Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Khánh Hòa

Ghé thăm Tháp Bà Ponagar Nha Trang khám phá văn hóa Chăm Pa cổ

Thứ năm, 18/07/2019, 12:39 GMT+7

Tháp Bà Ponagar là một trong những địa danh du lịch Nha Trang nổi tiếng mà nhất định bạn phải ghé thăm một lần trong đời để khám phá nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa.

test

Tháp Bà Ponagar là nơi thể hiện rõ nét nhất văn hóa của người Vương quốc Chăm Pa, thể hiện qua lối kiến trúc vô cùng đặc biệt, là dấu ấn vàng son cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ.

Hãy theo chân Lữ Hành Việt Nam ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của người Chăm Pa cổ thông qua việc khám phá vẻ đẹp của Tháp Bà Ponagar nhé!

 

1. Đôi nét giới thiệu về quần thể di tích Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar là một quần thể tháp cổ của người Chăm, được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu cực thịnh. Theo thăng trầm của lịch sử, thời gian làm bào mòn đi một số phần của di tích.

Tên gọi “Tháp Ponagar” được dùng để chỉ chung cả quần thể di tích này, nhưng thực chất nên chính là tên gọi của ngọn tháp cao nhất (khoảng 23 mét).

Tháp Bà Ponagar không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa, mà còn là nơi lưu giữ những dấn ấn của triều đại Chăm pa cổ, cũng như chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng. Một mặt, đây là nơi thờ phụng vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng Chăm pa là nữ thần Ponagar, một mặt là điểm du lịch tâm linh đặc sắc phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm.

 

Tháp Bà PonagarTháp Bà Ponagar chứa đựng giá văn hóa đặc sắc của người Chăm pa cổ (Nguồn ảnh: Internet)

 

Tháp cổ nằm trên một ngọn đồi nhỏ sát tả ngạn con sông Cái thanh bình, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4 cây số về phía Bắc.

Khi đến tháp bà Ponagar bạn cần mua vé để vào cổng với giá chỉ 25 nghìn đồng. Tháp cổ hoạt động từ 8h đến 18h mỗi ngày, và mở cửa quanh năm để đón du khách.

 

tháp bà ponagarTháp Bà Ponagar nằm trọn trên một ngọn đồi bên bờ sông Cái (Nguồn ảnh: Internet)

 

Xem thêm: kinh nghiệm du lịch Khánh Hòa

 

2. Tháp Bà Ponagar và những truyền thuyết li kỳ

Truyền thuyết về tháp bà Ponagar kể lại rằng, ngày xửa ngày xưa, tại núi Đại An có đôi vợ chồng tiều phu nhận nuôi một bé gái mồ côi, lớn lên trở thành nàng thiếu nữ xinh đẹp. Vào một ngày mưa to gió lớn cuốn trôi hết mọi thứ trong vùng, nàng thiếu nữ đã hiến thân vào khúc kỳ nam thả trôi xuống nước, thì bất ngờ trời yên bể lặng.

Khúc kỳ nam có hương thơm ngào ngạt, trôi vào gần cung đình, người dân thấy lạ nên xúm lại khiêng vào bờ, nhưng kỳ lạ thay khúc gỗ như nặng ngàn cân chẳng ai khiêng nổi. Vị thái tử Bắc Hải nghe điều lạ đã tìm đến, và lạ thay chàng là người nâng được khúc gỗ, sau đó đem về cung đình và coi như báu vật.

Một đêm nọ, thái từ trông thấy có bóng người thấp thoáng nơi đặt khúc gỗ kỳ nam, chàng bèn lại gần những chẳng thấy ai, chỉ còn lại mùi thơm thoang thoảng của gỗ. Sau nhiều ngày quan sát, một hôm thái tử bắt gặp một nàng tuyệt sắc giai nhân bước ra từ khúc gỗ, nàng chính là Thiên Y Ana. Ngưỡng mộ trước sắc đẹp của người con gái, thái tử cưới nàng làm vợ, hai người chung sống hạnh phúc, sinh ra hai người con một trai một gái.

 

tháp bà ponagar
Nữ thần Thiên Y Ponagar trong truyền thuyết và tín ngưỡng của người Chăm (Nguồn ảnh: Internet)

 

Một ngày nọ, nàng Thiên Y nhớ quê nhà đã nhập trở lại vào khúc kỳ nam để trở về làng cũ. Núi Đại Nam vẫn còn đó những vợ chồng tiều phu đã khuất núi. Nàng Thiên Y nén đau lòng, xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi, dựng lại nhà cửa.

Bằng tài năng và sự khéo léo của mình bà đã dạy cho người dân tại đây cách cày cấy, kéo vải, dệt sợi và các lễ nghi. Ruộng vườn trở nên tươi tốt, cuộc sống người dâm ấm no hơn. Một ngày, có con chim hạc xuất hiện từ trên trời đưa bà Thiên Y bay đi.Nhân dân trong vùng biết ơn bà đã tạc tượng xây tháp để thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 21 - 23/3 âm lịch lại tổ chức lễ hội Yana Thánh mẫu để tưởng nhớ công đức của bà Thiên Y.

