Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Phan Thiết

Lắng mình trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan Thiết

Thứ hai, 17/08/2020, 14:59 GMT+7

Đến Phan Thiết, bên cạnh việc tham quan những bãi biển xanh ngắt tựa trời cao hay những đồi cát hoang sơ tựa hoang mạc thì nhất định phải ghé qua các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, tiêu biểu như chùa núi Tà Cú.

test

Giới thiệu về chùa núi Tà Cú Phan Thiết

Chùa núi Tà Cú, người địa phương thường gọi là chùa Núi hay Linh Sơn Tà Cú, nằm ở độ cao 457m trên sườn núi Tà Cú, ven quốc lộ 1A thuộc khu bảo tồn thiên nhiên ở thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết khoảng 28km về phía Nam.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtNgôi chùa tọa lạc trên núi cao (Ảnh @thuanhtran2703)

 

Quần thể chùa núi Tà Cú gồm có 2 chùa là chùa Trên hay còn gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Dưới được gọi là Linh Sơn Long hay Long Đoàn.

Theo sử sách ghi lại, vào năm Tự Đức thứ 33 (1880), hoàng thái hậu Từ Dũ bị bệnh nặng, nhà sư Trần Hữu Đức – người đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều ngôi chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch, chùa Linh Sơn (Tuy Phong) hay cùa Phước Hưng…đã chưa khỏi bệnh cho người. Để tạ ơn công lao của nhà sư, vua Tự Đức đã ân tứ sắc phong tên cho ngôi chùa ông đang tu hành là “Linh Sơn Trường Thọ” và gọi nhà sư là “Đại lão Hòa Thượng”.

Còn ngôi chùa ở phía dưới thì mãi đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (1887) thì sư Tâm Hiền Viên Huệ mới thành lập và đặt trên là “Linh Sơn Long Đoàn”. 

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtKiến trúc ấn tượng (Ảnh @dinhhai5)

 

Sau nhiều lần trùng tu vào các năm 1932, 1938, 1960, vào năm 1993, chùa Linh Sơn Tà Cú đã được công nhận là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Việt Nam và thu hút rất nhiều người đến hành hương mỗi năm.

 

Kiến trúc cổ kính của chùa núi Tà Cú

Về tổng thể thì di tích chùa núi Tà Cú được xây dựng theo lối kiến trúc phái Bắc Tông thường thấy với những lớp mái cong cong cáo vút lên trên như lưỡi đao cùng với những lưỡng long chầu nguyệt được chạm khắc tinh xảo khiến ai cũng không thể rời mắt dù đã nhuốm dày bao lớp rêu phong và phủ bụi thời gian.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtMang đậm nét kiến trúc truyền thống (Ảnh @_roseliness)

 

Chùa Linh Sơn Trường Thọ bên trên nằm ở vị trí trung tâm, được chia làm 3 gian, gian giữa là chánh điện thờ Phật, bên trái là nhà giám tự còn bên phải là nơi thờ tổ Hữu Đức. Đặc biệt, ngôi chùa này mang đặc trưng phong cách kiến trúc Phật giáo thời Nguyễn với mái chùa điểm xuyết lên bầu trời xanh và núi rừng Bình Thuận cùng hơn một trăm bậc tam cấp ngược dốc trải dài từ cổng tam quan lên chùa đã làm nổi bật sự linh thiêng và oai nghiêm của chùa.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtNhuốm màu cổ kính (Ảnh @lea_onish)

 

Thậm chí, nhà chùa còn xây hẳn một tháp mộ Tổ ở giữa sân để các Phật tử cũng như du khách có thể đời đời nhớ ơn công lao và đức hạnh của ông. Bên cạnh tháp mộ có một con cọp đã được nhà sư Hữu Đức thuần hóa và hay mang theo bên mình.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtTượng sư Tổ của chùa (Ảnh @mitia024)

 

Chùa Linh Sơn Long Đoàn bên dưới thì được thiết kế với lối kiến trúc Phật giáo Đại Thừa pha lẫn phong cách hiện đại của những nóc chùa có hình tháp và mái ngói âm dương hài hòa, thanh thoát, làm tổng thể ngôi chùa trở nên tinh tế và độc đáo.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtNhững mái chùa cong vút lên trời (Ảnh @evgenya_mirr)

 

Ngoài ra, chùa núi Tà Cú còn có các bức tượng Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát độc đáo để du khách tham quan và lễ bái. Tiêu biểu nhất là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn trong tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay, lưng tựa vào vách núi và phải mất đến 4 năm mới có thể hoàn thành.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtBức tượng Phật nằm khổng lồ (Ảnh @maivu1805)

