Guidebook

Long Quang cổ tự Cần Thơ - ngôi chùa cổ 200 năm tuổi giữa miền Tây Đô

Thứ hai, 02/12/2024, 15:31 GMT+7

Long Quang cổ tự Cần Thơ được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ nhất còn tồn tại ở miền Tây Đô "gạo trắng nước trong".

 
test

Hướng dẫn đường đi đến Long Quang cổ tự Cần Thơ

Địa chỉ: số 155/9, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Số điện thoại: +84913772025.
Mở cửa: cả ngày.

Long Quang cổ tự được xem là một trong 10 ngôi chùa đẹp ở Cần Thơ. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 12.000m2, mang cấu trúc của một công trình tôn giáo truyền thống bao gồm cổng tam quan, chính điện, khu vực giảng đường, trai đường và thiền đường,...

Xét về tổng quan thì chùa Long Quang có vị trí vô cùng thuận lợi cho du khách và Phật tử đến viếng bằng cả hai đường là đường bộ lẫn đường sông. Bởi vì không chỉ tọa lạc ngoài con đường tráng xi măng sạch sẽ, ngôi chùa còn nằm cạnh dòng sông Bình Thủy hiền hòa uốn lượn.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Một trong những ngôi chùa Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Cần Thơ. Ảnh: baocantho


Từ khi được xây dựng đến nay, nơi đây chính là điểm hành hương và tham quan, viếng thăm của nhiều bà con, Phật tử trong và ngoài nước. Chùa tọa lạc tại khu vực nội đô thành phố Cần Thơ nên khá thuận lợi cho việc di chuyển, chỉ nằm cách trung tâm khoảng 10km với đường đi dễ dàng.

Nếu có kế hoạch du lịch miền Tây và muốn tham quan chùa Long Quang thì bạn chỉ cần xuất phát từ trung tâm thành phố rồi đi dọc theo con đường quốc lộ 91B, đến khu vực cầu Bình Thủy 3 thì bọc theo đường bên phải cầu rồi tiếp tục chạy thẳng vào cho đến khi gặp một gặp ngã 3 thì quẹo phải khoảng chừng 1 km là đến nơi rồi đấy. Nếu chưa quen đường bạn cũng không cần lo lắng vì ngay dưới cầu Bình Thủy 3 cũng có có bảng chỉ dẫn chi tiết và rõ ràng.
 

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Chùa cổ nổi tiếngChùa cổ nổi tiếng linh thiêng. Ảnh: Tui là người miền Tây


Lịch sử hình thành của Long Quang cổ tự 200 năm tuổi

Cũng như chùa Ông, từ xưa Long Quang Cổ Tự Cần Thơ đã là là một điểm du lịch được rất nhiều khách thập phương ghé thăm. Bên cạnh những giá trị về điêu khắc, nghệ thuật, chùa Long Quang còn có bề dày lịch sử lâu đời. Nơi đây cũng từng là vùng nuôi giấu, điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Theo lời kể của các cụ cao niên thì chùa Long Quang được khai sơn năm Minh Mạng thứ năm (nghĩa là năm 1824), tại thôn Bình Thủy. Tương truyền trong thôn thuở đó có một cậu bé 10 tuổi tên Võ Văn Quyền tuy còn nhỏ nhưng đã dốc lòng cầu đạo, lặn lội tới chùa Linh Quang ở Gia Định rồi quy y với Hòa thượng Thiên Ấn, mang Pháp danh Liễu Huệ. Sau mấy năm học đạo, Liễu Huệ phát nguyện thế độ và rồi thọ đại giới. Đến năm 20 tuổi, sư Liễu Huệ đầu Chánh pháp Nhãn tạng và nhận được pháp hiệu Thiện Quyền và lặn lội cầu học khắp các chùa như Giác Lâm Gia Định, Huê Nghiêm Thủ Đức. Bảy năm sau, Thiền sư mới trở về quê quán Bình Thủy và lập một thảo am để vừa tu hành vừa truyền bá Phật pháp.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Bức tượng Phật Bức tượng Phật với lời dạy ý nghĩa. Ảnh: baotaydo

Tính từ đó đến ngày nay, Long Quang cổ tự có tuổi đời 200 năm. Thời gian trôi qua với bao vật đổi sao dời nhưng ngôi chùa vẫn giữ được những giá trị văn hóa, tôn giáo đặc biệt.
 

