Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Thứ hai, 30/11/2020, 11:00 GMT+7

Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là nét đẹp văn hóa hội tụ tinh hoa của âm nhạc 'bác học' Việt Nam mà còn xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 
test

Huế là vùng đất của những kiến trúc trầm mặc với cung đện, đền đài hàng trăm năm tuổi cùng nền ẩm thực đặc sắc chứa đựng hồn quê, tinh túy của dãy đất miền Trung. Nếu xét về mặt văn hóa tinh thần, cố đô còn có một nét đẹp di sản đặc biệt mà bất kỳ ai khi đặt chân đến Huế đều muốn thưởng thức. Đó chính là Nhã nhạc cung đình của Huế - nét văn hóa đặc sắc đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể của nhân loại vào tháng 11 năm 2003.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hoá âm nhạc cổ điểnNhã  nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc cổ điển bác học Việt Nam. Ảnh: Vyctravel

 

Khái quát về Nhã Nhạc cung đình Huế

4 nước đồng văn ở khu vực châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Namq có chung một số điểm tương đồng về văn học - nghệ thuật. Điển hình là đều sở hữu loại hình âm nhạc cung đình riêng của từng nước. Ở Việt Nam, hình thức nhạc chính thống dùng thường dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội được gọi là Nhã nhạc. Đây chính là một thuật ngữ được dùng để chỉ sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc.

Thông thường thì Nhã nhạc cung đình sẽ được hiểu theo nghĩa là tất cả các thể loại ca nhạc, múa và kịch hát, được dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính cũng như các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và hơn thế nữa là sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - kiệt tác phi vật thể của Việt NamNhã nhạc - kiệt tác phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: mytour

 

Kể từ thời nhà Hồ đến nay thì tên gọi "Nhã Nhạc" bắt đầu được dùng để chỉ âm nhạc cung đình nói chung và lễ nhạc cung đình nói riêng. Thậm chí có lúc dùng để gọi tên một tổ chức âm nhạc nào đó hoặc một dàn nhạc cụ thể.

Vào ngày 7/11/2003 loại hình âm nhạc mang tính bác học đại diện cho "Âm nhạc cung đình" chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại và tôn vinh là Di sản Văn hoá Phi vật thể.

 

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhã nhạc Cung đình Huế

Từ xưa, Nhã nhạc Việt Nam đã có tiến trình hình thành và phát triển khá rõ ràng. Lịch sử hình thành cũng như từng giai đoạn phát triển của loại hình nghệ thuật này đã được ghi lại theo từng giai đọan. Theo đó, có nhiều thế hệ đã truyền thừa, giữ gìn, cũng không ngừng phát triển, bổ sung, sáng tạo thêm để loại hình nghệ thuật này ngày càng trở nên phong phú, tinh tế, để rồi sau đó đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - biểu diễn trong các ngày lễ quan trọngNhã nhạc thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ quan trọng của Hoàng cung. Ảnh: Toquoc.vn

 

Vốn là loại hình âm nhạc cung đình, là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh của quyền lực quân chủ phong kiến nên Nhã nhạc mang lời lẽ tao nhã, điệu thức thể hiện chất cao sang, quý phái. Nhã nhạc được coi trọng ở nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Theo sử sách ghi nhận thì Nhã nhạc Việt Nam có từ thời Lý (1010-1225) và bắt đầu hoạt động một cách quy củ dần về sau.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - có từ thế kỷ 13Nhã Nhạc cung đình có từ thế kỷ 13. Ảnh: dulich24

 

Đến thời Lê (1427-1788) thì loại hình nghệ thuật này đã được dành riêng cho giới quý tộc, bác học với kết cấu phức tạp, chặt chẽ cùng quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Cũng chính từ Triều Lê mà Nhã nhạc được định ra các loại riêng biệt như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc,... Dù đạt được nhiều thành quả lớn vào giai đoạn này nhưng Nhã nhạc không giữ được sự phát triển liên tục về sau mà đến cuối của triều Lê thì đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - quy định 7 thể loại âm nhạcTriều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc gần giống với các thể loại của triều Lê. Ảnh: kinhnghiemdulichmocchau

 

Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), hình thức âm nhạc bác học mang tên Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được tổ chứ bài bản hơn bao giờ hết. Nhất là thời kỳ từ nửa đầu thế kỷ XIX,  khi mới lập nghiệp ở phương Nam, triều đình của vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để “di dưỡng tinh thần”. Từ đây tên gọi Nhã nhạc gắn liền với cung đình Huế và thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ. Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng tạo tiền đề phát triển cho âm nhạc cung đình các đời vua sau. Cũng chính từ đây, loại hình này trở nên có hệ thống, bài bản phong phú, thậm chí có hàng trăm nhạc chương với lời ca bằng chữ Hán.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - Lời lẽ tao nhã, điệu thức cao sangLời lẽ tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái. Ảnh: baochinhphu

 

Nhã nhạc cung đình được triều đình và cả dân chúng tôn vinh là loại hình âm nhạc chính thống, hay nói cách khác là quốc nhạc. Vì vậy mà chỉ trong những ngày lễ trọng đại, mang ý nghĩa to lớn như Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, lễ mừng đăng quang, lễ mừng thọ vua, nghi thức tiếp đón các sứ thần... triều đình mới cho biểu diễn Nhã nhạc ở Kinh Thành Huế. Theo tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu thì Nhã nhạc thời Nguyễn vẫn hay được gọi là Nhã nhạc cung đình Huế bởi vì triều đại này đã đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - Thời kỳ vàng son của âm nhạc Cung đình Việt NamThời kỳ vàng son của âm nhạc Cung đình Việt Nam là dưới Triều Nguyễn. Ảnh: TL thegioidisan

 

Phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn là vậy nhưng Nhã nhạc Huế cũng đã từng bị đe dọa nghiêm trọng sau khi xuất hiện những loại nhạc cụ và nền âm nhạc mới từ phương Tây cũng như biến cố sau này khi triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta sụp đổ. Tuy nhiên Nhã nhạc vẫn thể hiện sức sống bền bỉ qua thăng trầm của lịch sử và được gìn giữ vẹn nguyên.

Nhắc đến triều Nguyễn người ta lại nhớ đến cô đô Huế cùng bao giá trị vật chất và tinh thần, bên cạnh những công trình kiến trúc cổ kính như Đại Nội, đền đài, cung điện, 4 lăng tẩm đẹp nhất của Huế còn có giá trị văn hóa độc đáo mang tên Nhã nhạc cung đình Huế.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - tài sản vô giá của dân tộcMột trong những tài sản vô giá của dân tộc ta. Ảnh: talkbeauty

 

Loại hình nghệ thuận bác học này cũng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, để gìn giữ và bảo tồn cũng như giới thiệu cho thế giới một nét đẹp nghệ thuật đặc sắc mà chỉ một số ít quốc gia còn bảo tồn được và giữ gìn đến ngày nay. Sự vinh danh này đã góp công làm nên một Huế thu hút và sâu lắng, bên cạnh một cố đô cổ kính và thơ mộng bên dòng sông Hương.

 

Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế

 

Cấu trúc nhạc chương

Các nhạc chương của Nhã nhạc đều do Bộ Lễ biên soạn. Theo đó, tùy theo các buổi lễ khác nhau mà nhạc chương cũng khác nhau như:

Tế Giao có nhiều nhạc chương, cụ thể là 10 và mang chữ Thành thể hiện sự thành công.

Tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong cầu mong được mùa.

Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hòa để được hòa hợp.

Tế Lịch Đại Đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Văn thể hiện trí tuệ.

Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình tỏ ý hòa bình.

Lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ với ý nghĩa trường tồn.

Lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc thể hiện phúc lành,...

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - đa dạng và phong phú về thể loạiSự đa dạng và phong phú về thể loại. Ảnh: thegioidisan

 

Vào giai đoạn đầu của triều vua Gia Long, triều đình kế thừa hình thức và cấu trúc Nhã nhạc trước đó bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đài triều nhạc. Đồng thời Bộ Lễ cũng bổ sung thêm vào nhiều loại thể nhạc khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc, Ty Chung, Ty Khánh và Ty Cổ sao cho phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình mới. Sử sách triều Nguyễn ghi lại chi tiết về 12 cuộc lễ trong đó mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương với 126 bài ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc cùng bản dịch.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - mang giá trị nghệ thuật caoNhã Nhạc Huế mang giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: vntrip

 

Tổ chức nhạc khí

Về tổ chức nhạc khí, theo quy định thời kỳ này bao gồm 6 loại ban nhạc. Đó là các ban: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc. Mỗi ban nhạc đều có quy định các nhạc khí cụ thể. Theo đó, sẽ có không dưới 30 chủng loại với số lượng hàng trăm nhạc khí khác nhau như trống bản, cái phách, cái sáo, đàn huyền tử, đàn nhị, đàn tì bà, chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc...

