Banner Voucher KS cả nước
Guidebook
Miền Tây

Bánh cống Sóc Trăng - đặc sản miền Tây dân dã mà gây thương nhớ

Thứ tư, 26/08/2020, 10:18 GMT+7

Hương vị thơm ngon, giòn béo quyện cùng nước chấm chua ngọt đậm đà của những chiếc bánh cống Sóc Trăng khiến bất cứ ai đã từng đặt chân đến miền đất của chợ nổi Ngã Năm và Chùa Dơi khó có thể quên được món ăn này.

 
test

Sóc Trăng không chỉ là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nhiều thắng cảnh và các ngôi chùa đẹp như chợ nổi Ngã Năm, vườn cò Tân Long, chùa Som Rong Sóc Trăng, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu,... mà còn có nền ẩm thực cuốn hút. Nếu có dịp du lịch miền Tây và đến với vùng đất Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như vú sữa tím Đại Tâm, Bưởi năm roi Kế Thành, cá bống sao Cù Lao Dung, hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu, cháo cá lóc rau đắng, khô trâu Thạnh Trị, lạp xưởng Vũng Thơm và không thể không nhắc đến món bánh có cái tên vô cùng đặc biệt: bánh cống.

 

Bánh cống Sóc Trăng - đặc sản của tỉnh Sóc TrăngBánh cống là đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: dulichmientay

 

Nguồn gốc tên gọi 'bánh cống Sóc Trăng'

Tây Nam Bộ là cái nôi của biết bao món ăn dân dã, "bánh trái mùa xưa" hấp dẫn, làm say lòng biết bao thực khách nhưng cực kỳ gây thương nhớ đến mức đi vào câu ca lời hát bao đời thì chiếc bánh cống là ví dụ điển hình. 

Bánh cống của Sóc Trăng đúng điệu sẽ có mùi thơm nức mũi, phô bày hết độ giòn giòn ngay từ lớp vỏ ngoài của bánh. Đến khi ăn vào, người ta mới cảm nhận thêm vị beo béo, bùi bùi của đậu xanh, rất hợp rơ với tôm, thịt tạo cảm giác ngon ngay từ trên đầu lưỡi. Ở Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh miền Tây lân cận như Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, bánh cống được xem là món ăn quen thuộc nhưng nổi tiếng nhất phải nhắc đến bánh cống chính hiệu ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

 

Bánh cống Sóc Trăng - tên gọi của chiếc bánhTên gọi của chiếc bánh được đặt theo tên dụng cụ làm bánh.

 

Nếu chưa từng được thưởng thức chiếc bánh này và chỉ mới nghe tên, không ít người sẽ cảm thấy tò mò về tên gọi của bánh. Vì sao lại gọi là bánh cống? Tên gọi của loại bánh đặc sản miền Tây này gắn liền với dụng cụ làm bánh là những cái cống dùng để chiên bánh. Chúng có hình dáng giống như một cốc cà phê nhỏ, chỉ cao tầm 10cm.

 

 

>>Xem thêm: Tour du lịch miền Tây - Thưởng thức các món ăn ngon, độc, lạ

 

Sau khi cho các nguyên liệu như hỗn hợp bột, đậu xanh, thịt xào rồi phủ thêm một lớp bột nữa vào cống và hoàn thiện món ăn bằng cách xếp thêm một, hai con tôm lên mặt, người ta sẽ nhúng chiếc cống vào chảo đầy dầu đang sôi rồi để yên trong khoảng chừng 2-3 phút cho đến khi bánh chín và tự tuột dần ra khỏi cống. Lúc này người bán chỉ cần vớt bánh ra và để ráo dầu. Sau đó bày thêm rau sống rồi cắt nhỏ chiếc bánh đã nở to, vàng ươm, dậy mùi thơm, chấm cùng nước mắm chua ngọt là trở thành món ngon miền Tây khiến cho bất kỳ ai cũng thèm đến chảy nước miếng.

