Được xây dựng từ năm 1815 với vật liệu ban đầu đơn sơ chỉ bằng những lá cây. Ngôi chùa nằm tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng tuy không có lịch sử lâu đời nhất, nhưng cũng là một trong những kiến trúc nổi tiếng qua nhiều giai đoạn.
Trong những năm chiến tranh bắn phá ác liệt, chùa Chén Kiểu bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt, là khu vực chính điện một phần bị ảnh hưởng và hư hỏng khá lớn. Phải đến tận năm 1969 mới được xây dựng khang trang với những khu vực như: chính điện, tháp bảo, sảnh, khu để sách kinh,… và chỉ được hoàn thành vào năm 1980.
Ngôi chùa cổ kính nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ này có 2 tên gọi khác nhau. Ngày xưa, ở trước chùa có con rạch chảy qua nên người dân sinh sống lâu năm ở nơi đây đều quen thuộc với cái tên Sà Lôn bắt (Sro Loun theo tiếng Khmer).
Nhưng bởi vì chùa Chén Kiểu có phong cách kiến trúc độc đáo nên tên gọi này cũng nghiễm nhiên trở thành thân thuộc không chỉ với dân địa phương mà còn với khách du lịch ở khắp mọi nơi. Về Sóc Trăng, chỉ cần nhắc đến 2 cái tên này thì bạn sẽ được người dân chỉ dẫn đường đi tận tình.
>> Xem thêm: kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng |
Mang trong mình những nét đặc trưng của phong cách Khmer truyền thống. Từ ngoài đi vào khu vực cổng tam quan với màu cam nổi bật cùng hoa văn, họa tiết trang trí bắt mắt. Phía trên có 3 ngọn tháp được đặt một pho tượng Phật cùng tên chùa, phía dưới có 2 con sư tử đá ngự trị.
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng cũng có khu chính điện với phần mái được tạo thành 3 tầng khác nhau, phía dưới chống đỡ bằng 16 hàng cột to lớn đắp gạch men. Tầng trên cùng hình tam giác có đỉnh nhọn, hoa văn được trang trí độc đáo và màu sắc ấn tượng.
Cũng như những nơi khác, bên trong chính điện chùa có đặt khu điện thờ Phật Thích Ca với những bức tượng đủ loại kích thước. Mỗi bức tượng được tạc với những tư thế khác nhau khá độc đáo. Xung quanh cũng có những bức tranh kể về cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc niết bàn của Phật.
Rắn thần Nagar luôn là một trong những biểu tượng quan trọng của người dân Khmer, bởi họ cho rằng tổ tiên bắt nguồn từ mẹ rắn. Tại trung tâm sân chùa Chén Kiểu cũng có một cột cờ khá cao với hình ảnh tượng trưng là rắn thần 5 đầu bắt mắt và được đặt giữa một hồ nước.
Không chỉ có vậy, trong thời kỳ xây dựng lại chùa mặt sau do thiếu vật liệu nên nhà chùa đã phải xin lại những mảnh vỡ của những chiếc chén bát kiểu để đắp lên. Tuy nhiên, điều này vô hình đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ ngôi chùa và được nhiều người biết đến.
Ngôi chùa này được tọa lạc trong khuôn viên khá thoáng rộng và tĩnh lặng. Những màu sắc bắt mắt đan xen với nhau vô cùng nổi bật trong khung cảnh xanh mát. Tất cả tạo nên kiến trúc ấn tượng hiếm có tại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ từ xưa đến nay.
Không chỉ là địa điểm hành hương quen thuộc của người dân Khmer ở Sóc Trăng. Mà tại chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng còn là nơi chứa đựng văn hóa đặc sắc để mọi người có thể đến tìm hiểu, không gian thanh tịnh và an lành rời xa bộn bề và ồn ã của cuộc sống phố thị.
Đằng sau khuôn viên chùa còn được xây dựng thành khu vườn với nhiều tòa tháp khác nhau. Đây cũng được đánh giá là quần thể kiến trúc với phong cách bắt mắt, ấn tượng. Bạn có thể dừng chân ở đây để tìm hiểu hết cuộc đời của Phật Thích Ca một cách sinh động.
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Chén Kiểu hiện nay còn lưu giữ một số tài sản quý giá chùa mua lại được của nhà công tử Bạc Liêu từ những năm 1947. Hai chiếc giường điều hòa dành để ngủ mùa đông và mùa hè, một bộ trường kỷ cùng chiếc tủ khảm xà cừ,… sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú.
Với những bạn yêu thích khám phá hay check-in với những công trình kiến trúc cổ kính thì đây là một địa điểm lý tưởng. Mọi góc trong ngôi chùa đều có thể trở thành back-ground đậm chất nghệ thuật để có những bức hình độc nhất vô nhị, đảm bảo khi lên ảnh sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN TÂY KHUYẾN MÃI
|
Mỗi dịp về du lịch miền Tây, đặc biệt là đến với Sóc Trăng thì dành chút thời gian khám phá ngôi chùa độc đáo này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho bạn.
Hà Lê (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Nguồn ảnh: internet