Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ - nơi lưu giữ bản sắc văn hóa Việt

Thứ tư, 24/07/2019, 09:21 GMT+7

Bắc Ninh lại nổi tiếng với làng tranh Đông Hồ dân gian truyền thống, xuất hiện vào thế kỷ XVI. Mặc dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, những tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay và nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.

test


Đôi nét về làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ còn có tên là làng Mái, nằm kế bên bờ sông Đuống êm đềm thuộc địa phận xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay, Đông Hồ chỉ còn là một làng nhỏ vỏn vẹn hơn 220 hộ dân, hầu hết đều bươn chải bằng nghề làm tranh và hàng mã hơn là làm nông nghiệp. Đây là làng nghề còn lưu giữ cách làm tranh Đông Hồ cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc.

 

#004383Thưởng thức tác phẩm “Đám cưới Chuột” nổi tiếng

 

Lịch sử phat triển của làng tranh Đông Hồ

Người dân tại đây sản xuất tranh bằng phương pháp thủ công từ quá trình làm giấy đến bản khắc từ thế kỷ XVI. Làng tranh Đông Hồ phát triển cực thịnh từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1944, với sự tham gia của 17 dòng họ trong làng. Trải qua những năm kháng chiến Pháp khốc liệt, đất nước bị tàn khốc nặng nề, làng tranh bị thiêu rụi, nghề làm tranh cũng bị gián đoạn. Tới năm 1967, khi hòa bình lập lại ở miền Bắc cũng là thời điểm đất nước được thống nhất thì làng tranh Đông Hồ được khôi phục trở lại.

 

làng tranh Đông HồVẻ đẹp của làng tranh ngày nay

 

Trước đây, làng tranh Đông Hồ thường họp chợ tranh tấp nập vào  dịp tháng Chạp hàng năm với 5 phiên  vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Mỗi phiên chợ được bày bán hàng nghìn, hàng triệu các sản phẩm tranh khác nhau để phục vụ cho các lái buôn, khách lẻ, đặc biệt là các gia đình sắm về làm tranh treo ngày Tết, với mục đích để cầu vinh hoa, phú quý cho năm mới. Vào phiên chợ cuối cùng, những bức tranh còn lại sẽ được người bán bọc lại và cất giữ cẩn thận cho tới mùa tranh năm sau.

 

làng tranh Đông HồNhững hình ảnh còn lưu lại của làng tranh ngày xưa cũ

 

Với xu hướng hội nhập, đến năm 1990, thị trường cho tranh Đông Hồ ngày càng ít đi. Tranh làm ra nhưng không bán được nên người dân không còn tâm huyết với nghề nữa. Vì vậy, làng tranh Đông Hồ đã giải thể, nhiều gia đình đã bỏ nghề và chuyển sang làm hàng mã. Chỉ có một số ít gia đình nghệ nhân quyết tâm đi theo và lưu giữ nghề truyền thống. Vào tháng 3 năm 2003, tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được đưa vào danh sách làng nghề cần bảo vệ khẩn cấp.

 

làng tranh Đông HồNgày nay chỉ còn một số gia đình vẫn giữ nghề làm tranh truyền thống

 

Điểm độc đáo của làng tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ có 180 loại khác nhau, được chia làm 5 loại chính là tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh sinh hoạt và truyện tranh. Các đề tài được lấy cảm hứng từ chính đời sống sinh hoạt của làng tranh Đông Hồ, sản xuất  hay xuất phát từ những triết lý phồn thực, mặc dù có phần dung dị nhưng rất gần gũi với sinh hoạt đời thường. Từ những nhân vật trong truyền thuyết hay trong tích truyện, những cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước, những nét đẹp trong lao động thường ngày đến những cấu trúc đều được các nghệ nhân khéo léo đưa vào từng bức tranh, hàm chứa những ý nghĩa triết lý sâu sắc. Hơn thế nữa, mỗi bức tranh cũng khắc họa ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống hòa thuận, ấm no với một xã hội công bằng. Tranh Đông Hồ đã góp phần không nhỉ vào việc lưu giữ những văn hóa truyền thống của dân tộc và đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

 

làng tranh Đông HồTranh dân gian Đông Hồ Bắc Ninh có đến 180 loại tranh khác nhau

 

Bên cạnh sự hấp dẫn, độc đáo về màu sắc, bố cục cũng như khuôn hình, giá trị của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Có hai loại giấy in là giấy điệp. Giấy điệp được sản xuất từ vỏ con điệp – một loại sò vỏ biển có vỏ mỏng, sau đó được trộn với hồ và dùng chổi lá thông quét một lớp lên mặt giấy Dó. 

