Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Hải Dương

Về thăm đền Tranh Hải Dương linh thiêng ‘cầu gì được nấy’

Thứ sáu, 28/05/2021, 10:47 GMT+7

Du lịch Hải Dương đừng quên ghé thăm đền Tranh, điểm đến không chỉ thu hút du khách kiến trúc đền thờ độc đáo và đặc trưng của Bắc Bộ mà còn khiến du khách tò mò bởi người ta thường truyền tai nhau nơi này nổi tiếng linh ứng nhiệm màu, cầu gì được nấy. 

test

Hải Dương từ lâu đã là một vùng đất nổi tiếng về văn hóa, lịch sử với hệ di sản đền, chùa phong phú và linh thiêng điển hình là đền Tranh ở huyện Ninh Giang. Đền Tranh Hải Dương chính là một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách, bởi đây không chỉ là một công trình kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của văn hóa đền, chùa Việt mà còn là nơi có tín ngưỡng tâm linh độc đáo, nơi thờ Thủy thần của người dân địa phương với những kỳ ngôn thú vị về Quan Lớn Tuần Tranh. 

 

đền Tranh Hải DươngĐền Tranh là công trình kiến trúc tâm linh rất nổi tiếng của Hải Dương. Ảnh: @thanh.thao.ng


Lịch sử Đền Tranh - điểm đến tâm linh hấp dẫn của Hải  Dương 

Đền Tranh Hải Dương nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Nam đây là ngôi đền mà khi nhắc  đến bất cứ người dân địa phương nào cũng cảm thấy tự hào. Đền Tranh còn được gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh.  Vào thời Lê - Nguyên vị trí đền nằm ở gần bến đò Tranh thuộc tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại nay thuộc xã Đồng Tâm của huyện Ninh Giang. 

Đền Tranh là một ngôi đền lớn thờ nhân vật huyền thoại theo tín ngưỡng của người dân địa phương. Theo tài liệu được truyền lại thì gắn liền với đềnTranh có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ. Nổi bật nhất là truyền thuyết về Quan Lớn Tuần Tranh, người được thờ tự trong đền. '

 

thăm đền Tranh Hải DươngĐền Tranh là nơi thờ quan lớn Tuần Tranh. Ảnh:@thao.hien.98

 

>>Xem thêm: Về Hải Dương ghé hồ Bạch Đằng - góc trữ tình giữa lòng thành phố 

 

Theo đó ông Tuần Tranh vốn là một vị quan nhà Trần và nhậm chức ở huyện Ninh Giang rồi lên Lạng Sơn đánh giặc. Thời kỳ đó ở bến sông Tranh có hai con rắn dữ thường quấy phá dân lành, một hôm chúng đã bắt mất người vợ xinh đẹp của quan Tuần Tranh khiến ông khởi kiện đến Long Vương. Hai con rắn bị thua nên phải mang cả dòng họ đi nơi khác, từ đó bến sông Tranh không còn bị hai con rắn quấy phá, người dân ghi nhớ công ơn nên đã lập đền thờ  tôn quan Tuần Tranh là vị thần để bảo vệ khúc sông, phù hộ cho người dân buôn bán may mắn và qua sông bình an. 

 

Câu chuyện về đền Tranh Hải DươngNgôi đền gắn liền với nhiều kỳ ngôn huyền bí. Ảnh: Trần Quỳnh Thương

 

Hiện chưa có thông tin chính xác về thời gian xây dựng đền Tranh, theo các bô lão truyền lại thì ngôi đền này vốn được dựng trên ngôi miếu Tranh Giang Đại Vương có từ thời vua Hùng. Cũng theo các cụ cao niên thì đền Tranh Hải Dương tọa lạc trên khu đất đẹp có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt linh thiêng nếu cầu đảo khi đi sông nước. 

 

CHECK-IN đền Tranh Hải DươngNgôi đền đặc biệt linh thiêng trong mắt người dân địa phương và du khách. Ảnh: @tramanh19121991

 

Vào thời nhà Nguyễn, đền Tranh được xây dựng rất hoành tráng, có tượng lớn quan Tuần Tranh và những hoa văn, chạm trổ tinh xảo. Đến năm 1887, thực dân Pháp đến Hải Dương và đã sử dụng đền Tranh làm điểm đóng quân nhưng không dám phá đền bởi biết đền rất linh. Đền Tranh Hải Dương từng có quy mô đến 127 gian với diện tích 4 mẫu bắc bộ. Tuy nhiên đến năm 1946, khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đền đã bị tàn phí chỉ còn lại 3 gian. Đến năm 1966 người dân thôn Tranh Xuyên đã chuyển đền về vị trí hiện tại và tu bổ, khôi phục từng hạng mục để giữ gìn di sản văn hóa dân tộc và là điểm đến tâm linh của người dân cũng như du khách thập phương. 

 

Kiến trúc đền Tranh Hải Dương ngày nay 

Đền Tranh ở Hải Dương hiện tại là một công trình kiến trúc tâm linh lớn và cũng là một trong những ngôi đền thiêng biểu tượng của vùng Tây Bắc. Quần thể kiến trúc ở khu vực Đền Tranh bao gồm cả chùa Tranh ngăn cách bởi một hồ nước. 

