Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
Sài Gòn

Tham quan ngôi chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn linh thiêng nổi tiếng

Thứ sáu, 26/02/2021, 13:14 GMT+7

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn thu hút du khách với kiến trúc đẹp và độc đáo. Vậy chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu Sài Gòn và có gì hấp dẫn đến vậy?

test

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu Sài Gòn?

Chùa Vĩnh Nghiêm có địa chỉ ở số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rất gần với cầu Công Lý, thuộc phường 7, quận 3, Tp. HCM. Ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn này được xây dựng vào năm 1964 và chính thức hoàn thành vào năm 1971. Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn có tổng diện tích lên tới 6 nghìn m2, gồm có 3 khu chính: Tòa trung tâm, Tam Quan và những bảo tháp. Chùa ấn tượng với kiến trúc mái ngói cong vút và được trạm trổ từng chi tiết vô cùng tinh tế. Chùa Vĩnh Nghiêm cùng với chùa Hoằng Pháp, chùa Giác Lâm, chùa Xá Lợi là những ngôi chùa nổi tiếng ở khu vực TPHCM.   


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - địa chỉ ở đâuChùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

 

Thời gian mở cửa tham quan chùa Vĩnh Nghiêm như sau: Từ 7h sáng - 21h hàng ngày. Tính tới thời điểm hiện tại, chùa Vĩnh Nghiêm miễn phí vé tham quan chùa cho du khách. 


Cách di chuyển tới chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn 

Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Tp. HCM, trước hết bạn cần di chuyển tới Sài Gòn bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như: Máy bay, xe khách, xe máy… tùy theo khoảng cách. Cụ thể như sau:    

Máy bay: Với các bạn ở khu vực Hà Nội nếu muốn di chuyển nhanh chóng và thuận tiện nhất có thể đi bằng máy bay. Giá vé dao động từ 2 - 3 triệu đồng/chiều tùy theo thời điểm. Khi tới sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy để di chuyển tới chùa Vĩnh Nghiêm.

Xe khách: Nhiều tuyến xe khách đi Sài Gòn từ các tỉnh lân cận bạn có thể lựa chọn. Giá vé xe khách khoảng 150.000đ - 200.000đ/người. Điểm dừng tại bến xe miền Đông hoặc bến xe miền Tây sau đó đi taxi đến chùa Vĩnh Nghiêm. 

Xe máy: Trong trường hợp đi theo nhóm bạn đông người và muốn chủ động đi lại, tốt nhất nên đi bằng xe máy. Nhìn chung đường đi khá đẹp và thuận tiện, bạn chỉ cần lưu ý giữ đúng tốc độ cũng như mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - cách di chuyểnCách di chuyển tới chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn 


Tìm hiểu lịch sử ra đời của chùa Vĩnh Nghiêm 

Kinh nghiệm tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, trước hết bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về lịch sử ra đời của ngôi chùa này. Chùa Vĩnh Nghiêm được Hòa thượng Thích Thanh Kiếm và Thích Tâm Giác xây dựng trong quá trình truyền bá đạo phật từ Bắc tới Nam. Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa đều được thiết kế dựa theo chùa gỗ Vĩnh Nghiêm tại tỉnh Bắc Giang. Đến với chùa Vĩnh Nghiêm du khách sẽ được tìm hiểu những cổ vật và di tích do UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - lịch sử của chùaTìm hiểu lịch sử ra đời của chùa Vĩnh Nghiêm 


Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn có gì? Chùa được chia thành những hạng mục chính gồm: Phật điện, Tòa tháp trung tâm và bảo tháp Quan Thế Âm. Ngoài ra, còn có những công trình tháp như: Tháp đá, bảo tháp Xá lợi cộng đồng, khách đường, Phương Trượng đường,... Hiện nay, chùa Vĩnh Nghiêm trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn du khách ở Sài Gòn. 


Cổng Tam quan

Cổng Tam Quan được thiết kế với kiến trúc đồ sộ, lợp mái ngói đỏ và những hoạt tiết uốn cong. Từ cổng Tam Quan của chùa Vĩnh Nghiêm du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh trong chùa. Khu vực bên trong sân chùa rộng lớn và đối điện đó là tòa nhà trung tâm là bảo tháp 7 tầng. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - cổng Tam QuanCổng Tam Quan được thiết kế với kiến trúc đồ sộ


Tòa nhà trung tâm

Điểm dừng chân tiếp theo khi khám phá chùa Vĩnh Nghiêm đó là tòa nhà trung tâm được thiết kế gồm 1 tầng lầu và 1 tầng trệt. Trong đó, tầng trệt gồm 2 phần là phần ngoài dưới sân thượng cao 3,2m và phần trong cao 4,2m. Khu vực bên trong chùa được chia thành nhà thờ Tổ, văn phòng, giảng đường, thư viện, phòng học, phòng tăng. Nếu đi từ sân chùa tới cầu thang là 23 bậc để tới được tầng lầu của tòa nhà gồm có tháp Quan Thế Âm và Phật điện. Khu vực sân thượng rộng lớn và bên phải là gác chuông cùng với đại hồng chung. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - tòa trung tâmTòa nhà trung tâm của chùa Vĩnh Nghiêm

 

Phật điện của chùa Vĩnh Nghiêm gồm: Bản Điện, Bái Điện và Địa Tạng Đường có kiến trúc kiểu chữ công. Phần góc mái của phật điện được uốn cong theo kiểu chùa ở miền Bắc. Trong đó, chính giữa thờ Phật Thích Ca, bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền và bên trái là Bồ Tát Văn Thù. Bên cạnh đó, còn có những phù điêu được vẽ trên hương án và khắc tứ linh gồm có bao lam cửu long. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - tòa trung tâm đẹpKhung cảnh thanh tịnh trong chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn


Các bảo tháp trong chùa Vĩnh Nghiêm

Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn du khách còn được tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc của những bảo tháp tại đây. Trong đó, gồm có các bảo tháp nổi tiếng như: 

Tháp Quan Thế Âm: Nằm ở khu vực trái của chùa, cao 40m và gồm có 7 tầng. Khi đi bộ tới đỉnh tháp Quan Thế Âm du khách sẽ được tìm hiểu về 9 bánh xe vòng tròn, ngoài ra còn có hình khối Quy Châu và Long Xa. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - tháp Quan Thế ÂmTháp Quan Thế Âm trong chùa Vĩnh Nghiêm


Tháp Xá Lợi Cộng đồng: Gồm 4 tầng, cao 25m được xây dựng vào năm 1982. Tháp Xá Lợi được thiết kế với kiến trúc độc đáo và là nơi lưu giữ tro cốt của người đã mất do người dân gửi trong chùa. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - tháp Xá LợiTháp Xá Lợi Cộng đồng ở chùa Vĩnh Nghiêm


Tháp đá Vĩnh Nghiêm: Tòa tháp này tọa lạc ở bên phải cổng chùa và được xây dựng vào năm 2003 dưới thời Hòa thượng Thích Thanh Kiểm. Đây cũng là tháp đá cao và lớn nhất ở nước ta tính tới hiện nay. 


chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - tham quan chùaTháp đá Vĩnh Nghiêm khung cảnh bên trong

 

 

Đến với chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn du khách sẽ được thả hồn mình cùng không khí yên bình nơi đây và xua tan mọi xô bồ của cuộc sống. Hy vọng với những kinh nghiệm tham quan chùa Vĩnh Nghiêm Tp.HCM ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá trọn vẹn nhất tại ngôi chùa nổi tiếng nhất thì thành phố mang tên Bác. 

 

​​​Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)