Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế vừa 'sang' vừa 'xịn' bên bờ sông Hương

Thứ ba, 20/10/2020, 07:45 GMT+7

Cầu đi bộ gỗ lim Huế siêu sang nằm ven sông Hương từ khi ra đời đến nay đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến vui chơi, ngắm cảnh, chụp hình, nhất là các bạn trẻ.

 
test

Cầu đi bộ gỗ lim Huế nằm ở đâu?

So với những địa điểm du lịch Huế cổ kính khác như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, nhà thờ Phủ Cam hay chợ Đông Ba thì cầu gỗ lim Huế có tuổi đời còn rất trẻ vì chỉ vừa hoàn thành hơn một năm trước. Tuy nhiên nơi này đã nhanh chóng thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Địa điểm độc đáoĐịa điểm check in độc đáo nằm bên bờ sông Hương thơ mộng. Ảnh: #Bảo_Châuu - Fanpage Cầu đi bộ gỗ Lim Huế.

 

Cầu gỗ lim Huế nối dài tuyến đường đi bộ trên sông Hương, bao gồm phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên Lý Tự Trọng tọa lạc ở bờ Nam sông Hương. Do vị trí đặc biệt của công trình, là còn nằm giữa hai cây cầu quan trọng nối đôi bờ Hương Giang là cầu Trường Tiền Huế và Phú Xuân nên đây cũng chính là địa điểm lý tưởng giữa lòng cố đô để ngắm nhìn hoàng hôn và bình minh.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Những bức ảnh cực chilNhững bức ảnh cực chill với cầu gỗ lim Huế. Ảnh: vntrip

 

Cây cầu có tuổi đời non trẻ này của Huế sử dụng gỗ lim Nam Phi cao cấp làm nguyên liệu chính. Chất liệu này được mệnh danh là một trong nhóm 'tứ thiết' bao gồm đinh, lim, sến, táu với đặc điểm chịu ẩm và chịu lực cực tốt, vừa không bị mối mọt vừa cực thích hợp với thời thiết mưa nhiều, nóng ẩm và lũ dâng cao vào mùa mưa ở Huế. Ngoài ra nó còn mang mùi thơm dịu nhẹ mang lại cảm giác thư giãn cho người đi bộ, ngắm cảnh trên cầu. Đặc biệt hơn, cây cầu gỗ lim còn được trang bị hệ thống điện chiếu sáng để mọi người có thể đến đây vào những buổi tối thư giãn, tâm sự với bạn bè hay ngắm nhìn vẻ đẹp của xứ Huế về đêm.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - bắc qua bờ nam sông HươngCây cầu bắc qua bờ nam sông Hương. Ảnh: travelmag

 

Ngoài ra, khu vực nối dài phố đi bộ ở Huế này còn sở hữu kiến trúc độc đáo, tạo thành điểm nhấn mới lạ, khác với những cây cầu nổi tiếng ở xứ Huế mộng mơ như cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân,...

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Cảnh quan nghệ thuật và không gian mởCảnh quan nghệ thuật và không gian mở. Ảnh: dulichvietphong

 

Chỉ cần đứng từ trên cầu là du khách có thể tha hồ thu vào tầm mắt trọn vẹn vẻ đẹp dịu dàng của sông Hương. Đừng quên nhẹ nhàng thả dáng để nhanh chóng có được những bức ảnh đẹp ở điểm sống ảo ở Huế hấp dẫn này nhé.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Công trình này đi xuyên qua gầm cầu Phú XuânCông trình này đi xuyên qua gầm cầu Phú Xuân. Ảnh: dulichhue.biz

 

Cầu đi bộ gỗ lim Huế - công trình đẹp của tình hữu nghị Việt - Hàn

Công trình cầu đi bộ nổi tiếng của cố đô là kết quả của nỗ lực gắn kết tình hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc. Được khởi công từ năm 2018 và thuộc Dự án Quy hoạch chi tiết cảnh quan hai bờ sông Hương, công trình có tổng vốn đầu tư 6 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc mà cụ thể là Tổ chức KOICA tài trợ theo diện không hoàn lại 100%. Chi tiết hơn, dự án thí điểm về đường và cầu đi bộ trên sông Hương có tổng vốn đầu tư ban đầu là gần 53 tỷ đồng.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Cầu có chi phí đầu tư khủngCầu có chi phí đầu tư khủng. Ảnh: stylenews

 

Toàn bộ cây cầu dài 400m, rộng 4m với tổng diện tích 2.443m2. Ngay từ khi mới hoàn thiện phần thô, nơi đây đã vô cùng thu hút sự chú ý của nhiều người địa phương cũng như du khách.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Công trình đẹp của tình hữu nghị Việt - HànCông trình đẹp của tình hữu nghị Việt - Hàn. Ảnh: Foody Huế

 

Kết cấu cầu gỗ lim Huế rất chắc chắn với chất liên kết chủ yếu là bê tông cốt thép. Còn phần sàn đoạn đường từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân thì được lát bằng gỗ lim Nam Phi đắt đỏ dày 5cm với tổng kinh phí khủng, hơn 64 tỷ đồng (tính riêng phần lát sàn gỗ là hơn 42 tỷ đồng).

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - gỗ Lim được nhập từ Nam PhiSàn gỗ Lim được nhập từ Nam Phi. Ảnh: stylenews

 

Có thể nói, chất liệu gỗ lim chính là điểm quan trọng làm nên nét độc đáo và sang - xịn của cầu đi bộ Huế. Nhà đầu tư đã lựa chọn gỗ lim chứ không phải những chất liệu khác chính vì ưu điểm vừa cứng, bền, đẹp sang trọng mà lại thân thiện với môi trường. Cầu đi bộ gỗ lim Huế còn được trang bị hệ thống lan can 2 bên gồm tổng cộng 4100 thành đồng (nặng đến 7 tấn) và nhập hoàn toàn từ Hàn Quốc.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Chất liệu gỗ lim có mùi thơm dịu nhẹChất liệu gỗ lim có mùi thơm dịu nhẹ đem lại cảm giác thư giãn cho người đi bộ, ngắm cảnh.

 

 

Không chỉ được đầu tư và xây dựng kĩ lưỡng mà cầu gỗ lim Huế còn được lên kế hoạch vận hành, trùng tu cũng như bảo dưỡng tốt nhất. Trong đó, hệ thống điện, đèn chiếu sáng được ưu tiên lắp đặt trước và đạt chuẩn chống nước 100%. Những bộ phận này có thể ngâm sâu dưới nước đến 4m mà vẫn đảm bảo cây cầu không bị tác động gì, dù là bởi mưa gió hay bão lụt, giảm thiểu nguy cơ làm hư hại đến kết cấu và sự an toàn của cây cầu. Với chỉ số chống ngập nước đạt tiêu chuẩn IP67, cầu đi bộ gỗ lim Huế hoàn toàn sẽ chịu được ngập nước 2m trong vòng 5 ngày liên tục mà vẫn có thể hoạt động bình thường.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Ngắm dòng sông Hương trên cầu Ngắm dòng sông Hương trên cầu gỗ lim Huế. Ảnh: Tran Dai Nhat Nhat

 

Check in ở cầu đi bộ gỗ lim Huế với nghìn góc ảnh đẹp

Cây cầu không chỉ đẹp - độc - lạ mà còn sang - xịn - mịn này đã nhanh chóng trở thành một địa điểm check in lý tưởng cũng như tạo nên không gian chụp ảnh, thư giãn mới lạ đầy thú vị cho giới trẻ. Nhất là phần cổng bằng pháp lam, chia cây cầu thành hai phía, một bên là khu công viên xanh mát với nhiều cây cối, hoa thơm cỏ lạ, một bên là dòng Hương Giang êm đềm, thơ mộng nức tiếng.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Góc ảnh đẹp chụp cầu gỗ limGóc ảnh đẹp chụp cầu gỗ lim sông Hương Huế. Ảnh: dulichhue.biz

 

Nếu 7 vườn hoa đẹp ở Huế tạo nên vẻ mộng mơ, tươi tắn cho những bộ ảnh của du khách thì cầu đi bộ gỗ lim Huế với dãy lan can màu vàng dưới ánh nắng rực rỡ của miền Trung lại tô điểm cho khung cảnh cố đô vẻ vàng son, sang chảnh mà lại cực chill với gió mát thổi từ sông Hương vào. Đây cũng là lý do khiến cho cầu đi bộ này còn mang cái tên khác là “cầu vàng” ở Huế.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Cầu gỗ lim thơ mộng ban ngàyCầu gỗ lim thơ mộng ban ngày và lung linh về đêm. Ảnh: Foody Huế

 

Vào ban ngày thì dãy lan can ánh lên sắc vàng đẹp lạ lùng, còn buổi tối thì dưới ánh đèn neon và hệ thống chiếu sáng vô cùng công phu bắt mắt, lúc dịu nhẹ lúc lung linh nổi bật, bạn chỉ cần chọn nhanh một góc và đứng tựa vào là đã có thể sở hữu ngay cho mình một bức ảnh au-to xinh rồi đấy.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Cầu được trang trí rất nhiều chậu hoaCầu được trang trí rất nhiều chậu hoa cảnh tạo không gian thoải mái, gần gũi với môi trường. Ảnh: travelmag

 

Hơn thế nữa, để tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh của Huế ở phố đi bộ, cây cầu còn được trang trí thêm nhiều bồn hoa, và cây cảnh, tạo thành không gian xanh mát dọc hành lang ven sông.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - lưu lại những bức hình thật đẹpĐừng quên lưu lại những bức hình thật đẹp trên cây cầu này nhé. Ảnh: dulichvietphong

 

Vì những lý do trên mà cây cầu gỗ lim Huế đã trở thành điểm đến mới được người dân địa phương tự hào và chiếm trọn cảm tình của mọi du khách ghé thăm. Tất cả làm nên cảnh quan nghệ thuật đặc sắc và không gian mở bên bờ sông Hương để người dân và du khách trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận hơn với vẻ đẹp thơ mộng của cố đô.

 

Check in cầu đi bộ gỗ lim Huế - Nơi thu hút khá đông giới trẻ đến chụp ảnhNơi thu hút khá đông giới trẻ đến chụp ảnh. Ảnh: Instagram (a24.10__, tr.t.tu)

 

Nếu có dịp đến Huế và đã tham quan những điểm đến du lịch hấp dẫn ở đây như cung điện ở Đại Nội - Kinh Thành, chùa cổ Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, trường Quốc học Huế,... bạn đừng quên dành thêm thời gian để dạo bước ngắm cảnh trên sông Hương ở cầu đi bộ gỗ lim Huế xinh đẹp nhé. Chuyến du lịch cố đô của bạn sẽ càng tuyệt vời và khó quên hơn đấy!

 

Thanh (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)