Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Phú Thọ

Bạn đã được thưởng thức đặc sản rau sắn chua Phú Thọ?

Thứ ba, 11/05/2021, 11:21 GMT+7

Một trong những món ăn dân dã, bình dị gắn liền với bữa cơm hàng ngày của vùng quê Đất Tổ đó chính là rau sắn chua Phú Thọ - đặc sản trứ danh ai đi xa cũng nhớ về.

test

Ai đã từng đặt chân về miền quê Phú Thọ thì ắt hẳn sẽ được thưởng thức những món ăn bình dị, chân phương nhưng rất đi vào lòng người như: cá thính chua, trám om cá kho, bưởi đoan hùng, thịt chua Thanh Sơn...Trong đó, phải kể đến rau sắn chua Phú Thọ - không chỉ là đặc sản thôn quê mà là biểu tượng, niềm tự hào của người dân nơi đây.

 

 

Rau sắn chua Phú Thọ có từ khi nào?

Khi nhắc đến món ăn từ sắn nhiều người chỉ nghĩ đến củ sắn luộc, củ sắn nướng, bánh sắn...chứ ít ai biết rằng lá sắn cũng chế biến thành một món ăn cực ngon mà hay xuất hiện trong bữa cơm thường ngày của người dân Phú Thọ.

Và nói về món rau sắn chua có từ khi nào thì người dân Phú Thọ cũng không nhớ từ lúc nào? Có lẽ, món ăn dân giã này xuất phát từ những năm đói nghèo, thiếu thốn đủ đường; thế nên, dân quê Đất Tổ mới nghĩa ra cách muối chua từ ngọn sắn để tạo thực đơn phong phú cho bữa ăn hàng ngày. Từ đó đến nay, rau sắn chua ở Phú Thọ đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây và đã trở thành một trong những đặc sản ngon trứ danh được nhiều thực khách yêu thích khi có dịp về vùng quê này.

 

Những công đoạn để ra thành phẩm rau sắn chua ngon trứ danh

Cứ khi hè đến, thì người dân quê Phú Thọ lại rủ nhau làm rau sắn chua để ăn. Chỉ cần một bát rau sắn ăn kèm với cà thì ngon thôi rồi. Vì chua chua, ngọt ngọt, dai dai của rau sắn khi muối đủ ngày tháng sẽ giúp bạn ăn rất đưa cơm và muốn thưởng thức mãi hương vị đặc trưng này.

 

Giai đoạn 1: Chọn lá sắn

Để làm được món rau sắn muối chua ngon, chuẩn với độ chua vừa phải, lá sắn muối chuyển sang màu vàng óng đẹp, không bị dập nát thì quan trọng nhất là khâu chọn lá, hái lá phải cẩn thận, tỉ mẩn.

Theo người dân trong làng truyền miệng rằng, lá sắn đem muối chua sẽ chỉ được hái nguyên ở phần ngọn non của cây sắn. Cùng lắm mới hái xuống đến 2 - 3 lá bánh tẻ. Nhưng những búp sắn non khi hái phải được chọn lọc kỹ càng ngay từ những cây sắn được mọc trên bụi bờ thấp ở quanh nhà. Và người ta ưu tiên rau sắn nếp (sắn ta) chứ không dùng ngẫu nhiên, đại trà những ngọn sắn trồng trên quả đồi để thu hoạch củ.

Hơn nữa, người dân rất kỹ lưỡng trong việc tuyển chọn những búp sắn non chất lượng cực phẩm còn phủ nguyên lớp phấn ở trên đầu ngọn cây. Đây chính là thành phẩm lá sắn có giá trị, ngon nhất. Như thế, khi bắt đầu muối rau sắn chua mới cho ra được độ mềm, đạt chất lượng chuẩn.

