Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Bắc Ninh

Du lịch Bắc Ninh khám phá chùa Phật Tích

Thứ bảy, 08/06/2019, 11:34 GMT+7

Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, là nơi giao thoa giữa văn hóa Phật giáo Ân Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Bên cạnh nét đẹp kiến trúc từ thời nhà Lý, chùa còn nổi tiếng với bức tượng Phật A Di Đà quý giá được làm hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối. Đây là một điểm du lịch tâm linh cực kì thu hút du khách thập phương tới tham quan và bái lễ.

test

Chùa Phật Tích - nhân chứng của sự thăng trầm lịch sử

Chùa Phật Tích hay còn có tên là chùa Vạn Phúc thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp,… chùa Phật Tích là một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại Bắc Ninh. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” thì chùa Phật Tích được xây dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao tại chùa. Tương truyền sau khi tháp đổ làm lộ ra bên trong là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Trước sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng Phật này, làng đã được đổi tên là Phật Tích. Trải qua thăng trầm của thời gian, chùa Phật Tích bị tàn phá nặng nề. Cho đến năm 1686 chùa mới được xây dựng tu sửa lại với quy mô lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự.

 

Chùa Phật TíchChùa Phật Tích tọa lạc trên núi Phật Tích

 

Nhưng rồi thời kì huy hoàng thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại được gần 300 năm. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp khiến chùa bị tàn phá, hư hỏng nặng nề. Chùa chỉ được khôi phục khi hòa bình lập lại. Năm 1959, Bộ Văn hóa xây dựng lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Đến tháng 4 năm 1962, Nhà nước chính thức công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa. 

 

Những nét kiến trúc độc đáo của chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), cách Hà Nội 20 km về phía Đông, cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống. Tính từ cổng chùa lên đến vườn tháp, khu vực chùa có 3 lớp. Đi từ cổng chùa vào qua một đoạn đường bằng là những bậc đá lên vườn chùa. Đây là một khu đất cao và được kè bằng những viên đá chắc chắn có hình khối hộp chữ nhật được chế tác từ thời Lý. Đi hết 30 bậc du khách sẽ lên đến nền gác chuông dẫn lên chùa. Nằm đối xứng giữa hai bậc đá là hai dãy tượng thú thờ bằng đá, gồm 10 con: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử (mỗi giống có hai con) làm cho đường lên chùa thêm uy nghiêm bí ẩn. 

 

Chùa Phật TíchBậc đá dẫn lên chùa Phật Tích

 

Chùa Phật TíchTượng linh thú đặt dọc hai bên chùa

 

Chùa Phật Tích được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trước sân chùa rộng là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa Trần Thị Ngọc Am - đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này. Tại đây còn lưu lại câu đối “Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương”. Bà là người có công lớn trong việc trùng tu chùa và bỏ tiền cùng nhân dân 13 thôn dựng đình tại đây. Bên trái chùa là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết công Lý Thiên Tộ. Ông mất tại chùa năm 1644. Hiện nay chùa vẫn còn giữ được được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.

 

Chùa Phật TíchKiến trúc Phật giáo cổ kính tại chùa

 

Sau nhiều lầm tu sửa tới nay, chùa Phật Tích hiện đã có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Chùa mang trên mình những kiến trúc Phật giáo đặc trưng của thời Lý và là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm.

 

chùa Phật TíchCheck - in chùa Phật Tích

 

Xem thêm những tour du lịch miền Bắc cực hấp dẫn tại đây

 

Bên cạnh những công trình kiến trúc cổ quý giá, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc đá cổ kính mà nổi tiếng nhất chính là pho tượng đá A Di Đà. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật, đây là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ thời nhà Lý. Đức Phật tọa thiền định kiểu kiết già, tay kết ấn Tam Muội, toàn thân làm từ đá xanh nguyên khối hướng hơi nghiêng về phía trước. Tượng được tạo hình cân đối giữa phần thân và đầu theo tỉ lệ "tọa tứ lập thất", nghĩa là đầu chiếm 1/4 thân ngồi và chiếm 1/7 thân đứng. Đầu tượng có Nhục kế (Ushnisha), búi tóc nổi cao và miệng cười mỉm toát lên một vẻ đẹp nữ tính đầy viên mãn và huyền bí.  Tượng mặc hai lớp y phục, bên ngoài thân vận thêm một lớp áo mỏng phủ từ vai ra phía sau lưng. Các nếp áo chạy từ thân xuống đùi ôm trọn phần chân mềm mại theo phong cách điêu khắc của trường phái "Gandhara".

 

Chùa Phật TíchPho tượng đá A Di Đà nổi tiếng của chùa


 
Tượng A Di Đà tọa trên bệ tòa sen hai tầng bằng đá hình bát giác với nhiều họa tiết chạm khắc rất tinh xảo. Cả phần thân tượng và phần bệ có chiều cao tổng cộng là 4,7 mét, trong đó phần bệ đá hoa sen có chiều dài là 1,7 mét, chiều rộng 0,8 mét và cao 0,36 mét. Tầng trên được chạm những chùm hoa dây mềm mại, mặt dưới là hình sóng nước cách điệu. Mặt bên của cả hai tầng đều chạm hình đôi rồng đang vờn nhau ẩn hiện trong mây. Tất cả đều rất tinh xảo và sống động, thể hiện sự kì công tỷ mỷ của những người thợ lành nghề. Trong thời kỳ làng Phật Tích bị giặc Pháp chiếm đóng, quân lính Pháp đã lấy tượng đá A Di Đà dùng làm bia để tập bắn gây ra những hư hại nặng nề. Đầu tượng đã bị gẫy, thân tượng bị đạn bắn nham nhở. Khi ấy có một cụ ông trong làng đã kín đáo đem đầu tượng đi cất giữ. Sau khi hòa bình được lập lại, cụ đã trả lại đầu tượng cho nhà chùa để sửa lại như hiện nay.

 

chùa Phật TíchKhông chỉ là điểm du lịch tâm linh, nơi đây còn rất hấp dẫn với nhiều cảnh đẹp đấy nhé

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)