 

Bánh cống Sóc Trăng - món ăn quen thuộc của nhiều tỉnh miền TâyBánh cống cũng như bánh giá, bánh xèo, được xem là món ăn quen thuộc của nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ảnh: dulichmientay

 

Nguyên liệu làm nên món bánh cống Sóc Trăng nức tiếng

Nguyên liệu làm ra món đặc sản bánh Sóc Trăng nức tiếng miền Tây khá đơn giản, chỉ bao gồm những sản vật, đặc sản địa phương như bột gạo, đậu nành, đậu xanh, một ít tôm, thịt heo, vài củ hành tím cùng các loại gia quen thuộc khác.

 

Bánh cống Sóc Trăng - cận cảnh chiếc bánh cốngCận cảnh chiếc bánh cống ngon ngất ngây.

 

Bánh cống (hay bánh cóng) vốn là đặc sản của đồng bào Khmer. Dù khá đơn giản về mặt nguyên liệu nhưng để làm ra được chiếc bánh cống ngon, đòi hỏi người làm bánh phải vô cùng cẩn thận trong khâu lựa chọn và sơ chế. Gạo làm bánh nhất định phải là gạo tẻ ngon và hơn hết là được ngâm qua trọn 2 đêm rồi mới đem xay để lấy phần bột. Còn nhân bánh được tạo thành từ hỗn hợp của tôm thẻ tươi rói đã được hấp cách thủy trước đó, những miếng thịt nạc mang đi xay mịn và cuối cùng là đậu xanh được đồ chín tới nhưng vẫn còn giữ nguyên hạt.

 

Bánh cống Sóc Trăng - sơ chế nguyên liệuSơ chế nguyên liệu làm bánh cống Sóc Trăng. Ảnh: yeutre.com

 

Từ những hạt gạo trắng ngần và dẻo thơm của vùng châu thổ màu mỡ phương Nam, qua bàn tay khéo léo của các bà các cô đã làm nên một loại bánh thơm ngon nổi tiếng thường ngày - đồng thời là món ngon ngày Tết Sóc Trăng, đó là bánh cống lừng danh. Chưa hết, món bánh thành phẩm thơm giòn này phải được ăn cùng loại nước mắm Phú Quốc đúng điệu được chế biến từ cá cơm mới trọn vẹn vị ngon.

 

Bánh cống Sóc Trăng - chiếc bánh giòn thơm nức mũi Chiếc bánh cống giòn thơm nức mũi của người miền Tây. Ảnh: hatgiongtamhon

 

Cách làm bánh cống Sóc Trăng

Vùng đất có chùa Chén Kiểu và chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng với đặc sản bánh pía lừng danh cả nước mà còn sở hữu rất nhiều món ăn hấp dẫn khiến thực khách phải buông lời khen nức nở, trong đó có bánh cống chính hiệu ở Đại Tâm.

Dù ngay từ tên gọi và nguyên liệu đã gợi lên nét giản dị và gần gũi nhưng không phải ai cũng biết làm món bánh dân dã nhưng ngon miệng này.

 

Bánh cống Sóc Trăng - món bánh dân dãMón bánh dân dã nhưng ngon miệng. Ảnh: yeutre.com

 

Bánh cống và bánh giá, bánh xèo nói chung đều được xem là loại bánh tinh tế và được chuẩn bị thật cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Điều quan trọng là phải biết kết hợp hài hòa kinh nghiệm và bí quyết ở tất cả các công đoạn để tạo nên chiếc bánh trọn vẹn nhất về hình dáng, màu sắc cũng như hương vị.

 

 

Cách chế biến bánh cóng được đánh giá là khá cầu kì ngay từ những khâu đầu tiên như pha bột, chiên bánh cho đến nghệ thuật pha nước chấm... nhưng bù lại sẽ cho ra những chiếc bánh cóng vàng ơm, ăn vào thấy vỏ bánh giòn tan, nhân bánh thơm ngậy mùi mỡ và đậm đà vị ngọt lừ của tôm tươi. Các yếu tố hương, vị, màu sắc của chiếc bánh cóng hòa quyện trọn vẹn vào nhau tạo thành món ăn đặc sản truyền thống lừng danh của vùng đất Sóc Trăng.

 

Bánh cống Sóc Trăng - đặc sản nổi tiếngĐặc sản nổi tiếng của miền Tây sông nước. Ảnh: Bếp Cô Minh.

