Guidebook
Banner Voucher KS cả nước
DÒNG SỰ KIỆNlàng đo đochè Huế
Huế

Vãn cảnh chùa Trúc Lâm Huế chốn thanh tịnh an yên ở cố đô 

Thứ bảy, 12/11/2022, 13:59 GMT+7

Những ngôi chùa ở Huế hài hòa trong tổng thể kiến trúc xứ cố đô và trọn vẹn như chính đạo Phật trong lòng người dân nơi đây, du ngoạn xứ cố đô và tìm về những ngôi chùa Huế như Trúc Lâm cũng là tìm về một phần rất quan trọng tạo nên nét đẹp của văn hoá Huế. 

test

Du lịch Huế người ta vẫn chưa bao giờ thôi thổn thức trước vẻ đẹp của những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn bản địa. Ngoài những đền đài lăng tẩm nguy nga, thì những ngôi chùa Huế chính là một nét đẹp không thể thiếu trong tổng thể văn hoá kiến trúc xứ cố đô. Bên cạnh chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, tổ đình Từ Hiếu… thì một ngôi chùa cổ khác cũng rất nổi tiếng tại xứ cố đô chính là chùa Trúc Lâm Huế. Ngôi cổ tự đã tồn tại  hơn 1 thế kỷ và cũng là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, với du khách thập phương. 

 
Vãn cảnh chùa Trúc Lâm Huế chốn thanh tịnh an yên ở cố đô Chùa Trúc Lâm Huế là một trong những ngôi cổ tự lâu đời. Ảnh: visithue

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày vẫn ăn chơi bằng hết đất Cố đô


Lịch sử chùa Trúc Trâm Huế 

Chùa Trúc Lâm Huế nằm ở xã Thuỷ Xuân của thành phố Huế, ngôi chùa nằm ngay gần khu vực Cầu Lim, cách không xa so với đàn Nam Giao đi Thiên An.Chùa toạ lạc trên đỉnh đồi Dương Xuân và nằm trên trục đường với Trà Am. Tương truyền người đầu tiên khai sinh ra chùa Trúc Lâm Huế, chính là Sư Diên Trường, vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên của Huế vào khoảng năm 1908.
 

tam quan Trúc Lâm Huế Ngôi chùa nằm gần trung tâm Huế. Ảnh: tamlinhchuaviet


Sư bà có thế danh là Hồ Thị Nhàn và thuộc một dòng họ danh gia vọng tộc Hồ Đắc. Chuyện kể rằng bởi vì chồng và con trai mất sớm, dù vẫn còn một người con gái, nhưng do có hạnh nguyện tu tập nên bà đã xin xuất gia ở Tổ Đình Từ Hiếu. Sau khi vâng lời bổn sư, trùng tu và tôn tạo chùa Phú Quang ở dốc Bến Ngự, bà tìm đến một ngọn đồi hẻo lánh ở làng Dương Xuân Thượng dựng nên một ngôi chùa nhỏ. Dựng chùa xong, thì sang chùa Tây Thiên xin rước vị sư trẻ tên là Giác Tiên về khai sơn và trụ trì, chùa có tên gọi là Trúc Lâm cũng từ đó. Sư bà cũng đã xây dựng một tịnh xá tại chùa Trúc Lâm để tu tập cho đến những năm cuối đời..

 
Sư bà chùa Trúc Lâm Huế Sư bà chùa Trúc Lâm Huế. Ảnh: ST


Vào năm 1962, chùa đã được trùng tu lại toàn bộ khu vực Phật điện cũng như tăng xá, đến năm 1928 thì chùa Trúc Lâm được sư Giác Tiên biến thành nơi để đào tạo các vị tăng tài, sư cũng là người khởi xướng nên phong trào chấn hưng Phật Giáo và thành lập An Nam Phật học hội năm 1931 và đến năm 1932 thì vua Bảo Đại đã chính thức cho phép An Nam Phật học hội dưới sự đứng đầu của sư Giác Tiên.

Sau này, sư Giác Tiên của chùa Trúc Lâm Huế còn có công rất lớn trong việc chấn hưng Phật Giáo, ngài hoạt động miệt mài cho đến khi viên tịch vào năm Bính Tý 1936, hưởng thọ 57 tuổi. Các đệ tử của sư Giác Tiên như thiền sư Mật Khế, thiền sư Mật Hiển, thiền sư Mật Nguyện hay thiền sư Mật Thể đều có những vai trò quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáo, cũng như phát triển chùa Trúc Lâm cho đến tận ngày nay.
 

>>Xem thêm: Những ngôi chùa ở Huế đẹp và linh thiêng nức tiếng đất Cố đô


Khám phá vẻ đẹp chùa Trúc Lâm 

Do tọa lạc trên ngọn đồi Dương Xuân Thượng, lọt thỏm giữa một vùng đồi núi bao quanh nên chùa Trúc Lâm Huế có không gian rất trong lành. Chùa Trúc Lâm có khuôn viên rộng 30,000m2 và nằm trong một vùng đồi núi với nhiều loài cây khác nhau từ sến, tre, thông đến trúc, phía dưới ngọn đồi là một khe suối nước chảy róc rách ngày đêm, uốn lượn theo hướng Nam và Bắc.
 