 

Bức tượng Phật này khiến ta dễ dàng liên tưởng đến tượng Phật Nằm trong chùa Wat Pho ở Thái Lan, song nếu bức tượng ở Thái Lan được làm bằng vàng, thì ở đây lại được làm bằng bê tông cốt thép với bề ngang bàn chân là 8,8m, hai bàn chân cao 4,9m, chiều cao từ vài xuống sàn là 12,2m và chiều dài là 49m tượng trưng cho 49 năm Đức Phật thành đạo đến khi nhập Niết bàn.

Phía dưới pho tượng Phật nằm này là nhóm tượng Di Đà Tam Tôn đứng trên đài sen, xếp thành một hàng ngang với tượng A Di Đà ở giữa cao 7m, tượng Quan Thế Âm bên trái và tượng Đại Thế Chí bên phải đều có 6,5m với ánh mắt nhân từ, đôn hậu nhìn xuống trần gian. Cùng với đó là tượng Phật Di Lặc với nụ cười an lạc khiến du khách không thể bỏ qua khi tham quan ngôi chùa núi Tà Cú.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtTượng Di Lăc an nhiên (Ảnh @lena_ganzh)

 

 

Bức tranh thiên nhiên hữu tình tại chùa núi Tà Cú

Nằm trên sườn núi khá cao, vì vậy, không khí ở chùa núi Tà Cú quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình chỉ trong khoảng từ 18 đến 22 độ vào mùa hè. Cùng với đó là không gian xanh mát của rừng cây xum xuê, hai bên là hai dòng suối nhỏ trong vắt chảy ra từ lòng núi làm cho không gian chùa mang hương vị ngọt mát, cuốn hút du khách.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtKhung cảnh yên bình, mát mẻ (Ảnh @chaudoaan)

 

Đứng trong sân chùa Linh Sơn Phan Thiết, được đắm mình vào không gian Phật pháp từ bi, trầm mặc, được lắng nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót véo von, tiếng lá cây xào xạc trong gió, đâu đó, phảng phất trong không trung là hương hoa thoang thoang thoảng, chắc chắn sẽ khiến tâm hồn bạn trở nên bình lặng, trầm lắng và thanh thoát hơn bao giờ hết đấy nhé.

 

'Lắng mình' trong sự thanh tịnh của chùa núi Tà Cú Phan ThiếtKhông gian tươi xanh của chùa (Ảnh @lananh.andrena)

 

Bên cạnh đó, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những nét rêu phong nơi các phiến đá, những cây dong nở hoa đỏ rực, những đồi núi trùng trùng điệp điệp hay những ngôi nhà với lối kiến trúc Chăm – pa thoát ẩn thoát hiện, vừa hùng vĩ mà lại nên thơ đến lạ. Bảo sao, ai đến du lịch Phan Thiết đều không quên ghé thăm chùa.

Nếu đến đây vào dịp Tết đến Xuân về hoặc ngày giỗ Tổ Hữu Đức mồng 5 tháng 10 âm lịch hàng năm, du khách không chỉ được chứng kiến ngôi chùa thay một lớp áo mới rực rỡ tươi sáng hơn mà còn có thể tận hưởng không khí đông vui, tấp nập của dòng người đến viếng Phật và cùng cầu mong an lành, bình yên và may mắn cho bản thân cùng gia đình nữa đấy.

 

Cách lên chùa núi Tà Cú

Để lên đến khu di tích, cách thứ nhất, du khách có thể leo hơn 1000 bậc thang bằng đá giữa rừng, mất ít nhất là 3 giờ đồng hồ, nếu đi chậm có thể lên tới gần nửa ngày. Chính vì vậy, phương án leo núi tuy tiết kiệm chi phí nhưng sẽ chỉ dành cho những người có sức khỏe tốt, thích vận động, khám phá và trải nghiệm hoặc có kế hoạch ngủ lại trên núi.

Cách thứ hai sẽ tốn kém hơn nhưng có thể tiết kiệm sức lực, thời gian (chỉ mất 15 phút) lại có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh xanh mát của núi rừng Tà Cú, đó là ngồi cáp treo. Đây cũng là phương án được khá nhiều du khách sử dụng.

Không nằm trên một địa thế đẹp dễ dàng tham quan, song chùa núi Tà Cú luôn là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách hành hương khi đến Phan Thiết.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)