 

 

Giai đoạn 2: Muối rau sắn chua

Sau khi tuyển chọn được những ngọn sắn non chất lượng thì lúc này người dân sẽ chuyển sang công đoạn sơ chế và ướp muối. Nếu không phải là người dân bản địa có kinh nghiệm làm rau sắn chua Phú Thọ thì chúng ta nghĩ cách làm muối rau sắn giống như muối dưa chua.

Nhưng trên thực tế, nói đơn giản cũng có phần đúng mà nói về sự cầu kỳ, tỉ mỉ cũng không hẳn là sau. Với những ai biết làm thì việc muối rau sắn trở nên dễ dàng. Với ai không khéo tay thì việc muối rau sắn sẽ khó khăn hơn. Còn chưa kể đến độ ngon của rau sắn khi muốn có giòn ngon, chua chua đúng vị hay không?

Vì rau sắn có chứa khá nhiều nhựa, nên khi sơ chế người dân phải vò thật kỹ để lọc bỏ hết lớp nhựa sắn ra. Và điều quan trọng phải có kỹ thuật vò thật khéo để rau nhục nhưng không bị nát, vị nhão.

 

 

Sau đó, họ mới đem rau đi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi bắt đầu cho vào vại muối hay chum.

 

 

Nước dùng rau sắn muối chua phải là nước đun sôi để nguội. Pha thêm một lượng muối nhất định rồi hòa cùng với mẻ rau vừa đủ để không bị hư. Hoặc khi ăn được, rau không bị nổi váng hoặc không bị mặn chát là chuẩn vị.

Thường khi cho rau sắn muối chua vào chum vào vại thì người ta đổ nước và nén lại và đem phơi dưới nắng tầm 2 - 3 ngày là rau sẽ đủ độ ngấu. Tầm 5 - 7 ngày là bạn sẽ được thưởng thức món rau sắn muối chua Phú Thọ ngon trứ danh.

 

 

Các món ăn chế biến cùng rau sắn chua Phú Thọ
 

Rau sắn nấu cá

Thường thì rau sắn muối chua hay được người dân Phú Thọ dùng để nấu cá. Trong những ngày hè oi ả mà được thưởng thức bát canh cá nấu rau sắn chua thì cực kỳ tuyệt vời. Với vị ngai ngái, nồng nồng của lá sắn và vị thanh chua nhẹ khi muối chính là hương liệu để át đi mùi tanh của cá.

Để nước dùng canh cá ngọn miệng nhất là bạn thêm chút nước rau sắn chua nấu cùng nước với tỉ lệ vừa đủ. Chắc chắn, bạn sẽ thu lượm được bát canh cá nấu rau sắn chua cực ngọn, đậm vị đấy nhé.

 

 

Rau sắn chua hầm xương

Ngoài món canh cá nấu rau sắn chua thì hầm xương với rau sắn cũng là món ăn cực phẩm mà người dân Phú Thọ hay chế biến. Bạn có thể mua xương ống, hay móng giò nấu với rau sắn chua đều ngon. Chỉ cần cho một lượng rau sắn muối vừa đủ; thêm chút nước muối chua là món ăn trở nên ngon đậm đà hơn bao giờ hết.

Để bát canh xương rau sắn chua ngon thì phần xương lợn, móng giò khi mua về bạn nên rửa sạch, trụng qua nước sôi sau đó vớt ra để ráo và đem xào sơ qua chế thêm nước và đun hầm kỹ. Khi ninh tới độ chín, bạn cho rau sắn vào rồi nấu tiếp thì sẽ cho thành phẩm bát canh xương hầm rau sắn chua ngon khó cưỡng.

 

 

Tuy nhìn rau sắn chua Phú Thọ không được đẹp và sang mắt như những món ăn khác nhưng nếu được thưởng thức món ăn dân dã, đời thường này thì đảm bảo ai cũng vị "say" vị chua thanh, ngọt ngào mà loại rau này mang đến. Vậy chẳng có lý do gì mà bạn chối từ cơ hội thưởng thức một món ăn đậm chất quê hương Đất Tổ phải không nào?

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)