>>Xem thêm: Bỏ túi những kinh nghiệm du lịch miền Tây chuẩn không cần chỉnh


Kiến trúc cổ kính của ngôi cổ tự trên vùng đất Tây Đô

Ngay từ khi đặt chân vào chùa cổ, du khách phuương xa đã vô cùng ấn tương với cổng tam quan rực sắc vàng. Đây cũng chính là điểm nổi bật nhất của ngôi cổ tự. Dòng chữ Long Quang cổ tự Cần Thơ nằm ngay phía chính cổng lớn, còn cổng nhỏ bên tay trái có 2 chữ Từ Bi, cổng nhỏ phía bên tay phải có 2 chữ Trí Tuệ. 

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Cổng Tam QuanCổng Tam Quan chùa Long Quang. Ảnh: thamhiemmekong

Đặc biệt hơn là cổng tam quan này còn có cặp câu đối đã được phiên âm như sau: Long đức phổ thập phương, Phật đạo hoằng thâm chính giáo - Quang minh chiếu tam giới, thiền lâm quãng nhuận chân truyền. (Tạm dịch nghĩa: Đức thịnh chiếu mười phương, đạo Phật tỏa sâu chính pháp - Ánh hồng soi ba cõi, rừng thiền nhã lỗi chân truyền).

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Các vị La HánCác vị La Hán được làm bằng gỗ giáng hương. Ảnh: ngaynay.vn

Khu vực trung tâm của chùa cũng chính là chính điện của Long Quang cổ tự được xây cất theo lối thượng lầu hạ hiên. Đầu tiên là điện thờ chính, đóng bằng gỗ gồm có hai bậc, phía trên có treo bức hoành phi bằng gỗ, chế tác theo kiểu cuốn thư, được chạm trổ tinh xảo với hàng chữ: Đại hùng bảo điện nằm chính giữa. Bậc trên có thờ ba pho tượng Tam thế Phật: tượng Bồ Tát Đại Thế Chí bên trái, tượng Bồ Tát A Di Đà nằm ở giữa, Bồ Tát Quán Thế Âm bên phải. Tượng Bồ Tát Di Lặc với chiếc miệng được tạo tác cười tươi đang đùa giỡn với hai đứa trẻ tôn trí ở phía dưới. Ngoài ra, còn có một bức tượng Thích Ca nhập niết bàn phía trước cùng với các đồ thờ tự như chuông, mõ, nhang đèn,... nằm cạnh.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Mô phỏng Phât niết bànMô phỏng Phât niết bàn dưới cây bồ đề ở chùa Long Quang. Ảnh: ngaynay.vn

Nằm đối diện với gian chính điện chính là cửa ra vào. Điểm nổi bật là nơi đây có tượng ông Ác và tượng Hộ Pháp nằm phía bên tay trái, còn bên tay phải có tượng của ông Thiện và tượng ông Tiêu. Khu vực bức vách trái của gian chính điện chính là bàn thờ của 9 pho tượng La Hán. Bàn thờ của Bồ Tát Quán Thế Âm gồm tượng Quán Thế Âm ở giữa cao lớn, tượng của Thiện Tài và Đồng Tử nhỏ hơn nằm hai bên. 
 

