Hoá này quả là món quà tặng hấp dẫn và khó quên của núi rừng, luôn níu chân du khách.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Cơm lamẢnh: @bachhoaxanh

 

9. Thịt trâu gác bếp Pù Luông

Lên huyện Bá Thước, bạn sẽ được bà con dân tộc Thái giới thiệu về món thịt trâu gác bếp, một đặc sản nổi tiếng của họ. Bà con ở một số huyện miền Tây Thanh Hóa như Quan Hóa, Bá Thước… thường làm thịt trâu gác bếp, còn gọi là thịt trâu khô, thịt trâu hun khói hoặc thịt trâu sấy, nhiều nhất vào dịp đầu năm để đón Tết và tiếp khách. Thịt trâu gác bếp được dự trữ để sử dụng trong suốt cả năm.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Thịt trâu gác bếp Pù LuôngẢnh: @baohagiang

 

Thịt trâu là món ăn truyền thống của người Thái ở Bá Thước. Trước đây, người dân chế biến thịt trâu để dự trữ ăn quanh năm. Ngày nay, thịt trâu đã trở thành đặc sản được giới thiệu cho du khách tại các điểm du lịch của huyện, đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và chợ phố Đoàn (Lũng Niêm) và ai cũng đều mê món ăn này.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Thịt trâu gác bếp Pù LuôngẢnh: @vietnamtourism

 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Bá Thước Thanh Hoá ngắm cảnh đẹp hoang sơ đến say lòng

 

Để có món thịt trâu gác bếp ngon nhất, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó việc lựa chọn con trâu là rất quan trọng. Trâu chăn thả trên các vùng đồi núi thường cho thịt săn chắc, dai ngon và thơm hơn. Khi nhà mổ trâu, bà con thường chọn loại thịt bắp ngon, không gân, thật tươi để chế biến. Ngoài ra, những gia vị như: ớt, gừng, mắc khén, muối cũng là những thành phần không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng cho món thịt trâu khô.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Thịt trâu gác bếp Pù LuôngẢnh: @PuLuong Retreat

 

Thịt trâu được làm sạch, thái dọc thớ rồi dần mềm, ướp với muối, gừng, ớt, mắc khén giã nhỏ. Sau khi ướp 2-3 tiếng, thịt được xiên que và sấy trên than củi khoảng 3 ngày. Miếng thịt trâu gác bếp ngon thì mặt bên ngoài phải khô, nhưng bên trong mềm và giữ nguyên vị ngọt tự nhiên, thơm dậy vị cay nồng của hạt mắc khén và mùi khói thơm của than củi.

 

đặc sản miền núi Thanh Hóa - Thịt trâu gác bếp Pù LuôngẢnh: @anngon

 

Trong bài viết này Luhanhvietnam vừa giới thiệu đến bạn những món đặc sản miền núi Thanh Hóa ngon và nổi tiếng. Nếu có dịp đến du lịch, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn đậm chất núi rừng do chính người dân địa phương chế biến.

 

Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)