Trong tín ngưỡng của người Chăm tại Khánh Hòa thì nữ thân Ponagar, hay Thiên Y Thánh Mẫu chính là sự khởi nguyên của sự sống, là người sinh ra vạn vật, đất, nước, cây cối, thực phẩm, tạo ra cuộc sống cho nhân dân. Chính vì vậy mà trong tâm niệm của người Chăm Pa, nữ thần Ponagar chính là thượng đẳng thần, nên việc thờ phụng vô cùng cẩn thận.

Ngày nay, những truyền thuyết xa xưa ấy tuy chỉ còn là những câu chuyện được truyền lại cho nhau, nhưng ý nghĩa về mặt tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng thì còn mãi, và sự tồn tại của tháp bà Ponagar chính là minh chứng rõ nhất!

 

Xem thêm: tour du lịch Nha Trang hấp dẫn

 

3. Kiến trúc đặc sắc của Tháp Bà Ponagar

Làm nên giá trị của quần thể di tích Tháp Bà Ponagar chính là lối kiến trúc đặc sắc của nơi này. Toàn bộ khu di tích được chia thành ba khu tương ứng với ba tầng kiến trúc

“Tầng thấp” là tầng đầu tiên của di tích, và hiện nay chỉ còn là những tàn tích như chân cột trụ, bậc đá, du khách sẽ khó nhận ra cho đến khi đến tầng cao hơn.

 

Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar được nhìn từ tầng thấp nhất (Nguồn ảnh: Internet)

 

“Tầng giữa” được gọi là mandapa, được hiểu là nhà khách, là nơi tiếp đón người dân đến sửa soạn đồ lễ, trang phục trước khi bước vào điện chính thực hiện các nghi thức cúng bái. Kiến trúc của phần giữa bao gồm phần cột đỡ và phần mái. Tầng giữa có chiều dài là 20 mét, chiều rộng 15 mét, có 4 hàng cột bát giác. 10 cột trụ chính chia làm hai hàng ở giữa, phía ngoài có 12 cột nhỏ cũng chia làm hai hàng với chiều cao thấp hơn. Phần cột có chức năng đỡ lực cho phần mái.

 

tháp bà ponagar
Hệ thống cột bát giác của tầng giữa (Nguồn ảnh: Internet)

 

“Tầng trên cùng chính là tầng cao nhất của Tháp Bà Pongagar, và gần như còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc theo kiểu Chăm. Những viên gạch xây tường được làm bằng đất nung, xếp chồng lên nhau vô cùng liền mạch và rất khít, không hề có kẽ hở nào, điều này chứng tỏ sự khéo léo và tài hoa của người Chăm trong lĩnh vực xây dựng.

 

tháp bà Ponagar
Chạm trổ điêu khắc trang trí của tháp bà Ponagar (Nguồn ảnh: Internet)

 

Bên trong tháp được trang trí bằng các hình điêu khắc tả lại cảnh sinh hoạt cộng đồng như săn bắt, chèo thuyền, múa hát, xay gạo... Còn bên ngoài tòa tháp thì được trang trí với rất nhìn hình tượng trong tín ngưỡng của người Chăm như các vị thần, các tiên nữ, các loài linh vật... đều là những nét đặc trưng rất riêng của Chăm pa.

Giữa tòa tháp được đặt tượng nữ thần cao tới 2,6m tạc bằng đá hoa cương màu đen. Nữ thần ngồi trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá hình lá bồ đề. Đây chính là một trong những kiệt tác điêu khắc độc đáo của người Chăm pa khi kết hợp giữa kỹ thuật tạc tượng tròn và chạm nổi.

 

4. Đến Tháp Bà Ponagar thưởng thức văn hóa đặc sắc của người Chăm Pa

Bên cạnh kiến trúc độc đáo thì văn hóa của người Chăm Pa cổ đại cũng mang những nét đặc sắc rất riêng biệt.

Nếu du lịch Khánh Hòa vào khoảng cuối tháng 3 âm lịch, cụ thể là từ ngày 21 đến 23 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Tháp Bà Thiên Y Ponagar, một số người còn gọi là ngày Vía Bà, thời gian này sẽ có các hoạt động văn hóa độc đáo của người Chăm sinh sống tại nơi này.

Vào ngày chính hội, người dân kéo nhau ra bờ sông Cái thả đèn hoa đăng cầu nguyện nữ thần Ponagar mang lại những điều may mắn tốt đẹp đến cho người thân.

 

tháp Bà Ponagar
Bờ sông cạnh tháp Bà Ponagar lung linh huyền ảo sắc đèn hoa đăng (Nguồn ảnh: Internet)

 

Sẽ có các buổi biểu diễn nghệ thuật với những điệu múa Chăm pa truyền thống vô cùng đặc sắc, cùng với đó là tiếng nhạc réo rắt riêng riêng của người Chăm.

 

tháp bà ponagar
Điệu múa Chăm pa đặc sắc (Nguồn ảnh: Internet)

 

Kết

Có thể thấy rằng Tháp Bà Ponagar chính là nơi lưu giữ nét văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của người Chăm Pa cổ. Với một kiến trúc vô cùng độc đáo, nơi đây đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc, thu hút đông đảo du khách đến đây để chiêm ngưỡng, khám phá. Và cũng chính nơi đây đã trở thành một trong những điểm du lịch Nha Trang đặc sắc nhất mà nhất định bạn phải ghé thăm.

Thu Nguyệt (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)