Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Yên Bái

Hòa mình vào không khí các lễ hội truyền thống ở Yên Bái

Thứ tư, 14/08/2019, 15:18 GMT+7

Hòa mình vào không gian của những lễ hội truyền thống Yên Bái bạn sẽ cảm thấy thêm yêu mảnh đất núi rừng Tây Bắc này hơn. Sự mộc mạc chân chất và tấm chân tình của người dân nơi đây sẽ làm tan chảy mỗi giác quan trong bạn.

test

Những lễ hội truyền thống ở Yên Bái

 

Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà

 
doc-dao-nhung-le-hoi-truyen-thong-o-yen-bai-4Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch

 

Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà là lễ hội truyền thống ở Yên Bái được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo dân gian tương truyền: Từ thời các các vua Hùng, có nàng công chúa tên gọi Minh Đạt được cắt cử trông coi vùng sông Chảy Thác Bà, dạy dân khai khẩn đất hoang, trồng lúa, dệt vải. Khi bà mất được nhân dân tôn kính, lập đền thờ phụng tại Thác Bà.


Lễ hội được chia làm hai phần là: Phần Lễ và Phần Hội. Phần Lễ diễn ra từ đêm ngày mùng 8 tháng Giêng đã có lễ nấu và đánh chè kho nguyên liệu là đỗ xanh ngâm bỏ vỏ, rang lên nấu với mật mía, chè kho được đánh bằng đôi mái chèo nhỏ, đôi trai gái đánh chè theo nhịp điệu chèo thuyền, những người xung quanh hát các bài hò chèo thuyền hoặc vui chơi tâm tình bên bếp lửa ở khu vực đền. Sau phần lễ nghiêm trang là phần hội của đền Mẫu Thác Bà mang sắc thái của dân bản địa cổ của người Châu Thu Vật xưa của người dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Cao Lan vùng Thác Bà, Sông Chảy  như  ném còn, đánh yến, chọi gà, vật, hội đánh đu, đua thuyền, đẩy gậy... Những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian đã tạo cho ngày hội của nhân dân vùng hạ lưu sông Chảy thêm sống động và thực sự là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng.  


Lễ hội Hoa ban - Mường Lò

 

doc-dao-nhung-le-hoi-truyen-thong-o-yen-bai-1Lễ hội Hoa ban hàm chứa ý nghĩa cầu phồn thực

 

Lễ hội Hoa ban hàm chứa ý nghĩa cầu phồn thực của cư dân nông nghiệp miền núi, với tâm nguyện thỉnh bái "Then" - vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái "Nàng Ban" - một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thủy chung; thỉnh bái ma trời, ma đường, ma núi, ma sông... phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và cuộc sống của dân bản yên vui. 


Truyền thuyết của người Thái kể rằng: nàng Ban là một cô gái xinh đẹp nhưng bị bệnh đậu mùa, nàng không lấy chồng mà lên hang Thẳm Lé (nay thuộc xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn) sinh sống. Cuối cùng, nàng kiệt sức ở đó. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp vùng Tây Bắc. Hằng năm mỗi độ xuân về, hoa nở trắng núi rừng và người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.


Lễ hội Xên Mường

 

doc-dao-nhung-le-hoi-truyen-thong-o-yen-bai-7Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò

 

Lễ hội "Xên mường" thường diễn ra khi mùa hoa ban nở trắng núi rừng. Đó là vào khoảng tháng Giêng hoặc tháng 2 Âm lịch. Lúc này tiết trời nắng ấm, trên nương, trên rẫy lúa chiêm đang xanh mơn mởn. Lễ hội "Xên mường" diễn ra giống nhau ở mọi vùng nhưng mỗi mường lại chọn địa điểm, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. 


Lễ hội "Xên mường" thường do ông mo nghè (mo mường), người trông coi thần quyền cho chủ mường và hội phụ lão đứng ra tổ chức. Lễ cúng "Xên mường" phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Tuy nhiên, vì những chức danh quý tộc đến nay không còn nên người Thái đã lấy áo của các vị lãnh đạo xã làm vật tế. Lễ vật do người dân toàn mường đóng góp. Trong lễ cúng "Xên mường", ngoài các lễ vật như: vòng cổ, vòng tay bằng bạc, các cuộn vải sải, vải thổ cẩm, còn phải có các món ăn chế biến từ thịt trâu.

 

Đám Sênh lễ chay

doc-dao-nhung-le-hoi-truyen-thong-o-yen-bai-9Trang phục người Cao Lan

 

Xem thêm tour du lịch Tây Bắc trong năm 2019

 

Lễ hội đám chay là lễ hội truyền thống ở Yên Bái, đã tồn tại từ rất lâu đời, đây là một lễ thức cầu xin sự bình an cho gia đình và dòng họ của gia chủ nơi tổ chức lễ hội, trong một đời người hay trong nhiều năm, gia đình dòng họ đó làm ăn luôn thất bát, không may mắn; luôn ốm đau bệnh tật; chăn nuôi, trồng cấy luôn bị mất mùa, gặp nhiều tai ương... và dòng họ đó đã lâu không tổ chức được lễ hội Đám sênh cúng tạ Ngọc Hoàng, tổ tiên và ma ham (ma nhà của người Cao Lan). Đồng bào sẽ tiến hành làm đám sênh (đám chay) để tạ ơn tổ tiên, tiên trời đất và cầu xin sự che chở và phù hộ luôn được an bình, ấm no, hạnh phúc.


Lễ hội được tổ chức ở quy mô gia đình. Trong mỗi gia đình, tùy thuộc vào từng dòng họ riêng biệt mà lễ hội này được tổ chức ở quy mô to nhỏ khác nhau, thời gian ngắn hay dài. Ví dụ như đám sênh to nhất là của dòng họ Trần tổ chức 7 ngày kể từ ngày khai bút (hoi pệt) với rất nhiều nghi thức và sử dụng nhiều loại đạo cụ: chiêng trống, thanh la và các điệu múa thiêng được tiến hành liên tục; hay họ Lịnh tổ chức 5 ngày, họ Lương 5 ngày... Thời gian tổ chức lễ hội đám sênh tính theo chu kỳ đời người, nghi thức không tiến hành liên tục hàng năm ở mỗi gia đình, dòng họ mà tại mỗi đời.


Lễ hội Xên Lẩu Nó

 

doc-dao-nhung-le-hoi-truyen-thong-o-yen-bai-6Lễ hội Xên Lẩu Nó của người Thái đen

 

Xên Lẩu nó là lễ hội truyền thống ở Yên Bái quan trọng của người Thái đen Mường Lò tỉnh Yên Bái mà bản chất nhằm tri ân công đức những thầy cúng đã chữa khỏi bệnh cho mọi người – “Mo một”, đặc biệt là những người từng bị bệnh nặng đã khỏi, được coi là những con đẻ – “lụ hỏi” và những người bệnh nhẹ đã chữa khỏi được coi là con nuôi – “lụ liệng”, gửi áo hồn chủ thờ cúng tại nhà thầy mo. Đồng thời đây cũng là ngày hội lớn của cộng đồng, thu hút được mọi đối tượng tham gia, bởi ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của dân tộc, mọi người được gặp gỡ chan hòa cùng người thân, bạn bè, mừng cho nhau tai qua nạn khỏi và tham gia các trò chơi, điệu xòe truyền thống.

Oanh Kim (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)