Nói đến di tích chăm ở huyện Tây Sơn hẳn người ta sẽ nhớ đến tháp Dương Long, thế nhưng ở huyện này có có tháp Thủ Thiện, một di tích Chăm Pa đã có lịch sử hơn 900 năm tuổi trên mảnh đất võ huyền thoại Bình Định.
Về với vùng đất Tây Sơn không chỉ được biết đến là nơi phát tích của triều đại nhà Tây Sơn lừng lẫy, mảnh đất võ huyền thoại mà còn là nơi lưu giữ những di tích giá trị gắn liền với nền văn hoá chăm Pa xưa mà một trong số đó chính là Tháp Thủ Thiện, di tích đã có tuổi đời hơn 900 năm ở xứ Nẫu Bình Định. Dù không phải là ngôi tháp Chăm cổ nhất hay có kiến trúc nổi bật nhất nhưng tháp thủ Thiện Bình Định lại được xem là toà tháp Chăm linh thiêng và gắn liền với những điều huyền bí nhất ở xứ sở này. Có dịp về với Tây Sơn và ghé thăm tháp Thủ Thiện hẳn sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời với những du khách ưa thích khám phá văn hoá, lịch sử.
>>Xem thêm: Trọn vẹn từ A đến Z kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn - Bình Định |
Nếu như những tháp Chăm khác thường toạ lạc ở trên những ngọn đồi hay gò cao thì tháp Thủ Thiện lại có vị trí hoàn toàn khác biệt. Theo đó, ngọn tháp nằm ở trên một gò thấp thuộc phía Nam của sông Côn, cách bờ sông chưa tới 1km.
Do tháp nằm ở thôn Thủ Thiện thuộc xã Bình Nghi của huyện Tây Sơn nên người ta đã đặt tên là Thủ Thiện cho tháp. Trước đây, trong sách Đại Nam nhất thống chí, làng Thủ Thiện có tên là Thủ Hương nên tháp cũng đã được gọi tên là Thủ Hương cổ tháp. Theo các tài liệu ghi chép của người Pháp thì tháp còn có tên gọi khác là tháp Thau(Tour de Bronze).
Từ thành phố Quy Nhơn, muốn đến tháp Thủ Thiện du khách di chuyển theo QL1A hướng bắc, đi khoảng 20km sẽ bắt gặp cây cầu Bà Di, là một cầu vượt nhỏ, tiếp đến du khách rẽ trái về vào QL19 hướng đi Gia Lai. Tiếp tục di chuyển thêm 10km sẽ đến được UBND xã Bình Nghi, cách đó 50m sẽ có biển hướng dẫn đến tháp Thủ Thiện nằm bên cạnh một con đường nhỏ ở ngã tư Cây Xoài 1. Từ đây, du khách đi thẳng thêm 1km thì rẽ phải có thể thấy được tháp Thủ Thiện lấp ló từ xa. Theo kinh nghiệm của nhiều tín đồ xê dịch thì khi đến ngã tư Cây Xoài 1, du khách có thể hỏi thăm người dân đường vào tháp để di chuyển dễ dàng vì hầu như ai cũng đều sẽ biết đến tháp này.
>>Xem thêm: Check-in hồ Đá Trải Bình Định ngắm non xanh nước biếc xứ Nẫu |
So với các tháp Chăm khác ở Bình Định như Dương Long hay Bánh Ít... thì tháp Thủ Thiện có quy mô nhỏ hơn đồng thời kiến trúc cũng có phần tối giản. Tháp được xây dựng trên mọt khu vực bình đồ hình vuông, dài và rộng khoảng 8,5m.
Tháp có cửa chính mở về hướng Đông tuy nhiên hiện đã bị sập cùng với đó là ba cửa giả vẫn còn giữ được nguyên vẹn với hình mũi lao xếp thành nhiều lớp và ở phía trên các các ô. Tổng quan kiến trúc tháp Thủ Thiện sẽ có phần thân à ba tầng phía trên là thân tháp với cấu trúc nhỏ dần lên phía trên. Ở khu vực góc của mỗi tầng đều có các tháp nhỏ cùng các phù điêu được chạm trổ rất tinh xảo. Nhìn từ bên ngoài, tháp Thủ Thiện có nét trầm buồn nhưng cũng vô cùng uy nghi với màu gạch đỏ phủ sắc thái trầm buồn theo năm tháng. Loại gạch xây dựng tháp Thủ Thiện là dạng gạch đỏ của người CHăm với chất lượng rất tốt, không hề bị rêu phong hay nấm mốc, do đó ngọn tháp càng mang dáng vẻ uy nghiêm đầy bí ẩn.
Bước vào bên trong tháp Thủ Thiện, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều nơi đặt tượng thờ hay các vết tích gắn phù điều còn sót lại. Theo các chuyên gia thì tháp Thủ Thiện chính là một trong các công trình mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng nhất của tháp Chăm Cổ như cửa hình vòm dạng mũi lao, cột ốp trơn, góc tháp dạng tầng xếp sít lên nhau... Từ đó người ta cũng xác định niên đại của tháp Thủ Thiện là khoảng cuối thế kỷ XI đến XII, giống như tháp Bánh Ít, là thời kỳ chuyển tiếp của phong cách Mỹ Sơn sang phong cách Bình Định.
