Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Về làng nghề Tây Hồ xứ Huế ngẩn ngơ với những chiếc nón bài thơ 

Thứ ba, 27/09/2022, 15:37 GMT+7

Nón bài thơ xứ Huế là một trong những hình ảnh biểu tượng và cũng là món quà lưu niệm quen thuộc với du khách khi đến với cố đô. Huế có nhiều làng nghề làm nón lá nhưng làng nghề Tây Hồ là cái tên nổi bật nhất và đây cũng chính là quê hương của những chiếc nón bài thơ nổi tiếng, đồng thời là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách.

test

Ngoài nét trầm mặc đầy thơ mộng hay dáng vẻ cổ kính đẹp đến mê hoặc của những đền đài lăng tẩm thì những chiếc nón bài thơ cũng là hình ảnh đặc trưng in đậm trong tâm trí của nhiều lữ khách khi đến Huế và làng nghề Tây Hồ chính là điểm dừng chân hấp dẫn cho những ai đã trót mê mẩn những chiếc nón bài thơ đặc trưng của xứ sở này. Là quê hương của chiếc nón bài thơ nổi tiếng nên làng nghề Tây Hồ hiện tại cũng đã trở thành một điểm đến rất nổi bật trên bản đồ du lịch xứ Huế.


Làng nghề Tây Hồ - quê hương của những chiếc nón bài thơ xứ Huế 

Làng nghề Tây Hồ nằm ở bên dòng sông Như Ý thuộc địa phận của xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, cách trung tâm thành phố Huế 12km. Làng nghề truyền thống này đã được hình thành từ cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ cũng xuất hiện ở đây từ rất lâu, khoảng những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ XX. 

 
Về làng nghề Tây Hồ xứ Huế bên sông Như Ý
Làng nghề Tây Hồ xứ Huế nằm bên dòng sông Như Ý huyện Phú Vang. Ảnh: lendang.vn


Đến với làng Tây Hồ, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của làng quê xứ Huế với cánh đồng lúa bát ngát, khung cảnh mộc mạc, giản dị và thấm đẫm chất thơ cũng như khám phá các công đoạn tạo nên những chiếc nón tuyệt đẹp. Ở làng Tây Hồ, hầu hết mọi nhà đều có nghề làm nón bài thơ và du khách đến đây sẽ nhìn thấy những vạt lá non của cây bồ quy diệp hay lá dừa, lá gối được phơi khô trước hiên nhà, trên những bãi đất trống tạo nên sắc vàng thơ mộng.
 

làng nghề Tây Hồ xứ Huế với khung cảnh yên bình
Làng nghề mang dáng vẻ bình yên đặc trưng của miền quê xứ Huế. Ảnh: dulichdaibang

>>Xem thêm: Check-in Hồ Khe Rưng thảo nguyên xanh mướt của cố đô Huế 


Không khí sinh hoạt của làng nghề lúc nào cũng sôi động bởi người dân nơi đây làm nón quanh năm dù là hè hay là đông thì cũng luôn tấp nập người mua kẻ bán và những người thợ lành nghề chăm chỉ khâu nón. Một điều đặc biệt khiến lữ khách ấn tượng khi ghé thăm làng nghề Tây Hồ chính là sự niềm nở và vui vẻ của người dân nơi đây, ai đến người dân của làng Tây Hồ cũng đều niềm nở tiếp đón cũng như không quên mời nước, mời cơm và giới thiệu về những chiếc nón bài thơ với một sự tự hào đáng ngưỡng mộ.

Du khách đến đây có thể vừa thăm quan vừa chia sẻ, trò chuyện và được các nghệ nhân lâu năm giới thiệu về những chiếc nón bài thơ cũng như đam mê, tình yêu và sự tự hào của họ với nghề truyền thống của quê hương. Đặc biệt bạn cũng sẽ cơ cơ hội thử tài tạo nên những chiếc nón bài thơ mang dấu ấn cá nhân. 

 
Về làng nghề Tây Hồ cảnh sắc làng nghề
Du khách đến làng nghề sẽ được chào đón vè giới thiệu về chiếc nón bài thơ. Ảnh: My Tour


Các công đoạn để tạo nên những chiếc nón Huế rất công phụ từ khâu chọn lá, chẻ tre, ủi lá đến khâu chằm nón. Những nghệ nhân lâu năm cho biết công đoạn khó nhất chính là chằm nón và thường sẽ do những người phụ nữ hay các cô gái khéo léo và tỉ mẩn thực hiện. 

 
Về làng nghề Tây Hồ làm nón
Các công đoạn làm nón rất kỳ công. Ảnh: visithue


Giai thoại về sự ra đời của những chiếc nón bài thơ làng nghề Tây Hồ xứ Huế bắt đầu từ một sự tình cờ. Vào khoảng những năm 1959-1960 nghệ nhân Bùi Quang Bặc, vốn là một người yêu nón lá và đã gắn bó với nghề làm nó nhiều năm đã nảy ra sáng kiến làm nên những chiếc nón bài thơ bằng cách ép các câu thơ vào giữa hai lớp lá, giúp chiếc nó đẹp hơn và nhắn gửi nhiều ý nghĩa. Những câu thơ đầu tiên được ép lên nón bài thơ ở Làng nghề Tây Hồ chính là " Ai ra xứ Huế mộng mơ. Mua về chiếc nón bài thơ làm quà".

 
Về làng nghề Tây Hồ nón bài thơ
Nón bài thơ ẩn chứa những hình ảnh tuyệt đẹp của Huế. Ảnh: vinpearl
 
Về làng nghề Tây Hồ nón bài thơ
Hình ảnh mang tính biểu tượng của xứ Huế. Ảnh: vietnambiz

Ban đầu những chiếc nón bài thơ được tạo ra để dành tặng những người thân, khách quý. Sau đó vì được nhiều người yêu thích và đặt làm nhiều nên người dân làng nghề Tây Hồ mới sản xuất hàng loạt để bán.
 


Ngày nay, nón bài thơ của xứ Huế không chỉ trở thành một sản phẩm thương mại hút khách mà còn là một nét văn hoá riêng rất đặc trưng và mang ý nghĩa biểu tượng cho mảnh đất cố đô huế.  Những chiếc nón được ra đời từ bàn tay chăm chỉ và khéo léo của các nghệ nhân làng nghề với độ mỏng thanh và đường kim mũi chỉ trau chuốt, màu sắc hài hoà duyên dáng bởi những câu thơ hay hình ảnh đẹp.
 

Về làng nghề Tây Hồ nón bài thơ
Nón bài thơ thường gắn liền với những hình ảnh đặc trưng của Huế. Ảnh: dasaque


Về với xứ Huế bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh duyên dáng của những thiếu nữ đôi mươi trong tà áo dài, bên những chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng, hình ảnh ấy sẽ luôn khiến những ai yêu Huế phải ngẩn ngơ say đắm. Nếu đã trót mê mẩn vẻ đẹp duyên dáng của những chiếc nón bài thơ, thì chắc chắn làng nghề Tây Hồ chính là điểm đến tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến vi vu xứ cố đô của mình. 


Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)