Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Hà Nội

Kinh nghiệm đi chùa Hương trong một ngày đầy đủ và chi tiết

Chủ nhật, 13/10/2019, 15:40 GMT+7

Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất nằm ngay tại ngoại thành Hà Nội, chỉ mất khoảng 2 giờ đi xe từ thành phố. Vào dịp cuối tuần bạn có thể dành cho mình một ngày để viếng cảnh chùa Hương, tìm sự an lạc trong tâm hồn, cũng như tái tạo lại những năng lượng tích cực nhất. Đi chùa Hương vào mùa thu rất tuyệt bởi đây là thời điểm vắng khách, bạn có thể thư thái đi lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp mà không lo lắng bị chen chúc, xô đẩy. Ghim ngay kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc sau đây để có một chuyến đi thật thành công nhé.

test

Danh lam thắng cảnh chùa Hương là một quần thể các chùa chiền linh thiêng nằm xen kẽ giữa nơi sơn thủy hữu tình. Hành trình viếng thăm chùa Hương không chỉ là hành trình về với đất Phật, mà du khách còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtGhé thăm chùa Hương, về với đất Phật và hòa mình vào thiên nhiên, đất trời

 

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương sẽ mang đến cho bạn những thông tin cụ thể về cách di chuyển đến chùa Hương, giá vé tham quan, các điểm tham quan, ăn uống…

 

1. Chùa Hương ở đâu và cách di chuyển đến chùa Hương

Chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, là một trong những điểm đến tâm linh Hà Nội đặc sắc nhất! Cách trung tâm thành phố khoảng chừng 50 cây số, bạn sẽ mất khoảng hai giờ di chuyển để đến được khu danh thắng chùa Hương.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtChùa Hương nằm ngay tại ngoại thành Hà Nội, chỉ mất khoảng 2 giờ di chuyển

 

Bạn có thể lựa chọn đi xe ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Nếu đi xe ô tô và xe máy thì có hai cách đi như sau:

- Đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái thep hướng Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40 cây số sẽ đến được Tế Tiêu, rẽ trái và hỏi đường đến chùa Hương.

- Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến nút giao Đồng Văn rẽ phải vào quốc lộ 38, đi tiếp 15 cây số theo hướng Chợ Dầu là đến được chùa Hương.

Tuy nhiên đường này chỉ dành cho ô tô, xe máy không đi được. Muốn đi xe máy bạn nên đi theo cách thứ nhất, hoặc đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lựa chọn một trong ba tuyến buýt 211, 78, 75, trong đó tuyến 211 và 78 đón tại bến xe Mỹ Đình, còn tuyến 75 đón tại bến xe Yên Nghĩa. Tuy nhiên đi xe buýt khi xuống bến sẽ phải đi bộ khá xa để vào được khu danh thắng, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi cho nhanh, nhưng nhớ hỏi rõ giá trước khi đi.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtBạn có thể lựa chọn xe ô tô, xe máy, hoặc xe buýt để đi đến chùa Hương

 

2. Kinh nghiệm đi chùa Hương mùa nào đẹp nhất?

Chùa Hương có thể đi được quanh năm, chỉ cần dành ra một ngày vào cuối tuần là bạn đã có thể đến chùa Hương để tìm sự bình an thanh tĩnh trong tâm hồn. Chùa Hương sẽ là địa điểm cực kỳ tuyệt vời cho chuyến dã ngoại Hà Nội cuối tuần của bạn.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtChùa Hương - điểm du lịch tâm linh linh thiêng của Hà Nội

 

Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Đông nhất là vào khoảng tháng Giêng, trong đó mùng 6 tháng Giêng sẽ là ngày khai hội chùa Hương. Nếu đi chùa Hương vào đầu năm, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sôi nổi của lễ hội, được tham gia những hoạt động hết sức đặc biệt diễn ra vào chính hội. Đây cũng là thời điểm chùa Hương hết sức đông đúc, do dòng người từ bốn phương đổ về. Tại bến đò suối Yến, hàng trăm con đò chở khách, hàng quán quanh chùa hoạt động tấp nập, tưng bừng. Tuy nhiên đi vào chính hội đông đúc, bạn sẽ mất nhiều thời gian để di chuyển, cũng như vất vả len lỏi để lễ chùa.

Theo sở thích và cũng là kinh nghiệm đi chùa Hương của mình thì mùa thu này vãn cảnh cũng là một trải nghiệm rất tuyệt. Chùa vắng vẻ nên bạn sẽ có rất nhiều thời gian để thảnh thơi vãn cảnh, lễ chùa, việc di chuyển cũng vì thế mà nhanh hơn, khỏe hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtVãn cảnh chùa Hương vào mùa thu rất tuyệt

 

Mùa thu cũng là thời điểm hoa súng nở rộ tại chùa Hương rất đẹp, để chụp được ảnh với hoa súng, bạn nên nghỉ qua đêm tại chùa, sáng dậy thật sớm để ngắm nhìn hoa súng nở rộ.

