Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Cao Bằng

Độc đáo món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng

Thứ ba, 05/11/2019, 14:57 GMT+7

Cao Bằng được biết đến là vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống và vô số món ăn ngon làm mê đắm du khách thập phương. Và ngày tết cũng vậy, Những món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng không thể thiếu món bánh chưng, gà luộc, lạp sườn hun khói, canh miến, canh măng.

test

Món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng

 

Bánh chưng xanh

Bánh chưng là linh hồn của ngày Tết và là loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Chính vì vậy, ghé thăm ngôi nhà nào mọi miền tổ quốc bạn cũng có thể được thưởng thức món ăn này.  

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-3Bánh chưng xanh

 

Món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng này sử dụng rất nhiều nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng như gạo nếp ngon, đậu xanh, thịt lợn và lá dong xanh. Bánh được luộc kĩ từ 12 tới 14 tiếng cho chín đều và kĩ. Bánh chưng ngon phải có vị thơm nức và dẻo mềm của gạo nếp ngon, có màu xanh đẹp mắt của lá dong tươi,…

 

Lạp sườn hun khói

Lạp sườn (hay người miền nam còn gọi lạp xưởng) là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc Tày Nùng ở miền Cao Bằng, được làm để ăn quanh năm. Đến nhà nào vùng núi từ Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng…, chui vào nơi xó bếp ám mùi khói đen bồ bóng, thấy lủng liểng trên chái bếp những khúc lạp xưởng ngon lành trên ấy mà thèm.

Lạp sườn Cao Bằng nhìn gần giống với lạp xưởng của miền xuôi nhưng hương vị khác đôi chút khi ăn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bã mía, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. 

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-2Lạp sườn hun khói

 

Món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng này được chế biến cầu kỳ, làm từ thịt lợn mán đen nên chắc, ngọt, có mỡ cũng không ngán. Khi ăn có vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Phù hợp cả ăn kèm cơm và món nhậu. Làm đãi khách hoặc làm quà tặng độc đáo. Chế biến phong phú. Lạp sườn thường được rán, nướng hoặc hấp và cắt ra thành từng lát để ăn. Trong mâm cỗ ngày Tết ở Cao Bằng, sau món thịt gà luộc, đây là món ăn không thể thiếu.

 

Măng rừng

Khi những cơn mưa hè đã thưa dần vào dịp tháng 7, tháng 8, vùng đất Cao Bằng lại phong phú với những đặc sản núi rừng ban tặng. Măng rừng cũng “đội đất” mà vươn lên, hấp thụ những giọt sương mai thấm sâu vào lòng đất để tạo nên hương vị của riêng mình.

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-1Măng rừng

 

Để có được nhữngcủ măng rừng ngọt thơm, người dân nơi đây phải lách mình qua các bụi gai của cây tre già và tìm những chỗ đất nứt để đào lên những ngọn măng còn nguyên vỏ tươi non, chưa nhú hẳn lên khỏi mặt đất. Khác với vị ngăm đắng của măng vầu Tây Bắc, măng rừng Cao Bằng là loại măng giòn và có vị thanh ngọt khi ăn. Măng được người dân chế biến theo nhiều phương thức khác nhau, cách chế biến bảo quản theo thời gian để trở thành những món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng.

 

Bánh chè lam

Cao Bằng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc nên không gian ẩm thực nơi đây cũng mang nhiều nét đẹp riêng, hương vị đặc biệt chuẩn phong cách đại ngàn. Ngoài những phong cảnh hùng vĩ thì du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức những món đặc sản bánh chè lam Cao Bằng.

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-5_1Bánh chè lam

 

Để làm được loại bánh này, gạo để làm bánh phải là loại gạo nếp cái thơm, hạt to, tròn, đem rang lên đến khi chín thơm mới xay thành bột. Lạc cũng được chọn kỹ không có hạt thối, mốc, chọn hạt to, hạt nhỏ ra riêng để khi rang không có hạt chín, hạt cháy. Bánh chè lam làm xong, được cắt thành từng miếng xếp ra đĩa rắc thêm một ít hạt vừng cho thơm. Đặc biệt, ăn chè lam với nước chè mới cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của nó.

 

Bánh khảo

Từ xa xưa, Bánh khảo được coi như một thứ lương khô của người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh được làm nhiều nhất vào dịp Tết, nên với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết. 

Làm bánh khảo không quá khó, nhưng để có được những phong bánh khảo thơm ngon, cần trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi người làm phải thật khéo léo, tỉ mẩn, công phu; chọn loại gạo nếp ngon, thơm, hạt tròn, mẩy nhất để làm bánh khảo.  Đường dùng làm bánh khảo thường là đường kính hoặc đường phên (loại đường được sản xuất thủ công từ mật mía).

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-2_1Bánh khảo Cao Bằng

 

Sau khi chuẩn bị xong bột và  nhân bánh, người ta tiến hành nén bánh; gỡ bánh ra khỏi khuôn, gói bánh bằng giấy bản (giấy thủ công, dễ thấm, màu trắng) hoặc bằng giấy làm vàng mã với đủ các màu rực rỡ, xanh, đỏ, tím, vàng. Bánh khảo Cao Bằng có vị thơm của bột nếp, vị bùi của vừng và lạc rang, vị ngậy của mỡ lợn, vị ngọt thanh của đường. Tất cả hòa quyện với nhau, thật đậm đà không thể nào quên.

 

Miến dong

Miến dong - đặc sản Cao Bằng ngày càng được mọi người ưa chuộng. Đặc điểm của miến dong Cao Bằng là được làm hoàn toàn 100% từ củ dong riềng trồng trên dãy phia oắc thuộc cánh cung ngân sơn, cao trên 800m so với mực nước biển, quanh năm sương mù bao phủ, nên củ dong riềng rất ngọt, ngoài ra, khi người ta làm miến, trong quá trình sản xuất, không sử dụng hóa chất làm trắng, làm mềm miến hay bảo quản như miến ngoài chợ, khi ăn, các bạn sẽ được cảm nhận hương vị đặc trưng riêng của miến dong Cao Bằng.

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-6Món ăn từ miến dong

 

Miến là món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam nói chung, nhưng từ lâu, người ta đã ví Nguyên Bình (Cao Bằng) là “đất miến” vì miến ở đây được làm thủ công, từ bột Giong nguyên chất, chất lượng hảo hạng. Với người dân Cao Bằng, bát canh miến được nấu với thịt gà, kèm các loại mộc nhĩ, nấm hương đã là món ẩm thực truyền thống, nó không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn mang vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên thêm đậm đà, ấm áp đầy tình thương. Đây thực sự là một món ăn không thể bỏ qua trong các dịp tết.

 

Xem thêm chùm tour du lịch Cao Bằng với giá ưu đãi

 

Thịt gà luộc

Đối với vùng đất Tây Bắc này thì thịt gà luộc một món ăn truyền thống ngày tết của người Cao Bằng bởi từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới. 

 

nhung-dac-san-ngay-tet-cua-nguoi-cao-bang-4Thịt gà luộc

 

Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.


Ảnh: Internet

Oanh Kim (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)