Guidebook
Banner Voucher KS cả nước

Làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - nơi hội tụ những tinh hoa độc đáo

Thứ tư, 06/09/2023, 10:50 GMT+7

Ninh Bình là một điểm đến hấp dẫn với danh lam thắng cảnh như: Tràng An, khu du lịch sinh thái Thung Nham, Tam Cốc - Bích Động,... Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều làng nghề truyền thống mang giá trị lịch sử lâu đời. Dù cuộc sống có ngày càng phát triển và hiện đại nhưng các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình vẫn giữ được bản sắc dân tộc và thu hút du khách đến tham quan.

test

Khám phá các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình

 

1. Làng nghề thêu ren Văn Lâm

  • Địa chỉ: xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Nhắc đến làng nghề truyền thống Ninh Bình thì nơi đây được coi là một trung tâm nghệ thuật về nghề thêu ren hàng đầu tại Việt Nam. Làng nghề nằm gần khu quần thể danh thắng và di sản thiên nhiên thế giới Tràng An, nên bạn có thể dễ dàng đến tham quan, tìm hiểu.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - làng thêu ren Văn LâmẢnh: @Idesign

 

Theo lời kể của người cao tuổi trong làng, từ năm 1285 khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, ông nhường ngôi cho con trai và rời hoàng cung về vùng núi Vũ Lâm hành thiền. Kế đó, bà Trần Thị Dung - vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, đến đây và dạy dỗ nhân dân thôn Văn Lâm cách chăn nuôi, dệt vải và thêu thùa theo phong cách triều đình nhà Trần.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - làng thêu ren Văn LâmẢnh: @thuonghieuvaphapluat

 

Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình, làng nghề này đã ra đời hơn 800 năm và vẫn tồn tại đến ngày nay. Trong suốt thời gian đó, nghề vẫn được bà con giữ gìn, phát huy và truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, tất cả các gia đình ở Ninh Hải đều sở hữu nhiều loại khung thêu, từ trẻ em 7-8 tuổi đến người già 70-80 tuổi cũng có thể làm công việc thêu ren thành thạo.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - làng nghề thêu ren Văn LâmẢnh: @thongtindoingoai

 

Trước đây, người dân làng nghề truyền thống ở Ninh Bình nổi tiếng này chuyên thêu các sản phẩm phục vụ nghi thức, nghi lễ như: quần, áo, mũ của đội tế; tàn, lọng, y môn trong đình, đền. Hiện nay, các nghệ nhân Văn Lâm đã đổi mới và sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thêu ren khác nhau như: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, tranh, ảnh,... để làm phong phú và đa dạng sản phẩm hơn cho khách hàng lựa chọn.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - làng thêu ren Văn LâmẢnh: @Mia

 

2. Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân

  • Địa chỉ: làng Xuân Vũ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Làng nghề chạm khắc đá nổi danh ở huyện Hoa Lư này tồn tại từ thời xa xưa và đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua vô vàn những biến cố của lịch sử thì làng nghề này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trước đây, làng nghề chỉ sản xuất chủ yếu ra các sản phẩm như: cối đá, chậu cây cảnh, các con vật làm cảnh,... còn các sản phẩm bằng đá mang tính nghệ thuật cao hơn lại chỉ thấy ở các điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - chạm khắc đá Ninh VânẢnh: @baonongnghiep

 

Với nguồn nguyên liệu đá sẵn có tại Ninh Bình cùng bí kíp nghề truyền thống và kỹ năng của thợ lành nghề những sản phẩm quy mô lớn cũng có thể sản xuất ngay tại xưởng của làng nghề này hay đến tận nơi chế tác trên khắp mọi miền Tổ quốc. Các sản phẩm đa dạng hơn như: tượng đài, bể cá cảnh, tượng thờ, tứ linh, lư hương,... Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. 

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - chạm khắc đá Ninh VânẢnh: @tttt.ninhbinh

 

3. Làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn

  • Địa chỉ: nằm gần khu di tích lịch sử nhà thờ Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Không chỉ nổi tiếng với nghề trồng cói, nơi đây còn sản xuất ra vô vàn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói. Theo các cụ ngày xưa kể lại thì vào năm 1829 theo lệnh của Vua Minh Mạng doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cho nhân dân khai hoang vùng đất ven biển rồi đặt tên cho nơi đó là Kim Sơn hay được hiểu là “Núi Vàng”. 

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - làng cói Kim SơnẢnh: @Cảm nhận Việt Nam

 

Với tài năng của mình ông không chỉ giúp nơi đây phát triển thành một nơi màu mỡ theo hướng kinh tế biển, lúa mà còn có cả làng nghề làm cói quy mô. Phát triển làng nghề truyền thống ở Ninh Bình này ngày càng đi lên, sản xuất ra rất nhiều mặt hàng phong phú về cói như: khay, hộp, thảm, túi xách, làn,... Ngoài bán trong nước còn xuất khẩu đi cả nước ngoài. 