Nhã Nhạc ở thời nguyễn hay còn gọi là Nhã nhạc cung đình Huế được thể hiện trong các lễ tế đại triều tổ chức 2 lần/tháng và trong thường triều là 4 lần/tháng.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - Một buổi biểu diễn tại dàn nhạc cung đinhMột buổi biểu diễn tại dàn nhạc cung đinh Huế. Ảnh: dulich24

 

 

Nhã nhạc kết hợp với múa cung đình Huế

Không chỉ Nhã nhạc mà múa Cung đình vào thời Nguyễn rất phong phú, đa dạng bao gồm các điệu long, ly, quy, phượng, múa đèn hoặc múa quạt.

Các bộ phận như ban nhạc, nhạc khí, bài nhạc, ca chương… đều được thực hiện bởi những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất trên khắp mọi miền đất nước hội tụ về. Nhất là trong các ngày đại lễ, lúc này âm nhạc trở thành tiếng nói huyền diệu để vua giao cảm với trời đất, toàn dân hướng về thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là cách kế thừa và tiếp nối những giá trị vô giá của dân tộc qua năm tháng.

 

Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - Múa nhã nhạcMúa nhã nhạc cung đình. Ảnh: Tú Linh - dulich9

 

Ngày nay, nếu có dịp du lịch Huế, bạn đừng bỏ qua khoảnh khắc chiêm ngưỡng những điệu múa đẹp uyển chuyển, nhịp nhàng kết hợp với Nhã nhạc tinh tế, thanh tao thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam nhé.

 

Gìn giữ giá trị phi vật thể nhân loại

Từ những năm 1992, công tác bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế đã được tiến hành. Sau đó một thời gian, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được ra đời. Và đến tháng 3/1994 UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức một Hội nghị Quốc tế về bảo vệ và giữ gìn cũng như phục hồi văn hóa phi vật thể của cố đô. Những năm sau đó, công tác bảo tồn Nhã nhạc đi dần vào quỹ đạo.

Nhà Hát Truyền Thống Cung Đình Huế đã bảo tồn được một số bản nhạc cung đình quan trọng như: 10 bản Ngự bao gồm Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xung phong, Long hổ, Tẩu mã, rồi các bạn Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc... Một số bài nhạc trong dàn Đại nhạc cũng được phục hồi.

 

 Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - thưởng thức Nhã nhạc ở Duyệt Thị ĐườngĐể thưởng thức Nhã nhạc, khi đi Huế bạn có thể ghé thăm Duyệt Thị Đường. Ảnh: chudu24

 

Bên cạnh việc bảo tồn phục hồi các tác phẩm âm nhạc bác học, Nhà Hát Nghệ Thuật Cung Đình Huế còn tiến hành biểu diễn qua các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng, một số nghi thức ngoại giao cũng như biểu diễn phục vụ khách du lịch Huế đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, các chương trình nghệ thuật.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian tham quan không gian trưng bày triễn lãm giới thiệu chi tiết hơn về loại hình nghệ thuật cung đình Huế đậm tính bác học này qua: phục trang, mặt nạ, tư liệu, nhac cụ.

 

 Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế - niềm tự hào của người dân cố đôNhã nhạc là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Ảnh: vntrip

 

Nhã nhạc cung đình Huế chính là một trong những tài sản vô giá, là niềm tự hào của người dân xứ Huế nói riêng và con người Việt Nam nói chung nên cần được tôn vinh và gìn giữ cẩn thận. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất của sông Hương núi Ngự, của chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi, nhà thờ Phủ Cam cổ kính thì đừng quên thưởng thức ít nhất một lần chương trình Nhã Nhạc cung đình bạn nhé. Đấy cũng là một cách "ôn cố tri tân" và tìm hiểu loại hình âm nhạc đậm đà bản sắc dân tộc.

Thanh (Tổng hợp) - luhanhVietNam.com.vn

Ảnh: Internet

 
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)