Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Kon Tum

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum: dấu ấn hào hùng của dân tộc

Thứ năm, 24/09/2020, 16:08 GMT+7

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum chính là 1 trong những nhân chứng cho sự gian lao, sự hy sinh anh dũng, bất khuất của người dân Kon Tum nói riêng và mảnh đất Tây Nguyên nói chung để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

test

Mảnh đất đỏ Tây Nguyên đầy nắng và gió luôn là điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp mọi nơi trở về đây để thưởng lãm những khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, những danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp hoang sơ của núi đồi; cho đến những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong đó, khu di tích Ngục Kon Tum - nơi ghi dấu chặng đường lịch sử oanh liệt, hào hùng với sự hy sinh anh dũng của người con Tây Nguyên đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc.

 

 

Đôi nét cơ bản về nhà ngục ở Kon Tum
 

Tên gọi 'Nhà Ngục Kon Tum'

Nhà Ngục Kon Tum còn có tên gọi khác là nhà đày Kon Tum. Bên cạnh đó nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Lao sắt, lao kẽm, lao cầu mới (lao mới) thường được gọi là lao ngoài. Còn lao cũ trong thị xã (nhà Lao ở tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì thường gọi là Lao trong.

 

Di tích lịch sử nhà đày Kon Tum nằm ở đâu?

Nằm ở bên bờ Bắc về phía hạ lưu của sông Đăk Bla, chỗ đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum xinh đẹp, thơ mộng chính là tọa lạc của di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp của tỉnh. Đó như là 1 điểm nhấn nổi bật để giúp du khách khi đi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc và Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn sẽ dễ dàng nhận ra.

 

 

Trong chặng đường lịch sử Kon Tum, 2 sự kiện “Cuộc đấu tranh lưu huyết” diễn ra ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” bắt đầu từ ngày 12 - 16/12/1931 của những tù nhân chính trị ở nhà đày Kon Tum chính là khúc trang ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quật cường của những chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Và đó chính là tấm gương phản chiếu cho những thế hệ mai sau.

 

Hoàn cảnh ra đời nhà Ngục Kon Tum

Quay lại dòng lịch sử xưa, nhà đày Kon Tum (Lao trong) đã được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1905 - cuối năm 1917 mới hoàn thành xong. Nhà ngục ở Kon Tum được xây dựng bên cạnh 1 rãnh nước lớn kế cận ngây ngục phía Đông - Bắc chính là đường 14 nay thuộc đường Phan Đình Phùng - trục đường Hồ Chí Minh chạy qua thành phố Kon Tum; Tây - Nam chính là đồn lính khố xanh; Đông - Nam chính là tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, sở cảnh sát. Chúng đã đặt nhà đày Kon Tum vào thế bị cô lập với mục đích sẽ dễ dàng kiểm soát khi thiết kế một rãnh sâu dài 150m x Rộng 100m. Ngoài ra, chúng thiết kế thêm 4 dãy nhà theo hình hộp vuông với diện tích lên đến 2,5ha. Tại 4 góc ngục sẽ có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày được canh phòng cực kỳ cẩn mật.

 

 

Nhà lao được thiết kế theo kiểu pháo đài Vauban kiểu Pháp vào thế kỷ 17. Mới nhà lao được lợp bằng ngói, vách được làm bằng tocsi quét vôi, bốn bề không có tường bao quanh che kín như những nhà lao khác; mà 4 nhà dọc ngang xây liền lại với nhau thành 1 hình vuông, mỗi bề 18m sẽ có 1 cửa ra vào và có 2 chòi cao để lính gác dễ dàng quan sát bên trong về bên ngoài lao. Ở giữa thiết kế 1 sân vườn nhỏ hẹp với bề rộng của 1 dãy nhà là 3,5m.