 

làng tranh Đông HồMột nghệ nhân cao tuổi đang vẽ tranh trên giấy Dó

 

Hồ để quét làm nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, còn hồ để dán thì thường được chế biến từ bột gạo nếp. Giấy Dó có nguồn gốc từ cây Dó mọc trên rừng. Loại cây này có vỏ cây giống với cây Bạch Đàn. Người ta sẽ đem về và cho vào cối giã nhỏ thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó, có đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ hút màu và không bị nhòe khi in.Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét, vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với những vỏ điệp nhỏ lấp lánh, có thể pha thêm màu khác hoặc trộn thêm nhựa thông với hồ trong quá trình làm giấy.

 

làng tranh Đông HồGiầy Dó được làm vô cùng kì công để đạt chất lượng cao

 

Người dân làng tranh Đông Hồ đã vận dụng và chắt lọc những nguyên liệu từ thiên nhiên để tạo nên những màu sắc truyền thống có thể giữ màu trong một thời gian dài. Màu xanh da trời được làm từ gỉ đồng, màu chàm được lấy từ lá cây Chàm ở Lạng Sơn, màu đỏ thắm có nguồn gốc từ vỏ cây Vang, màu đỏ son thì được khai thác trên núi, màu vàng từ loại hoa Hòe hoặc rơm nếp, màu đen từ tro của cây Xoan hoặc tro của lá tre,… . Đây là những màu sắc cơ bản không bị pha trộn và tối đa một bức tranh thường chỉ sử dụng tối đa 4 màu.

 

Cách làm tranh của làng tranh Đông Hồ

Quá trình sản xuất tranh trải qua rất nhiều khâu, được chia làm 2 công đoạn chính: khâu khắc ván và khâu in tranh. Công việc sáng tác mẫu tranh và khắc ván tốn rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi người nghệ nhân phải  lựa chọn đề tài ,ý nghĩa, nội dung sâu sắc, màu sắc hài hòa, bố cục chặt chẽ và có giá trị nghệ thuật cao. Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự tồn tại của cả một làng tranh Đông Hồ chứ không riêng một cá nhân. Các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực Nho để vẽ lên giấy Điệp, sau đó người thợ sẽ khắc và đục ván theo mẫu. Mỗi bức tranh có nhiều dị bản khác nhau, vì vậy một mẫu tranh có thể có 2 đến 3 cách phân bố màu tạo nên sự phong phú trong mẫu mã.

 

làng tranh Đông HồNgười nghệ nhân phải tỉ mỉ trong từng nét đục

 

Ván in tranh có hai loại là ván in nét và ván in màu, thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, vừa dai, vừa dễ khắc, giúp cho các nghệ nhân dễ dàng tạo được các nét mảnh, gọn, tinh vi. Dụng cụ để khắc ván là bộ ve hay còn gọi là mũi đục, làm từ vật liệu thép cứng. Mỗi bộ ve bao gồm 30-40 chiếc với nhiều kích cỡ khác nhau. 

 

làng tranh Đông HồQuy trình phơi tranh đúng kĩ thuật

 

Khi in tranh, người ta sẽ nhúng chổi là thông vào chậu màu để lấy màu rồi quét đều lên mặt bìa. Sau đó sẽ cầm “co” ván dập đi dập lại trên mặt bìa đã được phết màu để màu có thể thấm đều trên bề mặt ván. Tiếp theo, người thợ sẽ đặt tấm in lên giấy Dó sao cho cân đối, rồi dập mạnh ván in vào tờ giấy sao cho màu sắc trên ván in thấm đều vào giấy. Khi màu sắc hoàn thành thì sẽ gỡ và đem ra phơi ở nơi thoáng mát tới khi khô thì sẽ lần lượt in các màu khác. Ngày nay, làng tranh Đông Hồ sản xuất tranh theo nhiều cách thức khác, hiện đại hơn. Đó là tranh đã được in ván nét trước, người nghệ nhân chỉ cần phân bố màu sắc để đạt đến độ hài hòa và hợp lý. Tuy nhiên, mỗi bức tranh vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giá trị thẩm mỹ vốn có.

 

làng tranh Đông HồVà những sản phẩm tranh Đông Hồ hoàn thiện

 

Xem thêm các tour du lịch miền Bắc tại đây

 

Ngọc Hải (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)