Toàn cảnh của chùa Trúc Lâm Huế từ trên caoToàn cảnh của chùa Trúc Lâm Huế từ trên cao. Ảnh: FB/ chùa Trúc Lâm Huế

Năm 1960, hòa thượng Mật Hiển là trụ trì chùa Trúc Lâm Huế thời bấy giờ, đã cho san ủi một mặt bằng dưới chân đồi ngay phía trước của cổng chùa sau đó đào thành một cái hồ dạng chữ S, đắp thêm con đường vòng quanh hồ và trồng tre la ngà, trúc, dương liễu, tạo thành một con đường thiền hành rất đẹp. 

 
Lối vào chùa Trúc Tâm Huế  rất đẹp
Lối vào xanh mướt sắc cây cối. Ảnh: FB/ Chùa Trúc Lâm

Cổng chùa Trúc Lâm Huế rất lớn, tam quan được tô điểm với những họa tiết, hoa văn rồng mây uốn lượn, câu đối cổ rất ấn tượng. Kiến trúc của chùa được bố trí theo hình chữ khẩu truyền thống, mặt trước có hướng Đông Nam, khu vực chính điện là nơi thờ Phật, khu vực hậu điện thờ Tổ, khu vực phía sau có thiền thất, bên phải là khu vực nhà tăng và bên trái chính là nhà khách. 

Cổng tam quan của chùa Trúc Tâm Huế  rất đẹp Cổng tam quan của chùa rất đẹp. Ảnh: chuaviettoancau

Ngoài không gian trong lành, bình yên, kiến trúc ấn tượng thì chùa Trúc Lâm xứ Huế còn có một điều đặc biệt khác, đó chính là nơi đây vẫn còn lưu giữ được những đồ vật cổ rất quý hiếm. Theo đó, chùa đang bảo quản bức kinh kim cương thêu gấm từ thời Tây Sơn, một lư hương bằng sứ từ thời nhà Mạc thuộc niên hiệu Chính Hòa năm 1680-1704 hay bình bát bằng chua sa, tiếu tượng của hoà thượng Thích Đại Sán. 

 
Lối vào chùa Trúc Tâm Huế  rất đẹp
Không gian bên trong chính điện. Ảnh: khamphahue
 
kinh kim cường thêu gấm chùa Trúc Lâm Huế  rất đẹp
Kinh kim cương thêu gấm chùa Trúc Lâm. Ảnh: chuaviettoancau

 


Những điểm du lịch nằm gần chùa Trúc Lâm 

Chùa Trúc Lâm Huế là điểm du lịch rất hấp dẫn, trong mắt những du khách yêu thích không gian thanh tịnh và nét đẹp hoài cổ. Ngôi chùa này nằm không xa trung tâm và gần nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nên du khách có thể kết hợp check-in khám phá. 


Chùa Thiên Mụ 

Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của xứ Huế, chùa nằm trên ngọn đồi Hà Khê thuộc khu vực tả ngạn của sông Hương với view sông Hương thơ mộng và kiến trúc ấn tượng. Hầu hết du khách khi đến Huế đều sẽ tìm đến ngôi chùa được xem là “Đệ Nhất Cổ Tự” này để thăm quan và chụp ảnh kỷ niệm.
 

chùa thiên mụ gần chùa Trúc Lâm Huế  rất đẹp Chùa Thiên Mụ với cảnh sắc tuyệt đẹp. Ảnh: @yummyberry11


Cầu Lim 

Cầu Lim là địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn của các bạn trẻ cũng như du khách đến Huế. Cầu được khởi công từ năm 2018 và đến nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn được nhiều người ưa thích bởi không gian đẹp, view sông Hương thơ mộng và đặc biệt nơi đây chính là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, văn hoá Huế rất thú vị. 

 
cầu Lim gần chùa Trúc Lâm Huế  rất đẹp
Cầu Lim rất được lòng giới trẻ. Ảnh: ST


Cầu Trường Tiền

Đây chính là cây cầu nổi tiếng và mang tính biểu tượng của xứ Huế, cầu bắc ngang sông Hương với kiến trúc ấn tượng và lịch sử lâu đời. Du khách ghé thăm cây cầu này có thể ngắm nhìn khung cảnh đôi bờ bên sông thơ mộng và chụp ảnh sống ảo giữa không cảnh tuyệt vời. 

 
cầu trường tiền gần chùa Trúc Lâm Huế  rất đẹp Cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương thơ mộng. Ảnh: @hongngadoan


Có dịp về với xứ cố đô hãy ghé thăm chùa Trúc Lâm Huế, để khám phá những nét đẹp kiến trúc độc đáo cùng cầu chuyện lịch sử đầy thú vị của ngôi chùa này. Đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai yêu thích chùa Huế cũng như những nét đẹp hoài cổ vẫn còn hiện diện ở xứ sở này. 

 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn 

Ảnh: Internet 

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)