Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bình Định

Đến Bình Định đừng quên ghé thăm di tích thành Hoàng Đế!

Thứ năm, 12/11/2020, 11:45 GMT+7

Bình Định không chỉ có những bãi biển trong xanh mà còn có rất nhiều các di tích lịch sử quý giá cần được bảo tồn và trân trọng, tiêu biểu như thành Hoàng Đế.

test

Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 30km về phía Tây Bắc, thành Hoàng Đế với vẻ đẹp cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử đã và đang là điểm đến cực kỳ hấp dẫn với du khách.

 

Lịch sử ấn tượng của thành Hoàng Đế

Vào thế kỷ XI đến thế kỷ XV, vua Yangpuku Vijaya – vị vua cuối cùng của vương quốc Chămpa vĩ đại đã chọn nơi đây để đặt kinh đô và lấy tên là Kinh Thành Đồ Bàn. Sau khi vua Lê Thánh Tông chinh phục Chămpa và sáp nhập vùng đất Bình Định vào lãnh thổ của Đại Việt vào năm 1471 thì nó không còn giữ được vai trò của mình, nên gần như đã bị quên lãng.

Mãi cho đến năm 1775, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thành công thì nó mới một lần nữa được phát huy giá trị của mình và được đổi tên là “Thành Hoàng Đế”, đồng thời là kinh đô của triều Tây Sơn trong suốt khoảng thời gian từ năm 1776 đến năm 1793. Tuy nhiên vào năm 1788, Nguyễn Huệ đã dời kinh đô về Phú Xuân, nên nơi này chỉ là kinh đô trên danh nghĩa.

 

kiến trúc thành Hoàng Đế!Khuôn viên rộng rãi của thành (Ảnh @v.thanhbinh)

 

Đến năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long Nguyễn Ánh đã đánh chiếm thành, san phẳng hầu như cấu trúc ban đầu rồi xây thêm lăng mộ và lầu Bát Giác để thờ “song trung” của triều đại cũ là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Còn thủ phủ của Bình Định thì được chuyển sang vị trí mới cách thành Hoàng Đế cũ khoảng 6km về hướng Đông Nam vào năm 1814 và đổi tên là thành Bình Định.

 

lăng mộ - công trình tại thành Hoàng Đế!Nơi thờ 2 vị tướng (Ảnh @duc_chau_)

 

Là chứng nhân cho bao sự kiện quan trọng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, được ví như một quyển sách cổ ghi lại những sự kiện lịch sử giá trị, nên vào năm 1982, khu di tích thành Hoàng Đế đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia cần được bảo tồn.

 

Kiến trúc độc đáo của thành Hoàng Đế

Thành Hoàng Đế ở Bình Định được xem là tòa thành có quy mô lớn nhất trong hệ thống thành cổ Việt Nam với chu vi khoảng 7km và được chia thành 3 lớp: thành ngoại, thành nội và Tử Cấm Thành.

Thành ngoại được thiết kế theo hình chữ nhật với chu vi 7400m, chân thành rộng khoảng 30 – 40m, mặt thành rộng 4m và tường thành cao trên 6m, được đắp trên nền đất đồi khá cứng, chân thì được kè đá, còn ruột tường thì làm bằng đá ong, bên ngoài bọc đất, gạch, ngói và gốm, vô cùng vững chắc.

 

cỏng thành - công trình ấn tượng của thành Hoàng Đế!Cỏng thành sừng sững (Ảnh @dlhq16)

 

Mục đích xây dựng thành là phòng vệ quân sự nên rất quan trọng đến sự kiên cố, vì vậy sau hơn 300 năm trôi qua nó vẫn còn nguyên vẹn như thuở ban sơ. Thành ngoại có 5 cửa nhưng hiện nay chỉ mở 2 cửa là cửa Vệ và cửa Tân khai ở phía Nam cho du khách vào tham quan.

Thành nội bên trong có tên là Hoàng Thành được xây chếch về phía Tây Nam của thành ngoại, với cấu trúc hình chữ nhật có chu vi 1600m, chân thành rộng từ 7 – 9m, còn tường thành thì được đắp bằng đất và bó đá ong 2 mặt. Ngày nay, thành vẫn mở cả 3 cửa Tiền ở chính giữa tường thành phía Nam và nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành ngoại.

