Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Miền Tây

Xuôi về miền Tây sông nước nhớ đừng bỏ qua những món đặc sản này

Thứ sáu, 17/05/2019, 20:09 GMT+7

Nếu đã có kế hoạch du lịch miền tây, bên cạnh việc thăm thú những địa danh nổi tiếng của xứ miệt vườn thì cũng đừng quên thưởng thức những món đặc sản trứ danh của vùng đồng bằng sông nước này nhé

test


Kẹo dừa Bến Tre

Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến xứ dừa, những cánh đồng dừa bạc ngàn ở Bến Tre không chỉ được người dân khai thác sản xuất thành những món đồ thủ công mỹ nghệ mang xuất khẩu đi nước bạn mà những quả dừa nặng trũi trên cây còn được người dân tận dụng để tạo ra thứ đặc sản trứ danh của xứ dừa này. Kẹo được làm từ dừa tự nhiên, có vị ngọt dịu, dẻo, mùi thơm đặc trưng của dừa. Bến Tre có rất nhiều làng nghề sản xuất kẹo dừa, trong đó nhiều nhất là ở Cồn Phụng, Mỏ Cày… 

 

Mien_tay_1
Kẹo được làm từ dừa tự nhiên, có vị ngọt dịu, dẻo, mùi thơm đặc trưng

 

 

Nem chua Lai Vung

Bến Tre có kẹo dừa thì Đồng Tháp có món đặc sản nổi tiếng có tên nem Lai Vung. Món ăn này làm xiêu lòng nhiều thực khách khi đến với miền tây bởi hương vị hòa quyện giữa chút cay của ớt sừng, chua của bì lên men và vị mặn đặc trưng trong phong cách nêm nếm của người miền tây. Màu hồng đỏ đẹp mắt của nem chỉ nhìn thôi cũng đã thèm, khi ăn có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi cực kích thích, món nem này thường được dùng trong các món khai vị, ăn chơi…

 

Mien_tay_2
Món ăn này làm xiêu lòng nhiều thực khách khi đến với miền tây bởi hương vị hòa quyện giữa chút cay của ớt sừng, chua của bì lên men

 

 

Mắm Châu Đốc

Châu Đốc – An Giang vốn nổi tiếng với đặc sản là mắm. Dạo quanh các khu chợ của Châu Đốc, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi một thế giới bạc ngàn các loại mắm, từ mắm cá lóc, mắm các sặc, cá linh cho đến những món mắm với các tên rất lạ nhưng mắm bò hóc, mắm cá trén… Dù đây là món ăn có vẻ “nặng mùi” nhưng khi được chế biến thành các món ăn thì đảm bảo không thể cưỡng lại sức hút của món đặc sản xứ núi này.

 

Mien_tay_3
Dù đây là món ăn có vẻ “nặng mùi” nhưng khi được chế biến thành các món ăn thì đảm bảo ngon khó cưỡng

 

 

Bánh tráng sữa sầu riêng 

Đây là món bánh tráng đặc sản miền tây với hương vị đặc trưng hòa quyện giữa sữa dừa và hương thơm dậy mùi của sầu riêng. Đây là món bánh được không chỉ được người miền tây ưa chuộng mà còn được rất nhiều du khách quốc tế yêu thích. Bánh khi ăn có vị dẻo, thơm pha chút béo ngậy của dừa ăn rất hấp dẫn.

 

Mien_tay_4
Hương vị đặc trưng hòa quyện giữa sữa dừa và hương thơm dậy mùi của sầu riêng

 

 

Bánh phồng Sơn Đốc 

Bánh phồng Sơn Đốc rất nổi tiếng ở Bến Tre, bánh đặc biệt được làm từ nước cốt dừa, một trong những nguyên liệu phổ biến của Bến Tre. Bánh có 3 loại là bánh ngọt, bánh hành và bánh mặn, mỗi loại lại có hương vị đặc trưng khác nhau. Món bánh này thường được người dân dùng kèm với các món gỏi trộn hoặc ăn chơi, mua về làm quà.

 

Mien_tay_5
Món bánh này thường được người dân dùng kèm với các món gỏi trộn hoặc ăn chơi

 

 

Bánh pía Sóc Trăng

Đặc sản miền tây nếu không kể đến Sóc Trăng thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn. Bánh với lớp vỏ được làm rất cầu kì, vỏ bánh nhiều lớp mỏng, mềm và dẻo, bọc bên trong là rất nhiều loại nhân như: sầu riêng, khoai môn, trứng muối, đậu xanh… bánh khi ăn có vị ngọt dịu, béo ngậy của nhân.

 

Mien_tay_6_1Vỏ bánh nhiều lớp mỏng, mềm và dẻo, bọc bên trong là rất nhiều loại nhân

 

 

Bánh tét trà cuôn

Bánh tét là biến tấu khác của món bánh chưng miền bắc và cũng là đặc sản của miền tây. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến món bánh tét trà cuôn ở Trà Vinh, vùng đất giao thoa của các nền văn hóa Hoa – Kinh – Khơ Me. Bánh tét trà cuôn là món không thể thiếu trong các dịp lễ hội văn hóa của người Khơ Me.

 

Mien_tay_7
Bánh tét trà cuôn là món không thể thiếu trong các dịp lễ hội văn hóa của người Khơ Me

 

Để làm ra món bánh này, người ta phải ngâm gạo nếp qua đêm với nước cốt lá ngót, nhờ đó bánh khi ăn thường có màu xanh rất đẹp. Đậu xanh dùng làm nhân cũng phải là đậu hạt to, gói cùng với thịt ba chỉ, trứng muối ở giữa, khi gói phải thật chắc tay thì khi luộc bánh không bị nước ngấm vào, bánh chín mới đều, nếp dẻo chắc và ngon.  Điểm đặc biệt của bánh tét Trà cuôn là có thể được lâu (khoảng 5 – 7 ngày) mà không bị hỏng.

 

Nước mắm Phú Quốc

Nước mắm là biểu tượng rất riêng trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Và ở miền tây, nhắc đến nước mắm là nhắc đến Phú Quốc – Kiên Giang. Nơi đây có một làng nghề chuyên sản xuất nước mắm phát triển từ hơn 200 năm qua. Nước mắm Phú quốc được đánh giá là ngon nhất miền tây nhờ được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon nhất được đánh bắt trực tiếp từ biển Phú Quốc. Quy trình làm nước mắm ở đây cũng rất kì công, từ khâu chế biến nguyên liệu, ủ mắm và cho ra lò loại nước chấm này đến tay người tiêu dùng. Nước mắm Phú Quốc có màu cánh gián rất đẹp, mang đầy đủ dinh dưỡng và là gia vị không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày của người miền tây.

 

Mien_tay_8
Nước mắm Phú quốc được đánh giá là ngon nhất miền tây

 

 

Gạo nàng thơm Chợ Đào

Đồng bằng sông Cửu Long vốn được biết đến là nơi canh tác lúa lớn trên nước. Và một trong những loại gạo đặc sản nổi tiếng nhất phải kể đến đó là gạo nàng thơm chợ Đào ở Long An. Sở dĩ có tên gọi này bởi theo người dân nơi đây, gạo được lớn lên trong tình yêu của chàng Lúa và nàng Thơm nên gạo không chỉ dẻo, cho hạt cơm mềm mà còn có hương thơm đặc biệt mà không nơi nào có được. Gạo có hạt dài và thon, ngày xưa được xem là loại gạo được dâng lên tiến cho vua chúa.

 

Thu Hiền (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)