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Tượng Thập BátTượng Thập Bát La Hán trong chùa. Ảnh: vntrip

Cạnh đó bàn thờ của Long Vương với tượng đặt chính giữa, hai bên lần lượt là tượng của Diêm Vương và Phán Quan. Phía sau cùng là bàn thờ của Bà Ngũ Hành gồm tượng Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Về phía vách phải của gian chính điện có bàn thờ của 9 pho tượng La Hán. Bàn thờ của Bồ Tát Địa Tạng nằm cạnh bên rồi đến bàn thờ của ba vị Quan Công, Bồ Đề Đạt Ma và Giám Trai, phía sau cùng chính là bàn thờ của Ngọc Hoàng.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Mỗi vị La Hán Mỗi vị La Hán có nét mặt biểu hiện cảm xúc riêng. Ảnh: dulichmientay


Trong các ban thờ, còn có điện thờ Hậu Tổ nằm phía trong với tượng Chuẩn Đề Bồ Tát 18 tay uy nghi ngồi trên lưng chim hạc và được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. 

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Dừa được trồngDừa được trồng bên trong chùa. Ảnh: ngaynay.vn


Một điểm đặc biệt khác của Long Quang cổ tự Cần Thơ là dù nằm ở trung tâm nhưng khuôn viên chùa khá rộng và thoáng. Ngoài chính điện và các khu nhà phụ trợ, phía sau chùa còn có khu tháp rộng đến 2.000m2. Đây cũng chính là nơi chứa di cốt của các cố trụ trì của chùa. Tô điểm cho nơi này còn có nhiều hoa kiểng, hồ sen, tạo cho khuôn viên ngôi cổ tự thêm phần tĩnh lặng, trang nghiêm, trở thành chốn thiền môn tu tập bình yên.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Hồ nổi trồng senHồ nổi trồng sen và nhà thủy tạ. Ảnh: thamhiemmekong

 

>>Xem thêm: Chùm tour Miền Tây giá tốt


Giá trị lịch sử - văn hóa của Long Quang cổ tự Cần Thơ

Bên cạnh nhưng giá trị về điêu khắc, nghệ thuật, kiến trúc thì chùa Long Quang còn có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo vì nơi đây từng là nơi nuôi giấu, là điểm liên lạc bí mật của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Về mặt sinh hoạt tôn giáo văn hóa thì hàng năm, Long Quang cổ tự có tổ chức 3 kỳ lễ hội lớn lần lượt là: cúng Thượng Ngươn (vào tháng giêng), cúng Trung Ngươn (vào tháng 7), cúng Hạ Ngươn (vào tháng 10) và quan trọng nhất là cúng Phật Đản sanh vào tháng 4.

Long Quang cổ tự Cần Thơ - Khung cảnh thơ mộngKhung cảnh thơ mộng và bình yên. Ảnh: VietFuntravel


Vào năm 2013, Long Quang cổ tự Cần Thơ đã được công nhận di tích Lịch sử – Kiến trúc – Nghệ thuật cấp quốc gia. Đến năm 2017, chùa tiếp tục được Hội Di sản văn hóa Việt Nam công nhận Danh hiệu “Di sản văn hóa tâm linh Việt”.

Trải qua gần 200 năm lịch sử với bao thăng trầm, cùng với những ngôi chùa cổ, nhà cổ khác như chùa Ông Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy, nhà cổ Ba Đức, Long Quang cổ tự được bình chọn là kiến trúc độc đáo mang bề dày lịch sử giữ được cảnh đẹp thanh tịnh và bình yên giữa lòng thành phố Cần Thơ. Nơi đây chính là điểm đến lý tưởng không chỉ với bà con Phật tử mà còn là không gian ưu tiên viếng thăm của du khách trong và ngoài nước. Hãy đến miền Tây Đô, tham quan chợ nổi Cái Răng, ghé thăm bến Ninh Kiều và viếng chùa Long Quang nghe tiếng chuông ngân nga, trải nghiệm không gian trầm mặc bên dòng sông Bình Thủy trôi nhẹ trong buổi chiều tà, tạm xa ồn ào phố thị và tận hưởng những giờ nghỉ ngơi bình yên, bạn nhé.



Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)