Năm 1930, phong trào cách mạng tại Trung kỳ diển ra sôi nổi. Lúc này viên công sứ ở Kon Tum lúc chính là Jerusalemy nhân cơ hội làm xong con đường 14, và xin gửi chính trị phạm lên sau đó lập ở Kon Tum thêm một nhà ngục - đó là di tích lịch sử Ngục ở Kon Tum (Lao ngoài). 

 

Ngục Kon Tum là di tích lịch sử Quốc Gia

Nhà Ngục Kon Tum đã được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc Gia vào năm 1988. Nhà ngục gồm những vất chứng tàn bạo với những dấu tích là minh chứng về cuộc chiến tranh đau thương, mất mát, hy sinh nhưng rất quật cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

 

 

Nhà ngục Kon Tum gồm có bao nhiêu khu?
 

Nhà đày Kon Tum

Nhà đày Kon Tum được thiết kế 2 gian nhà giam; 1 nhà lớn; 1 nhà nhỏ. Chính giữa nhà đầy là nhà lính gác, sườn nhà được làm hoàn toàn bằng sắt: trích, kèo, cột, xà...mái thì lợp tôn nên nó có tên gọi là nhà Lao kẽm hay Lao sắt. Bốn phía vách nhà đều thừng bằng nữa, tre đập dập với dây thép làm bằng gai chằng chịt qua lại dày đặc. Phía hồi nhà thiết kế 1 cửa ra vào nhỏ hẹp, cánh cửa làm bằng dây thép gai chằng chịt, trước cửa ra vào có 1 cái chòi gác của lính.

 


Nhà lớn Kon Tum

Nhà lớn Kon Tum có chiều dài là 18 - 20m; chiều rộng từ 12 - 14m. Người ta nói địch lấy cột nhà sửa chữa ô tô nào đó rồi mang về làm nhà lao. Trong lòng nhà thiết kế 4 sạp rộng, 2 hàng tù sẽ nằm gối đầu với nhau, sạp này cách sạp kia khoảng 2m, cuối chân sạp là 4 hàng cùm đứng sừng sững. Nhà lao này có thể giam được trên dưới 100 tù. Còn nhà thứ 2 nhỏ hơn thì có thể giam 60 người. Nhà này vừa là nhà giam tù đang đi làm, vừa là nhà giam của những người ốm nằm liệt. 

 

Nhà lính Kon Tum

Nhà lính Kon Tum được thiết kế đơn sơ để linh canh gác dễ dàng trông nom. Điểm nổi bật của nhà đày này là 4 bề xung quanh đều không được xây giữ kín như những nhà tù khác. Nó được nằm trống trải ở trên bãi sông, bãi cát, không có chòi canh cao, không có hồ nước, bếp nấu ăn, nhà vệ sinh, ban đêm không có đèn...Tuy đơn giản nhưng khá lợi hại vì 4 bề trống trải, không có chỗ nào ẩn náu, và nếu tù nhân có hành động gì thì lính canh phát hiện được ngay.

 

 

Khu di tích Ngục Kon Tum có ý nghĩa gì?

Khu di tích lịch sử nhà ngục ở Kon Tum có nhiều ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Tây Nguyên. Bởi đây là một di tích lịch sự tượng trưng cho lòng yêu nước của dân tộc miền Nam. Đến thăm khu di tích nhà ngục này, du khách không chỉ có thêm kiến thức lịch sử mà qua đó hiểu rõ hơn những năm tháng khó khăn của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đó, chúng ta sẽ thêm tự hào, cảm phúc trước tấm lòng quả cảm, anh hùng của các bậc anh hùng đi trước và tiếp nối để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, văn minh hơn.

 

 

Nếu có dịp đi du lịch Kon Tum hay những tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành một chút thời gian để đến thăm khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum để thắp nén nhang tưởng nhớ đến công lao to lớn của các anh hùng chiến sĩ đã hy sinh anh dũng bảo vệ chủ quyền dân tộc Việt Nam.

 

Nguyễn Chiên (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)