 

bức phù điêu - công trình đẹp tại thành Hoàng Đế!Các bức phù điêu tinh xảo (Ảnh @siin_k8)

 

Ở trung tâm của công trình thành Hoàng Đế là Tử Cấm Thành cũng được xây dựng theo hình chữ nhật nhưng với chu vi gần 600m, mặt thành rộng khoảng 1,5m và tường thành cao 1,8m, riêng góc Đông Nam cao trên 3m. Bây giờ, khi đến đây du lịch, bạn sẽ thấy cả 4 cửa ở 4 hướng đều được mở để đón tiếp.

 

Tử Cấm Thành - kiến trúc ấn tượng của thành Hoàng Đế!Kiến trúc ấn tượng (Ảnh @zen_mew)

 

 

Những trải nghiệm thú vị khi đến thành Hoàng Đế

Khi bước vào khu Tử Cấm Thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một số di tích còn sót lại từ thời Chăm pa cho đến đời nhà Nguyễn như: tượng voi đá, lầu Bát Giác, hồ bán nguyệt hay hòn Giả Sơn,…

Hai chú voi đá cách nhau hơn 20m, được thiết kế ngay ở cửa, một con hướng về phía Đông và một con hướng về phía Tây như để đón chào du khách.

 

tượng voi - công trình cổ kính tại thành Hoàng Đế!Bức tượng voi uy nghiêm (Ảnh @trung_dallat)

 

Hồ bán nguyệt thì được xây dựng ở hai bên lầu Bát Giác với kiến trúc như một hồ tắm thời xưa có đường kính dài 17m và sâu 1,6m. Vách hồ là những tảng đá ong xếp chồng lên nhau và được kết dính bằng đất sét rất khéo léo và đẹp mắt.

Bên cạnh đó, cách hồ khoảng 50m là một giếng cổ hình lá đề, lát đá ong. Điều đặc biệt là giếng đã không còn được từ rất lâu rồi, chẳng được ai quan tâm và bị cây cỏ che lấp nhưng nước vẫn cứ trong veo và xanh ngắt, khiến ai cũng phải trầm trồ và bất ngờ.

Hơn nữa, thành Hoàng Đế còn cuốn hút du khách bởi không gian xanh mát, rợp bóng cây cổ thụ như: me, sung, khế hay bồ đề…đứng sừng sững xung quanh như những chàng lính ngự lâm bảo vệ cấm cung uy nhiêm, cực kỳ ấn tượng luôn nhé.

 

không gian thành Hoàng Đế!Không gian thoáng đãng, mát mẻ (Ảnh @bit_stella95)

 

Đặc biệt, nằm ở vị trí đắc địa cao rộng thoáng đãng, phía Đông lấy núi Mò O làm tiền án, phía Nam lấy núi Tam Sơn làm lá chắn, phía Tây được bao bọc bởi những dải đồi hùng vĩ nối tiếp nhau, còn phía trước mặt là những dòng sông hiền hòa uốn lượn nên không khí rất trong lành và bình yên. 

Ngoài ra, du khách có thể tham quan những điểm du lịch nổi tiếng khác của An Nhơn ngay gần thành cũ Hoàng Đế như: các làng nghề cổ truyền (làng gốm Vân Sơn, làng dệt Phương Danh, làng đúc Bằng Châu, làng tiện gỗ, làng nón…), tháp Cánh Tiên – 1 trong những tháp Chăm nổi tiếng của Bình Địnhchùa Thiên Hưng – nơi được mệnh danh là "Phượng Hoàng Cổ Trấn trong lòng Quy Nhơn"…

 

tháp Cánh Tiên - công trình gần thành Hoàng Đế!Tháp Cánh Tiên độc đáo (Ảnh @quynhonme_​​​​​​)

 

Nếu bạn muốn sống lại những thời khắc huy hoàng của lịch sử dân tộc thì nhất định không được bỏ qua thành Hoàng Đế ở Bình Định đâu nhé.

 

Thái Hà (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)