Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Hà Giang

Tìm hiểu những phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang

Thứ tư, 27/01/2021, 17:00 GMT+7

Không khí xuân về đang rục rịch gõ cửa từng nếp nhà, len lỏi tràn về khắp mọi nơi trên Tổ quốc. Tết đến, các vùng miền đều háo hức, rộn ràng đón thời khắc chuyển giao của đất trời. Mỗi một miền, một dân tộc lại có những cách đón Tết khác nhau. Sau đây hãy cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá những phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang nhé! Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều bất ngờ đấy!

test

Đóng cửa chặt cài then chắc đón năm mới: phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang của dân tộc Pà Thẻn

Phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang đầu tiên chính là đóng cửa chặt, cài then chắc vào lúc đón giao thừa của người dân tộc Pà Thẻn. Người dân tộc này có một phong tục rất lạ đó là thờ một bát nước lạnh để quanh năm trên bàn thờ của gia đình. Bát nước này phải được đậy kín lại, không cho bị cạn khô. Trong năm thì vào cuối tháng 6, gia chủ mới được mở nắp bát ra xem còn nhiều nước không để đổ thêm nước đầy bát đợi đến dịp Tết.

 

Thờ bát nước lã - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà GiangNgười Pà Thẻn có phong tục thờ cúng bát nước lã 

 

Vào đêm 30/12 âm lịch, mọi nhà đều đóng cửa, then cài. Cửa chính, cửa sổ, cửa sau, cửa nách, cửa hậu, ô thoáng đều phải che kín hết. Sau khi đã bịt hết các ô cửa thì gia chủ sẽ lên lấy bát nước lã trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ sạch và thay nước mới. Sau các bước đó thì nghi thức cúng đón năm mới được tiến hành. Cùng trong đêm giao thừa đó thì người phụ nữ trong nhà sẽ bí mật đi nấu một nồi cháo gà để cả gia đình thưởng thức. Ăn cháo gà xong, chủ nhà sẽ làm lễ xin nước mới để đổ thêm vào bát nước thờ. Lưu ý là hành động sẽ phải được giữ kín, không được để lộ ra ngoài. Theo tín ngưỡng của người dân tộc Pà Thẻn thì nếu việc làm trên bị lộ thì cả năm tới gia đình khó làm ăn, con cái ốm đau.

Vào sáng mồng 1 Tết, người trong gia đình sẽ mang theo súng kíp ở lách cửa phụ, cửa hậu đi ra sân nhà để bắn 3 phát. Khi dứt tiếng nổ thì người trong nhà mở hết các cửa ra để đón chào năm mới. 

 

Gánh “nước bạc, nước vàng” để cầu may năm mới ở Hà Giang

Phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó chính là Gánh "nước bạc. nước vàng" cầu may của người dân tộc Pu Péo. Đây là một dân tộc thiểu số có số dân cư sinh sống ít nhất ở Hà Giang, hiện chỉ khoảng trên 600 người. Người Pu Péo tập trung đông nhất ở xã Phố Là (Đồng Văn), Sủng Tráng, Phú Lũng (Yên Minh). Có một số ít cộng đồng sinh sống ở xã Yên Cường, Bắc Mê. 

Theo ký ức của những người cao tuổi và một số quan niệm của người Pu Péo thì mọi sự sống chết của con người ở thế gian đều do chính các vị thần ở trời cao định đoạt. Vào buổi chiều ngaỳ 30/1 Âm lịch, người dân tộc Pu Péo sẽ làm lễ gọi hồn cho các thành viên ở trong gia đình. Họ quan niệm rằng, sau một năm làm việc mệt nhọc, đi lại nhiều, hồn vía sẽ bị phân tán ở nhiều nơi. Vì thế trước khi hết năm sẽ cần gọi hồn tập trung về để đón giao thừa và cầu nguyện một năm mới tốt lành hơn. 

 

Gánh nước bạc nước vàng - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang Người dân tộc Pu Péo 

 

Ngoài những vị thần thì linh hồn của tổ tiên cũng sẽ tác động sâu sắc đến cuộc sống của các gia đình. Bởi thế mà người Pu Péo bắt buộc phải thờ cúng tổ tiên trong nhà. Ở trên bàn thờ, nhiều người sẽ không đặt thần hay thần chủ mà sẽ đặt những hũ nhỏ, một một hũ sẽ tượng trưng cho một đời tổ tiên. Khi tiến hành lễ cúng, người Pu Péo lúc nào cũng sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng, một mâm là cho ma ngoài, ma dưới, một mâm là cho tổ tiên. Các hiến vật sẽ được cúng 2 lần, một lần trước khi làm thịt, một lần sau khi nấu chín. 

Đặc biệt vào sáng sớm mồng 1 Tết Âm lịch, phụ nữ dân tộc Pu Péo sẽ rủ nhau đi gánh "nước bạc, nước vàng" để cầu mưa, cầu may, cầu mùa màng tươi tốt. Trong 3 ngày Tết, họ sẽ cấm kỵ việc rửa bát đũa khi ăn xong mà sẽ dùng giấy để lau bởi nếu ngày Tết mà bát đũa được rửa sạch thì cả năm sẽ không có ăn.

 

Bánh chưng đen, trắng cúng năm cũ, năm mới

Người dân tộc Pu Péo Hà Giang còn có thêm một tục lệ đón Tết khá lạ lùng. Theo quan niệm của họ thì bánh chưng, nước suối chính là hai vật vô cùng linh thiêng, không thể thiếu trong các nghi lễ đón Tết. Nghi thức đón Tết của họ sẽ thường được diễn ra trong 3 ngày là 29, 30 và mồng 1. Còn các ngày tiếp sẽ đi chúc tụng, thăm hỏi.  