 

kiến trúc đền Tranh Hải DươngKiến trúc đền Tranh mang nét đặc trưng của các công trình thời nhà Lê - Nguyễn. Ảnh: Huy Hoàng

 

Đền hiện có 3 gian và cung cấm trong đó gian ngoài cùng là ban thờ Trần Triều, ban thờ Sơn Trang, gian giữa là thờ Ngọc Hoàng Thượng Để, gian trong là thờ Mẫu địa, thờ Phật ở phía bên phải, ở giữa thờ Quan Lớn Tuần Tranh và phí bên trái là thờ Tứ vị Quan Lớn. Không gian phía trong cùng là cung cấm, khu vực phía sau khu đền chính là động thờ mẫu. Khuôn viên của đền Tranh Hải Dương khá rộng nên khách đến sắp lễ hay cầu nguyện rất thoải mái. 

 

kiến trúc đền Tranh Hải DươngKhu vực thờ tự chính của đền. Ảnh: Nguyễn Như Ngọc.

 

Nhìn chung, kiến trúc đền Tranh mang nét đặc trưng của thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Nơi này vẫn lưu giữ được rất nhiều cổ vật giá trị như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằng đồng, tượng Tứ Trụ bằng đá, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, bát hương, chóe sứ...

 

tượng ở đền Tranh Hải DươngBức tượng Quan Lớn Tuần Tranh. Ảnh: Gốm Đại Việt

 

Lễ hội đền Tranh ở Hải Dương 

Dân gian vẫn thường truyền tụng nhau về đền Tranh là “đền thiêng lắm, lính lắm cầu gì được nấy” chính vì vậy hằng năm cứ đúng vào dịp lễ hội của đền du khách về trẩy hội rất đông. 

 

Lễ hội đền Tranh Hải DươngLễ hội đền Tranh Hải Dương diễn ra 2 lần trong năm. Ảnh: Eva.vn

 

Đền Tranh Hải Dương có hai hội chính trong  năm là hội tháng 2 kéo dài từ ngày 10 đến ngày 20, trong đó hội chính là ngày 14/2 tức ngày sinh thần của quan Tuần Tranh và hội tháng 5 kéo dài từ 20-26/5 trong đó hội chính là 25/5 Âm lịch tức ngày ngài quan Tuần Tranh hóa Thánh. 

 

Lễ hội đền Tranh Hải DươngLễ hội thu hút rất nhiều người dân và du khách thập phương. Ảnh: Nguyễn Thanh Vân

 

Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa dân gian đặc sắc như hoạt động Hát xướng Hầu Thánh với 36 giá Hầu thánh rất độc đáo. 

 

Lễ hội đền Tranh Hải DươngHoạt động Hát Xương Hầu Thánh trong lễ hội rất đặc sắc. YT/ Ngọc Thiện Camera

 

 

Kinh nghiệm di chuyển đến đền Tranh từ Hà Nội

Đền Tranh Hải Dương tọa lạc tại thị trấn Ninh Giang nên từ Hà Nội bạn có thể di chuyển đến đây rất dễ dàng bằng xe máy hoặc ô tô. Từ nội thành Hà Nội bạn đi theo hướng cầu Chương Dương rồi rẽ phải vào Long Biên đi qua Xuân Quan/ĐT 378 rẽ vào quốc lộ 1A đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hướng về thành phố Hải  Dương. Từ đây bạn tiếp tục đi vào Quốc lộ 38B đến quốc lộ 37 rẽ vào đường Thanh Niên rồi đến đường Khúc Thừa Dụ là sẽ đến đền Quan Lớn Tuần Tranh. 

 

cách đến đền Tranh Hải DươngTừ Hà Nội, bạn có thể đến đền Tranh bằng xe máy, ô, tô với quảng đường 80km. Ảnh: BestPrice_1

 

Quãng đường từ Hà Nội về đền Quan Lớn Tuần Tranh là 80km với thời gian di chuyển chỉ khoảng 1h30 phút nên bạn có thể đi về trong ngày. Đến nơi bạn có thể gửi xe ở các khu vực gần cửa đền với mức phí 10000đ/xe. 

Sau khi thăm quan, khám phá đền Tranh của Hải Dương bạn chớ quên tìm và thưởng thức món bánh gai Ninh Giang nức tiếng nữa nhé. Đây là đặc sản hấp dẫn rất được lòng du khách mỗi khi về với đền Tranh. 

 

bánh gai đền Tranh Hải DươngVề Đền Tranh đừng quên thưởng thức món bánh gai Ninh Giang nức tiếng. Ảnh: Báo Hải Dương

 

Là điểm đến tâm linh hấp dẫn, đền Tranh chính là nơi tuyệt vời để du khách tìm hiểu và khám phá nét đẹp kiến trúc, tâm linh độc đáo của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội về với Hải Dương thì đừng quên ghé thăm đền Tranh bạn nhé. 

 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)