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - mỹ nghệ cói Kim SơnẢnh: @dulichninhbinh

 

Các sản phẩm từ cây cói giờ đây không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, mà sự xuất hiện của thương hiệu cói Kim Sơn còn chứng minh cho vị thế của một làng nghề truyền thống lâu đời. Đến làng nghề sau khi tham quan, tìm hiểu và mua sản phẩm về làm quà thì nơi đây cũng rất gần nhà thờ đá Phát Diệm để đến tham quan thuận tiện. 

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - mỹ nghệ cói Kim SơnẢnh: @tienphong

 

4. Làng nghề gốm Bồ Bát

  • Địa chỉ: thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Làng nghề gốm Bát Tràng Hà Nội ai cũng biết nhưng làng nghề có từ hàng nghìn năm trước này còn được ví như “cái nôi” của làng gốm nổi danh ở Hà thành kia. Thế kỷ thứ 10 là khoảng thời gian phát triển hưng thịnh nhất, những người thợ làng Bồ Bát có đôi tay điêu luyện, các sản phẩm từ gốm làm ra có sắc trắng đặc trưng, nhìn vô cùng tinh tế. Nên đến đây bạn cũng nhớ ghé qua đây để tìm hiểu nhé.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - gốm Bồ BátẢnh: @tainguyenvamoitruong

 

Tuy thiên, khi vua vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La, 5 dòng họ lớn của làng Bồ Bát đã được mang theo với mục đích có người làm ra các sản phẩm gốm cho triều đình cũng như nhân dân trong kinh thành. Những người nghệ nhân đó sinh sống tập trung ven sông Hồng cùng lập ra làng nghề gốm mà ngay nay chính là Bát Tràng.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - gốm Bồ BátẢnh: @Vietnamplus

 

Với sự biến đổi như vậy, nghề gốm của làng nghề truyền thống ở Ninh Bình này cũng dần bị mai một và thất truyền. Quay trở lại quãng thời gian cách đây hơn 10 năm, với nỗ lực xây dựng lại làng nghề trên thị trường đã dần xuất hiện trở lại những sản phẩm gốm Bồ Bát trong nước. Sản phẩm cũng khá đa dạng từ những vật dụng phục vụ sinh hoạt cho đến đồ trang trí, lưu niệm như: bát đĩa, ấm chén, lọ hoa, vòng cổ, chuông gió, tranh gốm mỹ thuật,…

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - gốm Bồ BátẢnh: @tinhhoanongnghiep

 

5. Làng nghề mộc Phúc Lộc Ninh Bình

Làng Phúc Lộc ở Ninh Bình nổi tiếng với nghề mộc có từ xa xưa. Cả 5 xóm trong làng đều làm nghề mộc từ lâu đời và hiện nay vẫn có khoảng 400 người theo nghề này. Sản phẩm gỗ được ưa chuộng ở đây bao gồm: giường, tủ, bàn ghế, cửa,... Tất cả các sản phẩm từ làng được chế tạo từ tay những thợ nghề lâu năm, nên chúng có chất lượng cao và đường nét tinh tế.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - mộc Phúc LộcẢnh: @danviet

 

6. Làng nghề đan cót Vân Long

  • Địa chỉ: xã Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình.

Đan cót không chỉ là nghề gắn bó lâu năm mà nó còn là cứu cánh kiếm miếng cơm khi bà con Vân Long phải di tản đi khắp nơi trong những năm kháng chiến chống Pháp. Vừa lánh nạn ở một nơi xa xôi lại vừa phải dao dắt lưng, tìm nứa làm nghề. Thời kỳ làm ăn tập thể theo Hợp tác xã, nghề đan lát ở đây cũng rất thịnh vượng, vài chục tấn nứa được chẻ hết và xuất đi cả vạn m2 cót đủ kích thước. 

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - đan cót Vân LongẢnh: @nguoiquansat

 

>>Xem thêm: Chùm tour du lịch Ninh Bình giá tốt

 

Giờ đây làng nghề làm theo kiểu “khoán 10” nên nhiều gia đình cũng tích cực tham gia. Nứa được mua về từ khắp các vùng núi của Thanh Hoá, Hoà Bình, hay cả Hà Tĩnh xa xôi. Mỗi ngày, có hàng trăm ngàn sản phẩm được chất lên công nông, xe thồ hay xe ô tô,... để đưa đến tận tay khách hàng từ gần đến xa, đi khắp các tỉnh thành. Thu nhập tuy không quá cao nhưng cũng có “đồng ra đồng vào”, chẳng còn hộ nào thuộc diện nghèo đói. Mọi người có công ăn việc làm quanh năm, đủ nuôi sống gia đình.

 

làng nghề truyền thống ở Ninh Bình - đan cót Vân LongẢnh: @nguoiquansat

Thăm các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình và tìm hiểu về những nét đặc sắc của các nơi đó bạn mới hiểu thêm về những giá trị tốt đẹp được gìn giữ lâu đời. Ngắm cảnh đẹp, tìm hiểu về văn hoá chính là cách để bạn thấy quý mến và gần gũi hơn với vùng đất lịch sử này.

 

Hà Lê (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)