 

3. Các điểm tham quan và thời gian để khám phá trọn vẹn chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể các chùa chiền nằm rải rác trong trong thung lũng Suối Yến, nên để đi hết được trọn vẹn tất cả các chùa tại đây, sẽ mất từ 2 - 3 ngày.

Theo kinh nghiệm đi chùa Hương thì nếu chỉ đi trong một ngày, bạn nên viếng thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích, đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất trong toàn thể khu danh thắng. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể đi bằng cáp treo hiện đại.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtĐộng Hương Tích - điểm đến quan trọng nhất tại khu thắng cảnh chùa Hương

 

Nếu lựa chọn leo bộ và muốn thành tâm khám phá chùa Hương, bạn có thể đi theo 3 tuyến hành hương như sau:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Tiên Sơn - chùa Giải Oan - đền Trần Song - động Hương Tích - chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình - chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Long Vân - động Long Vân - chùa Cây Khế

- Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long - chùa Cá

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtChùa Hương là quần thể gồm nhiều chùa chiền nên bạn sẽ cần 2 - 3 ngày để vãn cảnh

 

4. Giá vé tham quan thắng cảnh và vé cáp treo Chùa Hương

Giá vé tham quan chùa Hương: 130.000đ/khách (Trong đó: vé thắng cảnh: 80.000đ/khách và vé đò thuyền: 50.000đ/khách)

Giá vé cáp treo chùa Hương:

- Người lớn: 180.000đ/vé khứ hồi, 120.000đ/vé một chiều

- Trẻ em cao dưới 1,2 m: 120.000đ/vé khứ hồi, 90.000đ/vé một chiều.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtBảng giá vé đi cáp treo chùa Hương

 

5. Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc trong một ngày với lịch trình thích hợp

Trong chuyến du lịch chùa Hương mới nhất của mình, mình đã dành trọn vẹn một ngày để khám phá chùa Hương theo lịch trình như sau: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Hương Tích - chùa Tiên Sơn - chùa Thanh Sơn Hương Đài

7h30 xuất phát tại nội thành Hà Nội theo hướng đi Nguyễn Trãi, 9h30 có mặt tại chùa Hương, mua vé để đi đò.

10h xuất phát từ bến đò Suối Yến để vào lễ đền Trình.

Sau đó đi đò trên Suối Yến để vào đến chùa Thiên Trù.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtTrước cổng chùa Thiên Trù

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtChùa Thiên Trù mùa này rất vắng vẻ và thanh tĩnh

 

Sau khi tham quan hết toàn bộ chùa Thiên Trù là khoảng 12h30, đoàn mình ăn trưa ngay tại chân chùa Thiên Trù, đi theo đoàn khá đông nên mình đã liên hệ với nhà hàng ngay đó để đặt cơm trưa.

14h, mình xuất phát lên động Hương Tích. Do đoàn có trẻ nhỏ nên đã chọn đi cáp treo, di chuyển rất nhanh sẽ đến được động Hương Tích. Đến cổng trời, bạn sẽ đi xuống một bậc thang vài trăm mét để xuống động. Càng xuống sâu, càng mát lạnh và ẩm ướt.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtBái lễ trước động Hương Tích

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtCàng vào sâu, hang động càng mát mẻ và ẩm ướt

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtTừ dưới động Hương Tích nhìn lên cổng trời

 

Sau khi lễ tại động Hương Tích, đi cáp treo về lại Thiên Trù, rồi lên chùa Tiên Sơn.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtĐường lên chùa Tiên Sơn

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtQuang cảnh thanh bình nhìn từ chùa Tiên Sơn

 

Khoảng 16h, ra bến Thiên Trù, do thời gian vẫn còn khá sớm nên cả đoàn quyết định ngồi đò để vào chùa Thanh Sơn Hương Đài. Đây là một trong những ngôi chùa mà mình thích nhất tại khu danh thắng chùa Hương. Thanh Sơn Hương Đài cực kỳ yên tĩnh và thanh tịnh, với không gian thoáng đãng vô cùng. Đây cũng là nơi mà mình thường xin xăm vào mỗi đầu năm. Ngoài ra còn có động Tiểu Nhi Cầu Tự là nơi để cầu con cái, công danh, sức khỏe.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtThanh Sơn Hương Đài

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtKhung cảnh bình yên của Thanh Sơn Hương Đài

 

18h xuất phát lên xe về Hà Nội.