 

Cũng như hầu hết các loại bánh đặc sản khác trong nền ẩm thực Việt, chiếc bánh cống ngon đúng điệu phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa vỏ và nhân bánh. Ngoài sự kỹ tính và cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu, còn đòi hỏi sự nhạy bén trong việc canh lửa và chiên bánh để cho ra từng cái bánh vàng và giòn rụm, ăn cùng nước mắm chua ngọt đậm đà, hợp vị người ăn nhất có thể.

Ngay từ bước đầu tiên của công đoạn chế biến là đãi đậu nành cho sạch vỏ, xay nhuyễn, trộn với bột gạo để làm bột chiên bánh cũng phải tỉ mỉ. Vì phải canh thời gian chuẩn đúng để ngâm đậu xanh ngâm trong nước rồi nấu cho mềm, chín đủ độ mà không làm hạt đậu bị nát sẽ không ngon.

 

Bánh cống Sóc Trăng - chiếc bánh vàng ươm hấp dẫChiếc bánh vàng ươm hấp dẫn vô cùng. Ảnh: dulich.petrotimes

 

Phần vỏ bánh cống miền Tây thường được làm từ bột gạo tẻ và đòi hỏi người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, chẳng hạn gạo lúa mùa thơm ngon, sau đó đem ngâm hai đêm rồi mới xay, đợi lúc xay xong mới  pha thêm chút nước muối loãng rồi tiếp tục ngâm cùng với bột trong cùng một cái hũ khoảng từ một đến hai đêm nữa. Có như thế, phần vỏ bánh cống mới đảm bảo yêu cầu.

Tiếp đến là quá trình làm nhân bánh bao gồm thịt heo băm nhuyễn rồi xào nhanh trên bếp cho vừa đủ độ chín cùng với tôm, thịt băm cùng đậu xanh nguyên hạt đã nấu chín, tất cả trộn chung với trứng gà. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh cống chuyên nghiệp thì khi xào thịt heo nên trộn thêm một chút hành tím trồng ở ven biển thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, băm thật nhỏ để mùi thơm của hành hòa quyện vào cả chiếc bánh sau khi chiên. Đây cũng chính là bí quyết giúp bánh có mùi vị thơm ngon đặc trưng từ vỏ đến nhân.

 

Bánh cống Sóc Trăng - người ta chiên bánh bằng cái cốngNgười ta chiên bánh bằng cái cống có hình dáng giống cốc cafe nhưng thấp hơn và nhỏ hơn. Ảnh: dulich.petrotimes

 

Chiếc khuôn làm bánh cống cũng khá đặc biệt. Dụng cụ này có hình tròn và nhỏ hơn miệng ly uống cà phê đá một chút, cao tầm 10cm.

Khi hoàn thành các công đoạn chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu và đủ dụng cụ thì những bà nội trợ khéo tay sẽ bắt đầu chiên bánh. Đầu tiên là cho nguyên liệu vào cống theo thứ tự lần lượt: vài muỗng hỗn hợp bột, đậu xanh, múc một lớp thịt xào, thêm một lớp bột nữa và cuối cùng là phủ một, hai con tôm lên mặt. Tiếp tục nhúng chiếc cống vào chảo dầu đang sôi và đợi chừng 2-3 phút là bánh chín và tự tuột ra khỏi cống. Những chiếc bánh nở to, vàng ươm, dậy mùi thơm sẽ khiến cho bạn "thèm" lắm đấy.

 

Bánh cống Sóc Trăng - ngon nhất khi ăn kèm cùng rauBánh cống ngon nhất khi ăn kèm cùng rau và nước mắm chua ngọt.

 

Món nước chấm cho món bánh cống Sóc Trăng cũng khá đặc trưng, phải là nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc rồi cho thêm một ít gừng cay nồng đã giã nhỏ cho dậy mùi khiến nước chấm của món bánh cống miền Tây này có vị chanh chua thanh thanh đặc trưng.

Bí quyết quan trọng để làm ra chiếc bánh cống thơm ngon là chọn được loại gạo xay bột chuẩn, quá trình tẩm ướp gia vị đúng yêu cầu để làm thành lớp nhân vừa miệng, khi chiên bánh phải đảm bảo sao cho bánh chín vàng từ trong ra ngoài, nhất là lớp vỏ sau khi chiên giòn xốp, không bị cứng.