Tối ngày 29 Tết, bà con dân tộc Pù Péo sẽ cùng ngồi lại gói những chiếc bánh chưng đen để cúng năm cũ. Bánh vẫn gồm gạo nếp, lá dong, nhân đỗ nhưng sẽ được nhuộm màu đen ngâm trong nước lá cây rừng. Nhân bánh sẽ có đậu đen, vừng đen. Bánh được nấu chín trong đêm để tiến hành cúng tiễn năm cũ đi vào sáng 30 Tết, lúc gà gáy. Bởi họ tin như thế sẽ cởi bỏ được hết những đen đủi tring năm cũ. 

 

Gói bánh chưng đen - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà GiangBánh chưng đen

 

Vào đêm 30 Tết, bà con háo hức gói bánh chưng trắng gồm nhân đậu xanh, đậu trắng, nếp trắng. Bánh chưng đem đi luộc và được vớt ra vào thời điểm gà gáy để cúng tổ tiên đón chào một năm mới đến. Người Pu Péo tin rằng những chiếc bánh chưng trắng sẽ mang đến thật nhiều may mắn, lộc thọ cho cả năm. 

 

Gói bánh chưng trắng - phong tục đón Tết độc đáo của người Hà Giang Người dân tộc ở Hà Giang gói bánh chưng trắng 

 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc, đầy đủ từ A - Z

 

Tục cướp giọng gà gáy ngày Tết của người Pu Péo

Phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang không thể không tìm hiểu đó là cuớp giọng gà gáy. Người Pu Péo Hà Giang trong ngày Tết quan niệm rằng tiếng gà gáy là một âm thanh thiêng liêng, hay ho. Vì thế, vào ngày Tết họ sẽ canh chừng gà trống khi chuẩn bị gáy sẽ dùng một quả pháo ném vào chuồng gà khiến chúng giật mình và đua nhau để gáy. Lúc này nhiều người sẽ cùng hò reo thật to nhằm át đi tiếng gà gáy lây điềm may. Nếu ai mà hét để át được tiếng gà thì sẽ có nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. 

 

Cướp giọng gà gáy - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang Phong tục cướp giọng háy của gà

 

 

Đàn ông Mông Hà Giang phải dậy sớm nấu cơm trong ngày Tết

Vào sáng mồng 1 Tết, người đàn ông ở dân tộc Mông Hà Giang sẽ phải thức dậy thật sớm để nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa bởi phụ nữ đã làm công việc này cả năm trời rồi. Người Mông quan niệm rằng, con trai chính là điểm tựa của cả gia đình nên mọi công việc trong nhà đều phải có trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên lưu ý một điều là khi thức dậy sớm sẽ không được gọi nhau bởi nếu như thế thì sẽ đánh thức lũ sâu bọ dậy để phá hoại mùa màng. 

 

Đàn ông dậy sớm nấu cơm - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà GiangSáng mồng 1 Tết, đàn ông người Mông phải dậy sớm nấu nướng, làm việc nhà

 

Phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang không thể thiếu "vỗ mông ngày Tết"

Vỗ mông tưởng chừng là một hành khá khiếm nhã nhưng đây lại là một phong tục đón tết độc đáo ở Hà Giang. Trong không khí mùa xuân rộn ràng, ở khắp mọi con đường đều ngập tràn hoa cỏ và váy áo sặc sỡ. Theo phong tục xa xưa thì những chàngh trai, cô gái người dân tộc Mông sẽ nô nức đi tìm những bãi đất trống ở dưới chân núi để tâm tình, vui chơi. Họ thường sẽ đi theo nhóm đông người, gặp nhau chào hỏi, chúc tụng. Những chàng trai mạnh mẽ mặc các bộ quần áo sặc sỡ thể hiện bản lĩnh đàn ông thông qua các hoạt động: múa khèn, kéo co, đẩy gậy,... Những cô gái miền cao sẽ e lệ hát các câu hát giao duyên.

 

Vỗ mông ngày Tết - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà GiangVỗ mông ngày Tết 

 

Khi những ánh mắt tìm được đối phương thì những cô gái tự động tách đám đông để chờ đợi người thương. Lúc đó các chành trai sẽ tiến lại gần, dùng tay vỗ mông các thiếu nữ và buông lời nói ngọt ngào. Nếu cô gái chấp thuận thì sẽ vỗ lại vào mông của chàng trai đó. Cứ như thế, các đôi trai gái vừa đi chơi lại vỗ mông nhau qua lại, trao lời yêu thương cho đến khi đủ 9 lần thì hai bên chấp thuận yêu nhau. Sau đó những cặp đôi sẽ nắm tay nhau đi tìm chỗ hẹ hò, gửi gắm lời yêu thương, hứa hẹn.

 

Vỗ mông - phong tục đón Tết độc đáo ở Hà GiangĐây là cách thức tỏ tình độc đáo của người dân tộc ở Hà Giang 

 

Nếu bạn đi du lịch vào dịp Tết nguyên đán tại cao nguyên đá Đồng Văn thì hãy tìm hiểu một chút về những phong tục đón Tết độc đáo ở Hà Giang để có thể dễ dàng hoà nhập và giúp chuyến đi du xuân trở nên thật hoàn hảo và trọn vẹn.

 

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)