 

Xem thêm tour du lịch chùa Hương trong 1 ngày của Lữ Hành Việt

 

6. Ăn uống tại Chùa Hương

Dọc hai bên đường khu danh thắng chùa Hương có rất nhiều hàng quán để bạn nghỉ chân và ăn uống. Thực đơn khá đa dạng tùy theo nhu cầu của bạn. Luôn nhớ hỏi kỹ giá cả trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội đông đúc.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtBữa ăn trưa đầy đủ món và khá ngon

 

an-uong-tai-chua-huong-2_resultDọc đường có nhiều hàng quán bán nước giải khát như nước mía, nước sấu, nước ngọt...

 

Hoặc bạn có thể chuẩn bị theo đồ ăn trưa để tiết kiệm kinh phí hơn.

 

an-uong-tai-chua-huong-1_resultMột sạp hàng bán hạt dẻ, khoai luộc, trứng luộc

 

Một số đặc sản chùa Hương mà bạn có thể thương thức hoặc mua về làm quà như rau sắng, mơ rừng, chè củ mài, bánh củ mài, chè lam, hạt dẻ, củ mã thầy…

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtChè củ mài - đặc sản của chùa Hương

 

7. Mua gì làm quà khi đi chùa Hương?

Vào mùa lễ hội, dọc hai bên đường có rất nhiều sạp hàng bán đồ lưu niệm, mặt hàng đa dạng như trang sức, chuỗi vòng, đồ chơi, quần áo, bùa may mắn… bạn có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Hãy trả giá nếu cảm thấy quá đắt nhé!

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtCác gian hàng bán đồ lưu niệm tại chùa Hương

 

Mình đi vào mùa thu nên chùa Hương cực kỳ vắng vẻ, tuy nhiên vẫn có sạp hàng mở cửa nên yên tâm là vẫn có thể mua được.

Ngoài ra ở chùa Hương cũng có bày bán các loại thảo dược, thuốc chữa bệnh, tuy nhiên hãy cẩn trọng nếu không biết rõ về chúng.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtNên thận trọng khi mua các loại thuốc, thảo dược tại chùa Hương

 

Du lịch Hà Nội mùa thu - vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào

 

8. Một số kinh nghiệm đi chùa Hương bạn cần lưu ý

 

Kinh nghiệm mua vé đi đò

Nếu bạn du lịch chùa Hương vào mùa lễ hội đông đúc, dọc đường vào bến đò suối Yên sẽ có rất nhiều “cò đò” đi theo để làm phiền. Tránh sử dụng dịch vụ của những người này vì dễ bị chặt chém giá cả. Nên vào hẳn khu suối Yến để mua vé.

Ngoài ra còn có tình trạng nhồi nhét khách lên đò hoặc bị tăng tiền đò, hãy thỏa thuận kỹ càng về giá tiền cũng như số khách tối đa ngồi trên đò trước khi đi.

Suối Yến khá sâu, nên bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò, cũng như bảo quản đồ dùng của mình cẩn thận.

 

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ lễ khi đi chùa Hương

Để tiết kiệm, bạn nên chuẩn bị đồ lẽ sẵn tại nhà để mang đi. Ngoài ra thì tại chùa Hương có rất nhiều nơi bán đồ lễ cũng như nhận viết sớ, tuy nhiên cần thỏa thuận kỹ giá để tránh bị hớ.

 

Lựa chọn trang phục lịch sự

Đến bất kỳ nơi tâm linh nào cũng vậy, bạn cần phải mặc đồ lịch sự, nên mặc quần dài, áo dài, hoặc đồ lam càng tốt.

Để chinh phục chùa Hương sẽ phải leo núi rất nhiều, hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày vải mềm để tránh bị đau chân khi leo núi nhé.

Ngoài ra nên chuẩn bị mọi thứ gọn nhẹ nhất có thể để tránh việc xách nặng, cồng kềnh khi leo núi sẽ rất mệt.

 

Kinh nghiệm đi chùa Hương tự túc đầy đủ và chi tiếtNên mặc trang phục gọn nhẹ để dễ dàng vận động khi chinh phục chùa Hương

 

Giữ gìn môi trường khi đến chùa Hương

Trong chuyến vãn cảnh chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy luôn nhớ vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường nơi đây được sạch sẽ.

Không nên vứt tiền lẻ xuống rừng khi đi cáp treo, vì như vậy là cực kỳ lãng phí, và làm bẩn môi trường, vì bản thân chùa cũng rất khó để đi thu gom tiền lẻ tại những nơi có địa hình hiểm trở. Hãy đặt lễ đúng nơi đúng chỗ.

 

Nhớ bảo quản đồ đạc cẩn thận

Đi vào mùa vắng thì không sao, chứ nếu đi chùa Hương vào mùa trẩy hội, người ra người vào đông đúc tấp nập, sẽ khó tránh khỏi kẻ gian, nên hãy bảo quản đồ đạc thật tốt nhé.

Moon - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)