 

Bánh cống Sóc Trăng - ăn nóng mới ngonĂn bánh cóng phải ăn nóng mới ngon.

 

Cách ăn bánh cống Sóc Trăng ngon chuẩn vị

Bánh cống có cách ăn tương tự như bánh giá Cần Thơ hay bánh xèo miền Tây vậy. Bởi vì chỉ có ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau rơm, vài lá bắp cải sống, húng lủi, diếp cá và nước mắm chua ngọt thì vị ngon của chiếc bánh mới phát huy hết được. Bạn có thể ăn nguyên cái bánh to hoặc chia nhỏ bánh thành từng miếng cho dễ ăn. Hợp lý nhất là bạn cho miếng bánh vào vài lớp rau, sau đó cuốn lại, chấm nước mắm và thưởng thức. Lúc này vị giòn giòn của lớp vỏ ngoài, béo béo, bùi bùi của phần nhân bánh và đậu xanh hấp chín sẽ khiến bạn có một trải nghiệm ẩm thực miền Tây hấp dẫn, ăn một lần nhớ mãi không thôi.

 

Bánh cống Sóc Trăng -  thơm ngon, bắt mắt hài hòa về màu sắcĐĩa bánh cống thơm ngon, bắt mắt hài hòa về màu sắc. Ảnh: dulich.petrotimes

 

Giữa bao nhiêu món đặc sản của nơi miền Tây sông nước, bánh cống Sóc Trăng giữ một vị thế đặc biệt vì mang hương vị hài hòa, vừa là món ăn chơi thường ngày vừa giúp no bụng mà không gây ngấy. Bởi vì chiếc bánh ấy tập hợp đủ vị giòn, béo của lớp bột bánh hài hòa khéo léo với nhân tôm thịt đậm đà, đậu xanh mát lòng và vị ngon tài tình của bát nước chấm chua ngọt cùng đủ loại rau sống tươi rói ăn kèm.

 

Địa chỉ bán bánh cống Sóc Trăng ngon đúng điệu

Bánh cống Sóc Trăng là món ăn dễ ăn, dễ làm nên cũng là món ngon khó có thể bỏ lỡ khi tới du lịch miền Tây. Thành phần và cách làm bánh không có gì cầu kỳ phức tạp. Mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách chế biến mang nhiều khác biệt. Tuy nhiên, đến tham quan Sóc Trăng, du khách muốn thưởng thức loại bánh cống ngon nhất thì phải tìm đến chợ ven lộ khu vực Đại Tâm – Mỹ Xuyên và theo quốc lộ 1 từ cầu Bưng Cốc đến chợ Đại Tâm.

 

Bánh cống Sóc Trăng - món ăn ngon được rất nhiều người yêu thíchĐây là món ăn ngon được rất nhiều người yêu thích Ảnh: travelgear.

 

Còn gì thú vị hơn vào chiều tối, sau khi đã ghé thăm những điểm đến du lịch Sóc Trăng nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, vườn cò Tân Long, hàng rào xương rồng nổi tiếng, bạn được đi dạo một vòng quanh khu Mỹ Xuyên rồi ghé vào gánh hàng bên đường để ăn vài cái bánh cống miền Tây giữa không khí mát mẻ, trong lành. Chiếc bánh mang lại hương vị ngon ngất ngây sẽ khiến bạn cảm thấy chuyến vi vu Sóc Trăng của mình không hề uổng phí chút nào. Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh cống ngon đúng điệu cho bạn tham khảo khi đến du lịch vùng đất này nhé!

- Bánh Cống Đại Tâm ấp Đại Chí

28 Ấp Đại Chí, Xã Đại Tâm,  Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Giờ mở cửa: 15h00 đến 21h00.

- Bánh Cống Đại Tâm ấp Tân Thọ

158 Ấp Tân Thọ,  Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng

- Bánh Cóng Phượng Vĩ

101 Phú Lợi, Phường 2, Sóc Trăng

Giờ đóng cửa lúc 21:00

Điện thoại: 0794 324 822

- Bánh Cống Cô Nga

Địa chỉ: Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

- Bánh Cóng - Bún nước lèo Đại Tâm

Địa chỉ: 104 QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Mở cửa cả ngày

Điện thoại: 0335 350 455

 

Thanh (Tổng hợp) -  luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)