Ở tháp Thủ Thiện người ta còn phát hiện bức tượng bò Nandin độc đáo được làm bằng đá sa thạch. Bức tượng có niên đại từ thế kỷ XII, được tạc trong tư thế nằm trên một bệ có hình chữ nhật. Tượng bò có thân hình rất đầy đặn, săn sắc, bốn chân co gập lại sát với thân mình, đặc tả các đường nét của bức tượng rất chân thực, toát lên dáng vẻ uy nghi của loài vật linh thiêng nhất trong tín ngưỡng của người Chăm xưa.
Ngoài kiến trúc độc đáo thì gắn liền với tháp Thủ Thiện Tây Sơn còn là những câu chuyện huyền thoại. Nổi bật nhất có thể kể đến câu chuyện về cây đá ở đây. Theo đó vào những năm trước 1985 ở tháp Thủ Thiện có một cây đa bỗng dưng mọc lên đồ sộ, bao phủ khắp ngọn tháp khiến cho ngọn tháp như hòa cùng cây đa lớn. Dù vậy, không một ai dám chặt cây đa này bởi cả cây đa và ngọn tháp đều vô cùng linh thiêng. Cho đến năm 1985 khi có ột trận bão rất lớn đã đổ bộ và thổi bay cây đa khổng lồ khỏi ngọn tháp/ Tuy nhiên điều rất kỳ lạ là dù cây đa đã bị bão cuốn đổ nhưng tháp Thủ Thiện vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị hư hại. Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc tháp Thủ Thiện Tây Sơn đã được chính thức công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Chăm vào năm 1995.
>>Xem thêm: Tour du lịch Quy Nhơn siêu HOT cập nhật mới |
Tháp Thủ Thiện nằm chơ vơ giữa một cánh đồng, nhìn từ bên ngoài khá đơn sơ nên nếu lần đầu dừng chân du khách sẽ cảm thấy bỡ ngỡ so với tưởng tượng. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ngọn tháp không hề được trông coi hay thu phí thăm quan.
Du khách có thể ghé thăm ngọn tháp vào bất cứ khung giờ nào, tuy nhiên khuyến khích nên thăm quan vào ban ngày để ngắm nhìn kiến trúc của tháp cũng như đảm bảo an toàn.
Khi thăm quan tháp Thủ Thiện du khách không mang đến các vật dễ gây cháy nổ, những vật dụng gây ô nhiễm cho không gian tháp. Đặc biệt, không đập phá, khắc chữ, viết lên tường của tháp ảnh hưởng đến cảnh quan. Đặc biệt, du khách từ xa đến hãy lưu ý liên hệ với ban quản lý trước để được hướng dẫn trước khi vào thăm quan.
Kết hợp với tháp Thủ Thiện, du khách có thể lên lịch trình để kết hợp check-in nhiều điểm đến hấp dẫn khác ở huyện Tây Sơn bởi cung đường đến tháp cũng là đường đến rất nhiều địa điểm nổi bật như bảo tàng Quang Trung, KDL Hầm Hô, chùa Thiên Hưng, tháp Bánh Ít...
Đây là một bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Bình Định được đặt theo tên của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bảo tàng nằm ở thôn Liên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn cách thành phố Quy Nhơn 50km. Ở đây du khách không chỉ có thể thăm quan và chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mà còn có thể xem nhạc võ Tây Sơn, Trống trận là nét văn hoá rất độc đáo.
Chùa Thiên Hưng tọa lạc ở ngay khu vực QL1A rất gần sân bay Phù Cát nên du khách có thể thăm quan khá thuận tiện. Chùa Thiên Hưng gây ấn tượng bởi kiến trúc hết sức độc đáo đậm nét Á Đông. Vẻ đẹp của ngôi chùa này thậm chí còn được ví von như "Phượng Hoàng Cổ Trấn" do đó đây không chỉ là điểm đến tâm linh ma còn là thiên đường check-in ưa thích của nhiều du khách.
Tháp Bánh Ít là một trong những công trình kiến trúc Chăm đẹp nhất hiện nay. Cụm tháp này tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách Quy Nhơn 18km. Quần thể tháp Bánh Ít thể hiện sắc thái kiến trúc, nghệ thuật hết sức độc đáo. Những dấu tích còn sót lại ở đây cho thấy tháp Bánh Ít đã từng là trung tâm tôn giáo lớn của vIjaya xưa. Hiện tại, tháp Bánh Ít đã trở thành điểm thăm quan hấp dẫn trong mắt du khách.
KDL Hầm Hô là điểm dừng chân tuyệt vời cho những ai đam mê khám phá thiên nhiên. Khu du lịch này nằm ở xã Tây Phú của huyện Tây Sơn, cách bảo tàng Quang Trung 5km. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với dòng suối trong vắt, tắm suối, chèo thuyền, khám phá di tích lịch sử và thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn.
Về với mảnh đất Tây Sơn hào kiệt, du khách hãy một lần đến với tháp Thủ Thiện, nơi thể hiện những nét đặc trưng nhất của phong cách tháp Chăm ở Bình Định, minh chứng cho thời kỳ phồn thịnh của văn hóa Chăm khi xưa trên mảnh đất này.
Nguyệt Cát (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet