Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Kon Tum

Đặc sắc lễ hội Mừng lúa mới ở Kon Tum

Thứ bảy, 14/11/2020, 09:30 GMT+7

Lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum được tổ chức vào khoảng tháng 10 hàng năm tại những buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng với ý nguyện cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà được hạnh phúc, ấm no.

test

Như bao dân tộc khác sinh sống tại mảnh đất Tây nguyên thì mảnh đất Kon Tum hàng năm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội...cực kỳ sôi nổi. Và trong số đó có một lễ hội cực kỳ nổi tiếng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng mà thu hút du khách 4 phương đó chính là lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 10 khi lúa đã bắt đầu chín rộ. Đây được xem một trong những lễ hội Kon Tum đặc sắc giúp mỗi chúng ta sẽ hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống, bản sắc của dân tộc nơi đây.

 

 

Đôi nét về lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum

Lễ hội mừng lúa mới còn có tên gọi khác là lễ hội ăn lúa mới được tổ chức hàng năm sau khi thu hoạch lúa chín xong. Tại làng Xơ Đăng lễ hội này thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 25/10. Khi lúa bắt đầu chín rộ thì già làng sẽ lựa chọn ngày tốt để tổ chức cho nghi lễ mừng lúa mới. Và lúc này, các gia đình sẽ chủ động sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất bởi theo người Xơ Đăng cho hay làm như thế thần lúa sẽ từ rẫy về nhà mà không bị xa lạ. Ngoài ra, lễ hội lúa mới của người Xơ Đăng có ý nghĩa tốt đẹp là gắn kết cộng đồng và tạo thêm sự đặc sắc cho bức tranh văn hóa của 54 dân tộc anh em thêm rực rỡ.

 

Quy trình diễn ra lễ hội mừng lúa mới

Nếu như trước đây lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum của người Xơ Đăng chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ ở những gia đình thì ngày nay đã trở thành lễ hội chung cho cả cộng đồng và được tổ chức liên tiếp trong vài ba ngày liền với nghi lễ linh thiêng để cúng bái thần linh và văn nghệ múa hát để ngày hội lúa mới có thêm nhiều ý nghĩa hơn.

 

 

Trong những ngày diễn ra lễ hội thì phụ nữ sẽ chuẩn bị những vật dụng dùng trong nghi lễ như: nồi nấu cơm cúng, dây chỉ, gùi thiêng. Lễ mừng lúa mới sẽ bắt đầu trong nghi thức bà con sẽ mang những lễ vật gồm: cơm thịt, ghè rượu, ống nứa, thịt...đi đến bến nước để lấy nước về buôn làng mình cùng nhau ăn mừng lúa mới. Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng, Kon Tum chia làm 2 giai đoạn:

 

Giai đoạn 1: Ăn lúa mới tại mỗi gia đình

Khi lúa chín, gia đình và chủ hộ sẽ lên rẫy lúa của mình, dùng cây le tươi đánh dấu những vị trí tuốt lúa và thực hiện những nghi thức tín ngưỡng trước khi tuốt lúa. Khi tuốt lúa xong, mỗi gia đình sẽ đưa lúa về kho để cất giữ, thường mỗi gia đình sẽ mang một gùi lúa lớn về nhà để cúng lúa mới. Trên đường đưa lúa về nhà, nếu gặp ngã rẽ họ sẽ dùng cành cây chắn những lối phụ khác chỉ để lại một lối đi chính từ kho lúa về nhà mình với suy nghĩ là lúa sẽ không bị lạc lối.

 

 

Giai đoạn 2: Mừng lúa mới tại nhà Rông

Khi lễ hội bắt đầu tổ chức thì già làng chính là người đứng ra để điều hành những sinh hoạt chung và đại diện cho buôn tế lễ cảm ơn các thần linh đã cho gia đình có một mùa bội thu thắng lợi, no đủ. Từ sáng sớm khi bắt đầu lễ hồi thì tất cả những gia đình ở trong làng đều phải đóng kín chặt cửa không được phép cho ai ra vào, cơm cũng như thức án sẽ được nấu sẵn và để lên giàn bếp, rượu ghè cũng được người dân Xơ Đăng chuẩn bị tươm tất đầy đủ. Và người được phép mở cửa và đi một mình đến nhà Rông đó chính là gia làng. Tiếp theo, già làng sẽ đánh hiệu một hồi trống báo cho tất cả nam giới trong buôn làng mang lễ vật như: heo, gà, cá suối, rượu ghè về tập trung ngay tại nhà Rông.

 

>>Xem thêm: Khám phá nóc nhà của đại ngàn: nhà rông Tây Nguyên

 

Lễ cúng lúa mới diễn ra ở nhà Rông được già làng báo cáo với đất trời, thần linh về việc sản xuất nông nghiệp cho bà con ở trong buôn làng cùng với những đồ lễ mà bà con đã làm ra như: thịt heo, thịt gà, cơm...Bên cạnh đó, già làng cũng cầu xin đất trời, thần linh giúp cho mùa vụ sau được mưa thuận gió hòa, cây trồng không bị dịch bệnh hoặc thú rừng sẽ không bị phá hoại để mang đến cuộc sống no đủ cho bà con.

Sau khi cúng xong, từ nhà Rông về già làng cũng như những thành viên khác ở trong buôn làng sẽ đi đến từng hộ gia đình trong làng để chúc mừng một mùa lúa mới bội thu, thóc đầy ắp trong nhà. Tại các gia đình cũng sẽ tổ chức ăn cơm gạo mới, đánh cồng chiêng, uống rượu, múa hát quanh bếp lửa. Cơm sẽ được tung vãi xung quanh nhà vì theo người Xơ Đăng cho rằng làm như thế vụ mùa sau sẽ thắng lợi rực rỡ, lúa ngô khoai sắn nhiều hơn.

 

 

Khi gia làng và các thành viên trong buôn làng đến tất cả những gia đình trong làng thì lúc này đoàn sẽ quay trở lại nhà Rông để mở hội "Ăn mừng lúa mới". Rượu ghè, thức ăn sẽ được những gia đình trong làng lần lượt mang đến nhà Rông để cả cộng đồng cùng múa hát, uống rượu và đánh cồng chiêng.

Trong những ngày diễn ra lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum, khắp núi rừng Tây Nguyên lại nhộn nhịp bởi tiếng cồng chiêng, tiếng hát với những trò chơi dân gian cực kỳ đặc sắc...Tất cả đồng bào cứ thế vui hội cho đến khi lửa đã tàn, rượu đã nhạt để rồi khi hết hội người dân lại quay lại với công việc đồng áng thường ngày của mình với mong muốn năm sau sẽ có chiến thắng và thu lượm mùa vàng vang dội.

Và để hiểu biết hơn về tập tục, đời sống văn hóa của đồng bào Tây Nguyên thì hãy tham gia lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum cùng với dân làng Xơ Đăng nha bạn. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị khi được giao lưu văn nghệ, uống rượu ghè và thưởng thức cơm mới trên niềm vui thắng lợi vụ mùa bội thu cùng buôn làng.

 

Nguyễn Chiên (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)
CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC